14 tuổi giết người đi tù bao nhiêu năm

Pháp luật tất cả các nước đều có những ngoại lệ, và một trong những ngoại lệ đó là trẻ vị thành niên phạm tội. Đối với tội giết người – đây là một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, tội phạm này có xu hướng bị trẻ hoá. Vậy phạm tội Giết người khi chưa đủ 14 tuổi bị xử lý như thế nào? Có đối diện với mức án tử hình hay không?

1. Giết người khi chưa đủ 14 tuổi có chịu trách nhiệm hình sự hay không?

Giết người chính là hành vi mà người phạm tội cố ý tước đoạt mạng sống của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân chính dẫn đến chết người. Nội dung này được quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015.

Theo nguồn của báo Pháp luật ngày 30/07/2022 đưa tin về vụ án giết người khi mới 13 tuổi tại Hóc Môn như sau: “Theo hồ sơ, Dang và HCH là bạn học chung lớp. Từ tháng 8-2020 đến tháng 9-2021, Dang mượn H 10 triệu đồng tiêu xài cá nhân.

14 tuổi giết người đi tù bao nhiêu năm
Nguyên tắc xử lý trẻ dưới 14 tuổi phạm tội.

Ngày 15-9-2021, H nhờ người lớn hơn gặp Dang đòi tiền. Đến chiều người này đến nhà Dang chở đến bãi rác tại xã Tân Thới Nhì để nói chuyện. Khi yêu cầu trả tiền, Dang không có tiền nên xin nợ thêm vài ngày nhưng không được đồng ý. Tiếp Dang mượn điện thoại gọi cho bạn để hỏi mượn tiền trả nợ.

Nhưng đi đến nhà kho của bãi rác, Dang thấy trong kho có một thùng đựng nhiều dao nên đã lấy một con dao cất trong áo khoác rồi quay lại xin khất nợ thêm nhưng không được mà còn bị đánh vào cổ, Dang liền rút dao ra tấn công vào ngực của đối phương. Đôi bên xô xát một lúc thì nạn nhân bỏ chạy, Dang vứt dao lại hiện trường rồi về nhà.”

Toà án trong trường hợp này quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng đối với Dang.

Tại Điều 12 BLHS có quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”

Những tội được xem là rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như sau: hiếp dâm người dưới 16 tuổi; tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; tội cưỡng dâm; tội hiếp dâm; tội mua bán người; tội mua bán người dưới 16 tuổi; mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; tội mua bán trái phép chất ma túy; tội vận chuyển trái phép chất ma túy; tội chiếm đoạt chất ma túy;….

Vì vậy tuổi chịu trách nhiệm hình sự tội giết người theo quy định của pháp luật là người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Từ quy định của pháp luật trên, người chưa đủ 14 tuổi thực hiện hành vi phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì luật Hình sự hiện hành không quy định khung hình phạt đối với người chưa đủ 14 tuổi.

2. Cách thức xử lý hành vi giết người khi chưa đủ 14 tuổi

Vì pháp luật quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự từ đủ 14 tuổi nên đối với trẻ chưa đủ 14 tuổi phạm tội giết người thì sẽ xử lý bằng các biện pháp hành chính như sau:

Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự thì áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Nếu trẻ không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho các cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để được quản lý và giáo dục.

Thời hạn áp dụng các biện pháp này là từ 3 đến 6 tháng nhằm mục đích giao dục là chính khi nhận thấy việc cách ly ra khỏi cộng đồng là không cần thiết.

Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại BLHS thì áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Việc đưa vào trường giáo dưỡng được thực hiện từ 6 đến 24 tháng. Hành động này nhằm mục đích cho trẻ được học tập sinh hoạt dưới sự hướng dẫn của nhà trường.

Trường hợp người dưới 12 tuổi phạm tội hoặc người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi phạm tội nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng thì nhà nước không thể xử lý hình sự và cũng không áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Đối với những trẻ này cơ quan nhà nước giao các em cho gia đình để giáo dục, giúp trẻ nhận ra hành vi sai trái của mình.

14 tuổi giết người đi tù bao nhiêu năm
Giết người khi chưa đủ 14 tuổi bị xử lý ra sao?

