10ml sắt bằng bao nhiêu mg

Dựa vào tình trạng thiếu sắt của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định thích hợp. Có thể chia liều dụng hàng ngày thành các liều nhỏ hoặc dùng 1 lần. Thuốc Fogyma được sử dụng bằng đường uống, dùng trực tiếp trong hoặc dùng ngay sau bữa ăn.

Để uống thuốc, bẻ ống nhựa và uống trực tiếp dung dịch thuốc trong ống, có thể pha loãng với nước hoặc uống nước ngay khi uống thuốc.

Liều dùng thông thường:

  • Người lớn và trẻ em >12 tuổi: Uống 1 ống/lần x 2 lần/ngày.
  • Trẻ em < 12 tuổi: Uống 1 ống lần x 1-2 lần/ngày.
  • Đối với những đối tượng có biểu hiện thiếu máu rõ rệt, bác sĩ có thể cho dùng thuốc trong khoảng 3 – 5 tháng cho đến khi giá trị hemoglobin trở lại bình thường. Sau đó, cần tiếp tục điều trị cho bệnh nhân trong vài tuần với liều chỉ định cho chứng thiếu sắt tiềm ẩn để bổ sung lượng sắt dự trữ.

Lưu ý: Liều dùng đã cho chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Fogyma cụ thể sẽ được chỉ định tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng thuốc Fogyma phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Thừa hoặc thiếu sắt đều ảnh hưởng đến sức khỏe, vậy nên bạn cần nắm được cách bổ sung sắt sao cho đầy đủ và đúng cách nhất.

Tầm quan trọng của việc bổ sung sắt

Sắt nằm trong nhóm khoáng chất cần thiết phải cung cấp đủ cho cơ thể, nhất là phụ nữ.

Cũng như nhiều chất khoáng khác, sắt cũng đóng một vai trò quan trọng bổ sung nguyên liệu cho việc tạo máu.

Đặc biệt, sắt là cơ chất để tạo máu và giúp máu chuyên chở, phân phối dưỡng khí tới khắp các bộ phận trong cơ thể thông qua huyết sắc tố gắn kết nguyên tử sắt +2 gắn kết với nguyên tử oxy.

Do vậy, thiếu sắt trong cơ thể dễ dẫn đến suy nhược, mệt mỏi, xanh xao, hay hồi hộp, tim có tiếng thổi, khó thở khi gắng sức, đề kháng kém; thai phụ dễ bị sinh non, thiếu máu với các biểu hiện như mệt mỏi, mất khả năng tập trung, đau đầu, rụng tóc…

Mặt khác ta thấy rằng, một người phụ nữ có khoảng 2,5g sắt, với nam giới là 4g. Dù chiếm một tỷ lệ rất nhỏ nhưng nguyên tố vi lượng này lại rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể.

Mỗi ngày, cơ thể lại mất một lượng sắt nhất định qua các tế bào chết, bong da, phân và nước tiểu, phụ nữ hành kinh… Vì thế, chúng ta cần bù đắp đủ một lượng nhỏ sắt bị mất đi mỗi ngày.

Bổ sung sắt là cần thiết cho cơ thể

Bổ sung sắt bao nhiêu là hợp lý?

Nhu cầu hằng ngày theo khuyến cáo:

  • Từ 3 – 6 tháng là 6.6mg/ngày;
  • 6 – 12 tháng là 8.8mg/ngày;
  • 1 – 10 tuổi là 10mg/ngày;
  • Nam 10 – 18 tuổi là 12mg/ngày;
  • Nam giới trưởng thành 10mg/ngày;
  • Nữ giới trưởng thành 15mg/ngày;
  • Nữ giới sau mãn kinh 10mg/ngày;
  • Phụ nữ có thai 45mg/ngày.

Bổ sung sắt qua các loại thực phẩm ăn hàng ngày

Phòng ngừa tình trạng thiếu sắt

Để phòng ngừa tình trạng thiếu sắt trong cơ thể, việc cần thiết hằng ngày là chọn lựa các thực phẩm giàu sắt mà bổ sung hợp lý vào khẩu phần ăn thường ngày.

Đó là các loại gồm thịt đỏ, cá, tiết bò, gan gia súc gia cầm, lòng đỏ trứng gà, rau muống, mộc nhĩ, nấm hương, nghệ, đậu tương.

Ví dụ, trong thịt các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng có 2 loại sắt mà cơ thể có thể hấp thu là heme và non-heme. Sắt heme có trong các sản phẩm động vật như thịt bò, thịt gà, cá… Sắt non-heme có trong các loại thực vật như đậu Hà Lan, đậu lăng và các loại gia vị…

Ngoài ra, vitamin C có nhiều trong cam kích thích khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả để tăng sự đồng hoá sắt từ các thức ăn khác nhau.

Tuy nhiên, khi thừa sắt cũng nguy hiểm, có thể gây các bệnh về tim và rối loạn hoạt động não. Do vậy, việc sử dụng viên sắt để uống cần có sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên tùy tiện dùng.

Để an toàn cần có những thực đơn hợp lý trong các bữa ăn, khẩu phần ăn của từng đối tượng vì nhu cầu bổ sung sắt ở mọi lứa tuổi không giống nhau.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Mô tả

Thành phần

Mỗi ống 10mL dung dịch chứa:

Hoạt chất: Fe gluconat tính theo Fe 50mg, Manganese gluconat tính theo Mn 1.33mg, Copper gluconat tính theo đồng 0.7mg.

