1 người ăn bao nhiêu lạng thịt?

Bệnh thận: Nhiều nghiên cứu cho thấy, để bài tiết các hợp chất nitơ độc hại do ăn nhiều thịt thì thận phải làm việc gấp trên 3 lần so với thận của người ăn chay. Urê và acid uric là hai chất thải của chế độ ăn thịt rất độc hại đối với cơ thể. Khi chúng ta còn trẻ, thận còn khỏe thì việc thải loại các chất này còn cố được, nhưng khi đã cao tuổi, thận của chúng ta đã suy yếu thì công việc thải các chất này trở thành gánh nặng cho thận và kết quả là thận không thể thải độc hiệu quả, nên tất yếu dẫn đến bệnh tật.

Bệnh gút: Khi thận không đủ khả năng lọc thải hết các chất chứa nitơ độc hại thì creatinin và acid uric tăng cao trong máu. Nồng độ acid uric tăng cao sẽ lắng đọng lại trong các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân gây nên bệnh gút. Tại các khớp, acid uric đọng lại kết tinh thành tinh thể tạo ra phản ứng viêm, gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân.

Béo phì: Nguyên nhân của bệnh béo phì chủ yếu là do chế độ ăn quá dư thừa năng lượng calo như mỡ động vật, bơ, phomai, thịt, sôcôla, bột, đường... Khi đã béo phì thì người ta dễ lười vận động, từ đó năng lượng thừa không được tiêu hao lại tích trữ dưới dạng mỡ nên lại càng béo. Béo phì sẽ dẫn đến các bệnh vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, đau xương khớp.

Bệnh gan: Chức năng của gan là tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể và thải bỏ các chất độc hại ra ngoài. Nhưng chế độ ăn nhiều thịt và mỡ động vật sẽ làm gan làm việc quá sức và tổn thương. Thịt và mỡ ăn vào sẽ làm cho gan bị nhiễm mỡ, hóa xơ, hóa sẹo.

Bệnh ung thư: Sở dĩ ăn nhiều thịt dễ bị ung thư là vì chất bảo quản thịt. Do thịt rất giàu chất đạm dễ bị thiu thối nên một số người kinh doanh thiếu lương tâm đã tẩm thịt với các chất bảo quản như nitrit, nitrat... Đến tay người tiêu dùng, chúng ta chỉ rửa sạch, pha chế rồi nấu chín thịt. Nhưng dù nấu chín thịt thì các chất này không bị phân hủy. Khi chúng ta ăn vào ruột, các chất này kết hợp với các acid amin tạo nitrosamin là chất gây ung thư. Mặt khác nhiều người chăn nuôi đã sử dụng các loại chất kích thích tăng trưởng, chất gây thèm ăn, gây ngủ, hormon, kháng sinh… cho vật nuôi mau lớn. Mặt khác khi vật nuôi bị bệnh, bị khối u, họ vẫn giết mổ và bán thịt gia súc ra thị trường. Người tiêu dùng vì không mắt thấy tai nghe, vẫn vô tư ăn thịt mà không biết trong loại thịt đó chứa đầy chất độc hại có thể gây bệnh từ nhẹ đến ung thư. Nhiều người do thói quen ăn uống lại chỉ ăn thịt mà rất ít ăn rau nên dễ bị táo bón, ứ đọng chất độc, càng làm cho bệnh ung thư dễ phát triển.

Ăn bao nhiêu thịt mỗi ngày là vừa?

Tốt nhất 1 tuần nên ăn 2 lần, mỗi lần ăn tương đương từ 100 – 150gam, tùy vào cân nặng và mức độ béo của bạn để tăng hoặc giảm một cách phù hợp

Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng khuyến cáo, người bình thường nên ăn không quá 300 - 500g thịt đỏ (bao gồm bò, lợn, bê…) mỗi tuần. Tốt nhất 1 tuần nên ăn 2 lần, mỗi lần ăn tương đương từ 100 – 150g, tùy vào cân nặng và mức độ béo của bạn để tăng hoặc giảm một cách phù hợp. Tốt nhất là nên ăn luộc hoặc hầm, hạn chế chiên, nướng…

Lưu ý khi ăn các loại thịt

Tốt nhất là nên ăn luộc hoặc hầm, hạn chế chiên, nướng…

- Thịt lợn chỉ nên ăn 3 lần/tuần. Không kết hợp thịt bò với thịt lợn, gan dê với đậu tương vì chúng tương khắc lẫn nhau.

