8 đoàn viên đầu tiên là ai

Cập nhật 06/04/2022 bởi Quản trị viên

Từ buổi sơ khai của nhà nước Văn Lang đến nay, đất nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm. Tuy nhiên, dù ở thời kỳ nào, hoàn cảnh nào thì thanh niên vẫn luôn giữ vai trò tiên phong, hiến dâng tuổi thanh xuân cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Vậy bạn có biết 8 đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên là ai hay không? Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu đôi nét sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng Sản nhé!

Sự ra đời của Đoàn TNCS?

Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 – 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 – 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931, làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Đại hội lần thứ IV của Đảng họp từ ngày 14 đến 20/12/1976 tại Thủ đô Hà Nội đã quyết định đổi tên đảng Lao động Việt Nam [2-1951] thành Đảng Cộng Sản Việt Nam và thể theo nguyện vọng của cán bộ, ĐVTN cả nước, Đại hội Đảng lần thứ IV đã quyết định đổi tên Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh [1970] thành: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Đại hội Đảng chỉ rõ nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên trong giai đoạn mới là: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải được xây dựng và củng cố vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là trường học CSCN của lớp người trẻ tuổi, là cánh tay đắc lực và đội hậu bị tin cậy của Đảng”.

Tám đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên là ai?

Qua tìm hiểu và tham khảo một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học và qua nguồn tư liệu của Bảo tàng Hồ Chí Minh Trung ương cung cấp. Vậy 8 đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên là ai? Chúng ta có thể khẳng định rằng 8 thiếu niên đó là:

  • Lý Hữu Trọng [Lý Tự Trọng]
  • Ngô Hậu Đức [Lý Phương Đức]
  • Nguyễn Thị Tích [Lý Phương Thuận]
  • Ngô Trí Thông [Lý Trí Thông]
  • Nguyễn Sinh Thản [Lý Nam Thanh]
  • Vương Thúc Thoại [Lý Thúc Chất]
  • Hoàng Tự [Lý Anh Tợ]
  • Đinh Chương Long [Lý Văn Minh].

Những truyền thống vẻ vang của Đoàn và tuổi trẻ VN

Suốt 75 năm cống hiến và trưởng thành dưới ngọn cờ của Đảng quang vinh và Bác Hồ kính yêu. Tổ chức Đoàn và tuổi trẻ nước ta đã xây đắp nên những truyền thống vẻ vang. Đó là:

Truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn bó thiết tha, trung thành tuyệt đối với Đảng, với nhân dân, với chế độ XHCN.

  • Truyền thống quý báu này đã tạo nên động lực vô giá xuyên suốt các thời kỳ lịch sử. Được thể hiện trong hành động cách mạng, nhất là ở những bước ngoặt của lịch sử.
  • Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, điều kiện nào, tuyệt đại bộ phận thanh niên ta luôn siết chặt hàng ngũ xung quanh Đảng lãnh đạo. Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Truyền thống của đội quân xung kích cách mạng, dám đón lấy những nhiệm vụ nặng nề, dám đi đến những nơi khó khăn, gian khổ, dám suy nghĩ sáng tạo… Để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

  • Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên đi đầu”, thế hệ trẻ nước ta luôn nêu cao tinh thần hăng hái sẵn sàng xung phong đến những nơi Tổ quốc cần, dù đó là biên cương hay hải đảo, dù công việc đó là mới mẻ hay khó khăn.

Truyền thống gắn bó đoàn kết trong lớp người cùng lứa tuổi, trong các tổ chức Đoàn và Hội. Đoàn kết gắn bó với nhân dân, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn. Đặc biệt là vào những thời điểm phải đối mặt với kẻ thù hay thiên tai.

  • Đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế luôn hòa quyện với nhau, thông cảm và đồng tâm hợp lực. Vì những mục tiêu cao cả của dân tộc và thời đại.

Truyền thống hiếu học, ham hiểu biết để tự mình nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, quản lý và quân sự… Say mê sáng tạo trong hoạt động thực tiễn. Để cống hiến cho sự nghiệp của dân tộc và của Đảng.

Kết luận

Có lẽ, bài viết của Reviewedu đã giúp các bạn có cái nhìn bao quát hơn về sự ra đời của Đoàn TNCS. Hy vọng rằng, bài viết của chúng tôi đã giúp các bạn có nhiều thông tin hơn về Đoàn TNCS.

Xem thêm

Ấn Độ ở đâu? Ai là người tìm ra Ấn Độ? Những điều thú vị về đất nước này?

Ai là người đã phát minh ra bóng đèn điện thắp sáng cả thế giới 

Thuyết vạn vật hấp dẫn là gì? Thuyết vạn vật hấp dẫn là phát minh của ai?

Giải đáp thắc mắc: Phích nước được phát minh bởi ai?

Bao nhiêu người đã từng đặt chân lên mặt trăng? Những phát hiện thú vị về mặt trăng?

Chương I. 8 đoàn viên đầu tiên, 8 hạt giống đỏ, 8 đoá hoa ngát hương – họ được đối xử như thế nào?

Bài.1 8 đoàn viên đầu tiên, 8 hạt giống đỏ, 8 đoá hoa ngát hương – họ gồm những ai?