Đối với những hành vi trái pháp luật của trẻ mà gây ra thiệt hại theo quy định tại khoản 2 điều 586 BLHS 2015 thì cha mẹ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do trẻ gây ra.

Bạn muốn hiểu rõ hơn về Giết người khi chưa đủ 14 tuổi bị xử lý như thế nào? trong từng trường hợp cụ thể, đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với Luật Sư Tố Tụng:

Hiện nay, tình hình tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người, nhất là tội giết người đang diễn biến phức tạp. Điều đáng lo ngại khi tội giết người đang có tình trạng gia tăng ở những người trẻ tuổi. Pháp luật hình sự hiện nay đã có những quy định nghiêm khắc để trừng phạt những kẻ có tội, tuy nhiên với những người chưa đủ 18 tuổi sẽ có chế độ khoan hồng hơn với những người trưởng thành hơn. Vậy pháp luật quy định như thế nào về tội giết người khi chưa đủ 18 tuổi, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

14 tuổi giết người đi tù bao nhiêu năm

1. Tội giết người khi chưa đủ 18 tuổi là gì?

Tội giết người khi chưa đủ 18 tuổi là một tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự, được hiểu là hành vi cố ý tước đoạt mạng sống của người khác một cách trái pháp luật, gây ra cái chết cho con người, làm chấm dứt sự sống của họ và do người có năng lực trách nhiệm hình sự từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện.

2. Dấu hiệu định tội giết người khi chưa đủ 18 tuổi.

Dấu hiệu định tội giết người khi chưa đủ 18 tuổi cần phải xét các dấu hiệu pháp lý của hành vi dựa trên: mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể và chủ thể.

- Dấu hiệu khách quan của tội giết người:

Đó là các biểu hiện bên ngoài của tội phạm bao gồm hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm và hoàn cảnh phạm tội. Cụ thể, đó là hành vi dùng mọi thủ đoạn làm người khác bị chấm dứt sự sống. Đồng thời về hậu quả là trực tiếp làm người khác chết. 

Trong trường hợp dùng vũ lực không gây ra hậu quả trực tiếp làm nạn nhân chết nhưng đẩy người khác vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và tử vong, ví dụ như đẩy người khác xuống sông và bỏ mặc đến chết hoặc đẩy người khác ra đường xe chạy khiến người đó bị xe cán chết. Hành vi này vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người nếu chứng minh được người thực hiện hành vi đó có mục đích giết người. 

- Dấu hiệu chủ quan của tội giết người:

Mặt chủ quan của tội giết người là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp làm nạn nhân chết. Căn cứ Điều 10 Bộ luật hình sự 2015 có quy định:

  • Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội thấy rõ hành vi của mình có thể gây nguy hiểm cho xã hội, thấy được hậu quả chết người nhưng vẫn thực hiện và mong muốn cho hậu quả xảy ra.
  • Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội thấy rõ hành vi của mình có thể gây nguy hiểm cho xã hội, thấy được hậu quả chết người nhưng vẫn để hậu quả xảy ra mặc dù không mong muốn nó sẽ xảy ra.

- Dấu hiệu khách thể của tội giết người:

Mỗi con người đều có quyền được bảo vệ tính mạng. Những hành vi xâm phạm đến quyền được bảo vệ tính mạng của con người, tước đi mạng sống của con người chính là dấu hiệu khách thể của tội giết người.

- Dấu hiệu chủ thể của tội giết người:

Chủ thể của hành vi giết người là bất cứ ai có đủ năng lực và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trong đó:

+ Người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 14 tuổi trở lên (người từ đủ 14 tuối đến dưới 16 tuổi chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi phạm tội giết người thuộc khung hình phạt rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

+ Người đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự là người không bị tâm thần, không mắc các chứng về rối loạn tâm lý, nhận thức,….

3. Luật quy định tội giết người khi chưa đủ 18 tuổi như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1, và khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có Tội Giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.

Vậy, người dưới 18 tuổi, cụ thể người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội giết người.

14 tuổi giết người đi tù bao nhiêu năm

Bộ luật Hình sự năm 2015 thể hiện sự khoan hồng khi không áp dụng hình phạt tù chung thân, tử hình đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội giết người. 

