1 chai sprite bao nhiêu calo

Nước ngọt luôn là thức uống giải khát hấp dẫn, rất được lòng mọi người. Trong số đó, 7UP nổi tiếng với vị chanh nhẹ,vị ngọt vừa phải lại thơm ngon, đã khát. Tuy nhiên cụ thể 1 chai 7UP bao nhiêu calo và uống 7UP có mập không thì không phải ai cũng nắm được. Nếu như bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này thì đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích có trong bài viết dưới đây.

MỤC LỤC

1 chai 7UP bao nhiêu calo?

Trao đổi về vấn đề 1 chai 7UP bao nhiêu calo và uống 7UP có mập không, chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ như sau:

7UP là một nhãn hiệu đồ uống bản quyền thuộc về Dr Pepper Snapple Group của Mỹ và PepsiCo [được nhượng giấy phép] ở bên ngoài nước Mỹ. Dù không phổ biến như Coca-Cola, nhưng 7Up vẫn được xem là một trong những thương hiệu nước có gas hàng đầu trên thế giới. 7UP có vị chanh không chứa caffein, thơm ngon dễ uống, có tính giải khát cao nên được rất nhiều người yêu thích. So với vị ngọt gắt như ở nhiều loại nước có gas khác, 7UP nổi trội với hương chanh tươi mát, nhẹ nhàng, không quá ngọt, nhiều gas uống rất đã. Mặt khác, với thiết kế lon và chai năng động, màu xanh đẹp mắt khiến 7UP trở nên nổi bật hơn các dòng khác.

Về vấn đề 1 chai 7UP bao nhiêu calo thì theo tính toán của chuyên gia dinh dưỡng kết hợp với thông tin được nhà sản xuất cung cấp cho biết:

Trong một chai 7UP sẽ chứa khoảng 139 calo. Lượng calo này tương đương với 7% lượng năng lượng trong một ngày mà người trưởng thành bình thường cần hấp thu để duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và dinh dưỡng. Vậy với lượng calo này thì liệu uống 7UP có mập không?

Uống 7UP có mập không?

Để biết uống 7UP có mập không cần dựa vào thông tin về 1 chai 7UP bao nhiêu calo. Như đã nêu ở trên, lượng calo có trong 7UP khá cao, nếu uống nhiều khó tránh khỏi việc tăng cân. Thêm vào đó, lượng đường trong các loại nước ngọt, nước uống có gas thường vô cùng lớn. Lượng đường trong những loại thực phẩm này không chỉ khiến bạn dễ dàng tăng cân, thừa cân, béo phì mà còn là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Nước ngọt nói chung và 7UP nói riêng với lượng đường cao có thể khiến bạn dễ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và một số loại bệnh khác. Các đồ uống có gas như 7Up cũng chứa rất nhiều acid hữu cơ, chất bảo quản, phụ gia có tính ăn mòn rất mạnh sẽ làm mòn men răng gây ra các bệnh về răng lời rồi dần dần khiến răng bị sâu, hỏng tủy. Chưa kể lượng đường trong máu cao sẽ gây kích thích rất lớn lên hệ thần kinh trung ương khiến người sử dụng trở nên phấn khích, bên cạnh đó làm rối loạn giấc ngủ và làm giảm sự tăng trưởng, phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ. Bởi vậy, uống 7UP có mập không thì câu trả lời là có. Không những gây ảnh hưởng đến cân nặng, các loại nước uống có gas, nước ngọt như 7UP còn gây hại đến sức khỏe nếu như bạn sử dụng quá nhiều.

Tóm lại 1 chai 7UP bao nhiêu calo và uống 7UP có mập không thì câu trả lời là 1 chai 7UP thường cung cấp khoảng 139 calo cho cơ thể. Không những gây mập, 7UP nếu uống nhiều còn làm tăng lượng đường trong máu, gây hại cho cơ thể. Bởi vậy, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm nước ngọt, nước có gas như 7UP vì chúng không tốt cho sức khỏe cũng như quá trình giảm cân của bạn. Thay vào đó, hãy bổ sung các loại trái cây tươi, rau củ quả tươi sẽ có lợi cho sức khỏe của bạn.