- Thịt bò giàu calo, protein, dinh dưỡng nhưng đừng kết hợp chung với hải sản, thịt lợn hay đậu nành hoặc trà khi ăn.

- Thịt gà và các loại thịt trắng chỉ nên ăn 3 lần/tuần, mỗi lần ăn không quá 150g. Khi ăn thịt gà không nên dùng chung với rau kinh giới, tỏi, hành sống, thịt hoặc gan chó.

- Thịt nạc hay thịt mỡ cũng không nên ăn quá nhiều vì nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, xơ cứng động mạch và ung thư trực tràng.

, bác sĩ Trần Quốc Cường - giảng viên bộ môn dinh dưỡng và an toàn thực phẩm Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) - cho biết trung bình lượng thịt đỏ được khuyến cáo tiêu thụ không quá 300 - 350g/người/tuần.

Đây là nguồn đạm có giá trị sinh học cao, cung cấp thêm vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm, vitamin B12… Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thịt đỏ, cung cấp quá nhiều axit béo bão hòa sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, ảnh hưởng xấu đến tim mạch và có thể gây tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư, đột quỵ...

"Một tuần chỉ nên ăn hai bữa sáng có thịt đỏ, các bữa còn lại phải ăn món khác ngoài thịt đỏ. Trong tuần chỉ cần hai bữa chính có thịt đỏ như một bữa thịt kho trứng, bữa còn lại là thịt bò xào. Đối với các bữa còn lại có thể sử dụng các thực phẩm khác như: cá (theo khuyến cáo là ăn 3 lần/tuần), tôm, thịt gà, đậu hũ, trứng…", bác sĩ Cường nói.

Bác sĩ Cường cho biết thêm, người dân cần phải chú ý đến việc bổ sung các chất xơ từ trong rau, củ, quả để hấp thụ các khoáng chất. Theo khuyến cáo hiện nay thì mỗi người nên ăn từ 3-4 đơn vị rau mỗi ngày, mỗi đơn vị là 80g, ít nhất một bữa ăn phải bao gồm hai đơn vị rau, ví dụ nấu được một món canh (80g rau) và món xào (80g rau).

"Thịt đỏ sẽ có nhiều cách chế biến khác nhau như: giò, chả, nem, xúc xích…, thịt xuất hiện trong nhiều món nên số lượng sẽ nhân lên. Tốt nhất là thịt nên kho, luộc, hấp, xào…, hạn chế nướng tại lò có nhiệt độ cao lên đến 200 - 300 độ C", bác sĩ Cường lưu ý.

Trước đó, tháng 4-2022, Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng đã công bố kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc. Cuộc điều tra này tiến hành trong hai năm 2019 - 2020, với sự tham gia của 22.400 gia đình tại 25 tỉnh thành đại diện cho sáu vùng sinh thái.

Theo kết quả điều tra, mức tiêu thụ thịt tăng rất nhanh trong những năm qua, từ 84g/người/ngày (mức tiêu thụ bình quân toàn quốc năm 2010) tăng lên 136,4g/người/ngày năm 2020, ở khu vực thành thị mức này đạt 155,3g/người/ngày.

Mức này là rất cao so với khuyến nghị, theo ông Lê Danh Tuyên - nguyên viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, tùy theo loại hình lao động từ nhẹ đến nặng, mỗi người chỉ nên sử dụng 1,2 - 2,2g thịt đỏ/kg thể trọng/ngày, trong đó người 50kg làm việc văn phòng chỉ nên dùng 60g thịt đỏ (thịt lợn, bò, phần thịt đỏ của gia cầm) mỗi ngày.

Ông Tuyên cũng khuyến cáo ăn nhiều thịt đỏ có liên quan tới bệnh ung thư và nhiều bệnh mãn tính khác, trong khi rau quả cần tăng trong khẩu phần lại không tăng nhiều. Trong khi với số lượng thịt đỏ sử dụng như điều tra kể trên, người Việt đang ăn vượt khuyến nghị, ở khu vực thành thị thì lượng thịt tiêu thụ đã gấp đôi so với khuyến nghị.

1 người ăn bao nhiêu lạng thịt?
Khách nườm nượp đến mua thịt heo ăn chuối của bầu Đức ở Hà Nội

TTO - Buổi khai trương hai cửa hàng bán thịt heo ăn chuối đầu tiên tại Hà Nội với thương hiệu Bapi Food của bầu Đức thu hút được rất nhiều khách thủ đô và cả ở tỉnh lân cận như Hưng Yên.