Trong đó, đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì hình phạt tù cao nhất không quá 12 năm. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì hình phạt tù cao nhất không quá 18 năm tù. Trong trường hợp áp dụng tù có thời hạn thì hình phạt với người dưới 18 tuổi sẽ không quá ¾ mức hình phạt so với người đã thành niên. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

4. Tội giết người khi chưa đủ 18 tuổi bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Như đã đề cập ở trên thì căn cứ khoản 5 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, tức với người dưới 18 tuổi phạm tội giết người sẽ chỉ bị phạt tù có thời hạn.

Bên cạnh đó, Điều 101 Bộ luật Hình sự hướng dẫn áp dụng tù có thời hạn với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:

Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

Như vậy, từ đó có thể nhận thấy, tội giết người của người dưới 18 tuổi sẽ chia thành 02 nhóm với mức hình phạt như sau: 

- Đối với người từ đủ 16 tuổi - dưới 18 tuổi:

  • Nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất không quá 18 năm tù;
  • Nếu là tù có thời hạn thi mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định.

- Đối với người từ đủ 14 tuổi - dưới 16 tuổi:

  • Nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình: Mức hình phạt cao nhất không quá 12 năm tù;
  • Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định.

5. Các thắc mắc thường gặp về tội giết người khi chưa đủ 18 tuổi

5.1. Người 15 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do bị hành hung không?

Như đã đề cập ở trên thì căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì tuổi chịu trách nhiệm hình sự là: 

"1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

14 tuổi giết người đi tù bao nhiêu năm

Cho nên người 15 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do bị hành hung.

5.2. Mức hình phạt cao nhất dành cho người dưới 18 tuổi phạm tội giết người là bao nhiêu? Có nhẹ hơn mức hình phạt đối với người đủ 18 tuổi phạm cùng tội không?

Theo khoản 1 Điều 101 Bộ luật Hình sự 2015 thì tội giết người đối với người dưới 18 tuổi thì sẽ phải chịu mức hình phạt cao nhất: 

  • Nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất không quá 18 năm tù.
  • Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định.

Trong khi đó, người đủ 18 tuổi phạm cùng tội giết người thì tùy theo mức độ và tính chất của hành vi có thể bị phạt tù từ 7 đến 15 năm hoặc phạt tù từ 12 đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình được quy định cụ thể tại Điều 123 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Như vậy, có thể thấy hình phạt cao nhất cho tội giết người của người đủ 18 tuổi là chung thân, tử hình. Đây là hình phạt không áp dụng cho tội phạm dưới 18 tuổi. 

5.3. Giết người lúc chưa đủ 18 tuổi, bỏ trốn 20 năm thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh giết người không?

Căn cứ Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

  • 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
  • 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
  • 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
  • 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Nếu hành vi phạm tội không bị phát hiện thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã không còn khi đã quá 20 năm tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu hành vi tội phạm bị phát hiện mà người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã thì thời gian trên không được tính vào thời hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự vẫn còn.

5.4. Các tình tiết giảm nhẹ tội giết người khi chưa đủ 18 tuổi?

Căn cứ Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì các tình tiết giảm nhẹ tội giết người áp dụng cho người dưới 18 tuổi: 

  • Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
  • Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
  • Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
  • Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
  • Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
  • Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
  • Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
  • Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
  • Phạm tội do lạc hậu;
  • Người phạm tội là phụ nữ có thai;
  • Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
  • Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
  • Người phạm tội tự thú;
  • Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;
  • Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;
  • Người phạm tội đã lập công chuộc tội;  
  • Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
  • Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

5.5. Tìm luật sư bào chữa tội giết người khi chưa đủ 18 tuổi?

Nếu khách hàng có nhân thân là người phạm vào tội giết người thì việc tìm luật sư giỏi để bào chữa, tranh tụng tại phiên tòa là rất quan trọng. Điều này không chỉ bảo vệ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo, mà còn giúp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án giải quyết vụ án một cách khách quan, đúng pháp luật hơn, tránh làm oan người vô tội nhưng cũng không bỏ lọt bất kỳ tội phạm. Hiện nay, có rất nhiều văn phòng/ công ty luật cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa tội giết người, trong đó Công ty Luật TNHH Ngọc Phú là một trong sự lựa chọn được nhiều khách hàng tin tưởng và uy tín.


Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về tội giết người khi chưa đủ 18 tuổi mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw để được giải đáp một cách toàn diện nhất.