[shot-xemthem]

[shot-1] Bạn cũng nên tham khảo thêm:

  • + Strongbow có bao nhiêu calo và uống strongbow có mập không?
  • + Trà xanh bao nhiêu calo và uống trà xanh có giảm cân không?
  • + 1 chai revive bao nhiêu calo và uống có mập không?

[/shot-xemthem]

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được thông tin xoay quanh vấn đề 1 chai 7UP bao nhiêu calo và uống 7UP có mập không. Từ đó, thiết lập cho bản thân một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và sớm sở hữu thân hình quyến rũ như ý.

Bùi Thảo

//hoanmybreastcare.com/

Tác giả Bùi Thị Thảo chuyên khoa y sỹ đa khoa tốt nghiệp Trung cấp y, trường y dược Văn Hiến Thanh Hóa. Tốt nghiệp Học viện báo chí và tuyên truyền chuyên ngành xã hội học

[Dân trí] - Nhiều chị em ăn kiêng không dám ăn tinh bột vì sợ chất bột đường gây béo, trong khi đó ngày lại có thể uống đến cả lon nước ngọt. Uống một lon nước ngọt, tương đương bạn “nạp” 36 gram đường vào cơ thể.

“Nạp” dễ, tiêu hao khó

PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, xu hướng sử dụng nước ngọt ngày càng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Ngày Tết, đại đa số các gia đình mua cả vài thùng nước ngọt, nước ép trái cây lon về nhà. Thói quen này cũng là một trong những nguyên nhân gây béo phì ở cả trẻ em và người lớn. Bởi uống một lon nước ngọt rất dễ, ngon miệng, trong bữa ăn có những người uống cả hơn lon nước vẫn thấy bình thường, không có cảm giác lo sợ bị lên cân như ăn các thực phẩm khác.

Một lon nước ngọt 330ml chứa đến hơn 1/3 lượng đường

Thế nhưng thực tế thì như thế nào? Nước ngọt, bên cạnh lượng đường tự nhiên trong thực phẩm, thường được ép thêm đường glucose hoặc fructose. Những loại đường này cung cấp kcal dễ dàng. Một lon nước ngọt có đến 36g đường. Theo công bố trên nhãn của nhà sản xuất, 100 ml nước ngọt thì tạo ra 42 kcal. Thế nhưng một lon nước ngọt lại thường được đóng hơn 300ml và hầu hết mọi người đều có tâm lý, đã mở ra thì cố uống, bỏ thì tiếc nên lại uống cố, đồng nghĩa với việc sẽ nạp khoảng 140kcal.

“Để uống một lon nước ngọt rất nhanh, nhưng để tiêu thụ được 140kcal no đó đồng nghĩa với việc mất khoảng 60 phút đi bộ”, PGS.TS Lê Bạch Mai cho biết.

Mấu chốt của béo phì, lên cân cũng liên quan chặt chẽ đến loại nước uống này. Trẻ em trong ngày Tết bánh mứt kẹo, đồ ngọt vô tội vạ lại thêm cỡ 2 lon nước ngọt, vận động bao lâu để có thể tiêu hao hết từng đó năng lượng. Còn người lớn, ngoài nước ngọt còn vô số thực phẩm nhiều chất béo khác, vận động thì ít và đây chính là lý do sau Tết chị em thường “phì nhiêu” hơn bình thường.

Không chỉ cung cấp quá nhiều năng lượng mà loại đồ uống này cũng là tác nhân khiến cơ thể đào thải canxi nhiều hơn. Nước ngọt có ga có phân tử CO2 sục vào nước tạo thành H2CO3 - axít cacbonic và để trung hòa môi trường này, cơ thể rút canxi trong xương, răng, sau đó thải ra ngoài qua nước tiểu khiến lượng canxi của người Việt nạp vào đã ít ỏi nay bị tiêu hao nhanh hơn.

Nên hạn chế bánh, mứt, kẹo

Ngày Tết có quá nhiều các loại mứt, bánh kẹo không thích hợp cho người tiểu đường, người có đường máu cao, béo phì, hay người muốn ăn kiêng. Một số loại mứt chứa nhiều loại beta carotene hoặc vitamin A, C như mứt cà chua, cà rốt, táo, mận, kiwi… sẽ bị phân hủy do nhiệt độ và thời gian chế biến mứt quá lâu sẽ làm mất tác dụng của các nhóm vitamin. Do đường nhiều nên mứt tạo ra năng lượng là chính, không cung cấp đủ thành phần dưỡng chất nhất là các vitamin, khoáng chất cho cơ thể so với lúc còn tươi.