Tá dược: glycerol, glucose lỏng, sucrose, acid citric khan, natri citrate, natri benzoat, Polysorbat 80, màu Caramel [E 150c], hương thơm Tutti frutti, nước tinh khiết.

Chỉ định

– Thiếu máu do thiếu sắt.

– Điều trị dự phòng thiếu sắt cho những người có nguy cơ cao thiếu sắt: dự phòng thiếu chất sắt ở phụ nữ có thai, trẻ em và thiếu niên, trẻ em còn bú sinh thiếu tháng, trẻ sinh đôi hoặc có mẹ bị thiếu chất sắt, khi nguồn cung cấp chất sắt từ thức ăn không đủ đảm bảo cung cấp chất sắt.

Liều dùng

Liều điều trị:

– Người lớn: 100mg đến 200mg chất sắt tương đương 2 – 4 ống Tot’hema mỗi ngày chia làm nhiều lần.

– Trẻ em trên 1 tháng tuổi: 3mg đến 6mg sắt nguyên tố/kg mỗi ngày chia làm 3 lần

– Phụ nữ đang mang thai và các bà mẹ đang cho con bú:

Phụ nữ đang mang thai: 50mg chất sắt [1 ống] mỗi ngày trong suốt 2 quý cuối của thai kỳ [hoặc bắt đầu từ tháng thứ tư của thai kỳ].

Các bà mẹ đang cho con bú: 50mg chất sắt [1 ống] mỗi ngày.

Cách dùng: Pha loãng ống thuốc trong nước [cho thêm đường hoặc không] hoặc trong thức uống không chứa cồn khác. Tốt nhất nên uống trước bữa ăn, tuy nhiên có thể điều chỉnh giờ giấc và liều dùng sao cho phù hợp với chức năng tiêu hóa của mỗi người.

Thời gian điều trị:

Thời gian phải đủ để điều chỉnh sự thiếu máu và phục hồi với nguồn dự trữ chất sắt: người lớn khoảng 600mg ở phụ nữ và 1200mg ở nam giới.

Thiếu máu do thiếu sắt: 3 đến 6 tháng tùy theo mức độ hao hụt nguồn dự trữ, có thể lâu hơn nếu nguyên nhân gây thiếu máu không được kiểm soát.

Hiệu quả điều trị chỉ có được sau 3 tháng điều trị, dựa trên sự điều chỉnh được tình trạng thiếu máu [Hb, MCV] và phục hồi lượng sắt dự trữ [sắt trong huyết thanh và độ bão hòa transferrin].

Chống chỉ định

– Thiếu máu không do thiếu sắt.

– Quá tải chất sắt.

– Bệnh Thalassémie.

– Thiếu máu do suy tủy.

– Loét dạ dày tá tràng cấp tính.

– Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng

– Uống nhiều trà sẽ giảm hấp thu chất sắt.

– Thận trọng trong trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường vì mỗi ống thuốc có chứa 3g đường.

– Để tránh khả năng răng bị nhuộm đen [sẽ tự khỏi sau đó], không ngậm lâu dung dịch thuốc trong miệng.

Tác dụng phụ

Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nóng rát dạ dày, táo bón hoặc tiêu chảy.

Nhuộm màu men răng [tạm thời].

Phân có màu đen [nhưng không ảnh hưởng gì].

Báo cho bác sĩ​ trong trường hợp xảy ra bất cứ tác dụng không mong muốn nào có liên quan đến sử dụng thuốc.

Tương tác với các thuốc khác

Không nên phối hợp:

– Chế phẩm sắt [dạng muối, đường tiêm]: xỉu, thậm chí sốc do giải phóng nhanh sắt từ dạng phức hợp và do bão hòa sidérophiline.

Thận trọng khi phối hợp:

– Ciprofloxacine: sắt làm giảm sinh khả dụng của ciprofloxacin, dùng các thuốc này cách xa nhau trên 2 giờ.

– Cyclin [đường uống], Diphosphonat [đường uống]: sắt làm giảm hấp thu của các thuốc này ở đường tiêu hóa, cần dùng các thuốc này cách xa nhau trên 2 giờ.

– Muối, oxyd, hydroxyd của Mg, Al và Ca [bao phủ niêm mạc dạ dày-ruột] làm giảm hấp thu đường tiêu hóa của muối sắt. Dùng các thuốc này cách xa nhau 2 giờ.

Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.

Lái xe

Không áp dụng.

Đóng gói

Mỗi ống 10mL. Hộp 2 vỉ x 10 ống và một tờ hướng dẫn sử dụng.

Hạn dùng

24 tháng tính từ ngày sản xuất. Không được dùng thuốc quá hạn cho phép.

Quá liều

Những trường hợp quá liều muối sắt đã được ghi nhận, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi: các triệu chứng bao gồm bị kích ứng và hoại tử dạ dày-ruột, đa số trường hợp có kèm theo nôn, mửa và tình trạng sốc.

Cần điều trị càng sớm càng tốt, tiến hành rửa dạ dày với dụng dịch natri bicarbonate 1%.

Sử dụng tác chất tạo phức chelate rất có hiệu quả, nhất là khi dùng déféroxamine, chủ yếu khi nồng độ chất sắt trong máu trên 5 mg/ml.Tình trạng sốc, mất nước và bất thường acide-base được điều trị bằng các phương pháp cổ điển.

Chủ Đề