Ăn nhiều mứt, bánh kẹo dễ sinh đầy bụng và làm mất cảm giác đói. Nhiều chị em nghĩ mình ăn vài miếng mứt, đầy bụng không ăn bữa chính cũng là ăn kiêng tránh lên cân nhưng “vài miếng mứt” năng lượng cung cấp nhiều khi còn hơn cả 1 bát cơm vì lượng đường có nhiều trong mứt.

Chị Thanh Hải [Hà Đông] cho biết, hôm gặp bạn bè cà phê vui vẻ, chị ăn liền 2 gói mứt sấy khô và đến khi định với gói thứ 3, xem nhãn chị mới giật mình bởi năng lượng cung cấp đến 120kcal trong 100gram. "Buổi chiều hôm đó, mình về nhà mình đi bộ nhanh với tốc độ 6,4km/giờ, độ dốc đến 10  mà phải 30 phút đồng hồ mới tiêu hao được 276kcal. Tiêu hao năng lượng của hai gói mít sấy không dễ tí nào, mồ hồi ướt sũng, thở không ra hơi trong khi lúc ăn thì vèo cái hết cả gói", chị Hải cho biết.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, thực phẩm ngọt ngày Tết mang những mối nguy tiềm ẩn dẫn đến tăng cân, béo phì, tim mạch…. Đây cũng là nguyên nhân của không ít ca tiểu đường giả hay gặp sau Tết do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm ngọt. Nhiều người đưa con đến viện, hốt hoảng vì con đi tè nhiều, sau tè kiến bu kín vào bãi nước tiểu.

TS Dũng đã từng tư vấn cho nhiều trường hợp trẻ em gặp hiện tượng này, trong đó, có trẻ thì vì nghiện nước ngọt ngày làm vài lon, có trẻ thì nghiền sữa hàm lượng đường cao, uống ngày 5 – 6 cốc.

“Khi ăn một khối lượng đường rất nhiều trong một thời điểm nhất định thì chuyển hóa đường của cơ thể không đáp ứng nổi, làm tăng đường huyết nhất thời, dẫn đến hiện tượng một số cháu có thể tìm thấy đường trong nước tiếu sau bữa ăn.

“Nếu tìm thấy đường trong nước tiểu sau bữa ăn, điều đó cảnh báo chúng ta rằng chúng ta đã ăn một bữa quá nhiều đường. Nếu cứ duy trì thì không tốt cho cơ thể, lâu dần sẽ khiến từ tiểu đường giả thành tiểu đường thật. Bởi lượng đường trong máu tiếp tục tăng cao khiến cơ thể, tuyến tụy lập tức tiết ra insulin để kéo lượng đường trong máu xuống. Đó là một sinh lý bất bình thường. Tuyến tụy cùng một lúc phải sản xuất quá nhiều insulin đến lúc nó mệt không sản xuất nổi nữa sẽ khiến thành đái tháo đường thật”, TS Dũng cảnh báo.

 “Ăn quá nhiều đường [gồm bánh kẹo, nước ngọt…] trong ngày Tết rất nguy hiểm vì làm hại tuyến tụy. Vì thế, người lớn cần tự điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp, không ăn quá nhiều đồ ngọt. Với con trẻ cũng cần sự nhắc nhở, giám sát, tránh trường hợp đường huyết tăng bất thường vì ăn quá nhiều đồ ngọt. Tái diễn hiện tượng này nhiều lần, nhiều ngày sẽ thực sự khiến tuyến tụy mệt mỏi, không còn tiết insulin thì sẽ rất nguy hiểm, vì khi đó là tiểu đường thực sự”, TS Dũng cảnh báo.

TS Dũng cũng cho rằng người Việt nên thay đổi truyền thống mời nhau miếng mứt, cái bánh trong ngày Tết thành những đĩa hoa quả tươi ngon như dưa hấu, cam, quýt, bưởi, táo... có lợi cho sức khỏe.

Chủ Đề