[Theo loạt bài 5 kỳ đăng trên báo Tiền Phong [từ ngày 01/12/2005 đến ngày 07/12/2005] chỉ thấy kể qua về đoạn sau được 5 người, với những tình tiết còn sơ sài, 3 người còn lại gồm: Đinh Chương Long mang bí danh Lý Văn Minh; Ngô Trí Thông mang bí danh Lý Trí Thông; Ngô Hậu Đức mang bí danh Lý Phương Đức [nữ];  thì chẳng kể được là họ sống chết ra sao.]

  1. Nguyễn Ái Quốc tuyển chọn.

“Tháng 6/1925, Nguyễn ái Quốc sáng lập ra Hội cách mạng thanh niên Việt Nam [trước đây gọi là “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội”], tổ chức tiền thân của Đảng ta.

…Mùa hè năm 1926, Nguyễn Ái Quốc, lúc này mang bí danh là Lý Thụy cử Hồ Tùng Mậu, người đồng chí thân thiết của mình trở lại Thái Lan chọn một số thiếu niên con em các gia đình yêu nước đưa sang Quảng Châu đào tạo nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng Thanh niên cộng sản đoàn… Để đảm bảo tính hợp pháp và nguyên tắc bí mật, cả nhóm có bí danh và đều mang họ Lý.

Đó là: Lê Hữu Trọng mang bí danh Lý Tự Trọng; Đinh Chương Long mang bí danh Lý Văn Minh; Vương Thúc Thoại mang bí danh Lý Thúc Chất; Hoàng Tự mang bí danh Lý Anh Tự [có lúc đọc lệch là Tợ]; Ngô Trí Thông mang bí danh Lý Trí Thông; Ngô Hậu Đức mang bí danh Lý Phương Đức [nữ]; Nguyễn Thị Tích mang bí danh Lý Phương Thuận [nữ]; Nguyễn Sinh Thản mang bí danh Lý Nam Thanh.” [Những đoàn viên cộng sản đầu tiên [Kỳ 2], Báo Tiền Phong 02/12/2005, Văn Tùng – Nhà Sử học]

“..các đồng chí trong Tổng bộ đã liên hệ đưa 8 học sinh vào học tại trường Trung học Trung Sơn [Quảng Châu] trong lúc chờ đợi việc tiếp tục học tập tại Liên Xô.

Ngày 22/7/1926, đồng chí Lý Thụy gửi một bức thư cho ủy ban Trung ương Đội Thiếu niên tiền phong thuộc Trung ương Đoàn TNCS Lênin: “Chúng tôi có tại đây [Quảng Châu, Trung Quốc] một nhóm thiếu niên Việt Nam… các em còn nhỏ nhưng đã đau khổ nhiều, các em đã để cha mẹ ở nhà hàng ngàn cây số để bí mật đến Trung Quốc…”.

Thư đề nghị bạn nhận đào tạo những “Thiếu niên cộng sản đầu tiên của Việt Nam” này thành những “chiến sĩ Lêninnít trẻ tuổi”  và đề xuất kế hoạch tiếp nhận rất cụ thể, chi tiết. Dưới thư ký tên: Nguyễn Ái Quốc và ghi địa chỉ của Người: “Nilốpxki – Hãng thông tấn Rôxta Quảng Châu, Trung Quốc”.

Cùng ngày, đồng chí Lý Thụy còn gửi cho đồng chí đại diện Đoàn TNCS Pháp tại Quốc tế Thanh niên Cộng sản về việc Người đã gửi thư cho ủy ban Trung ương Đội Thiếu niên thuộc Trung ương Đoàn TNCS Lênin đề nghị tiếp nhận một số thiếu niên Việt Nam để đào tạo cùng lời yêu cầu đại diện Đoàn TNCS Pháp liên hệ với Trung ương Đoàn TNCS Lênin ủng hộ chủ trương của Người.

Dưới thư ký tên: Nguyễn Ái Quốc, nhưng ghi địa chỉ với tên là Lưu [không phải là Nilốpxki] cùng cơ quan là thông tấn xã Rôxta– Quảng Châu, Trung Quốc.

Qua hai bức thư này chúng ta càng thấy rõ lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã quan tâm và kiên trì chủ trương đào tạo, bồi dưỡng, lớp thiếu niên học sinh Việt Nam đầu tiên nhằm chuẩn bị tiến tới xây dựng tổ chức TNCS ở nước ta đến mức nào.” [Những đoàn viên cộng sản đầu tiên [Kỳ 3], Báo Tiền Phong 05/12/2005]

3.1 Lý Tự Trọng. [xem thêm bài Lý Tự Trọng]

“Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở lại Hương Cảng để chuẩn bị chủ trì hội nghị hợp nhất thành lập Đảng. Lý Tự Trọng được đồng chí Ung Văn Khiêm đưa về Sài Gòn hoạt động.

…Ngày 17/4/1931, Lý Tự Trọng bị thực dân Pháp kết án tử hình.” Những đoàn viên cộng sản đầu tiên [Kỳ 5], Báo Tiền Phong 07/12/2005]

3.2 Lý Phương Đức. [Không kể được thời gian 1931 – 1945 làm gì]

“…Do một sơ suất từ bên ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lúc này lấy tên là Tống Văn Sơ bị mật thám Anh bắt giữ và đứng trước nguy cơ bị chúng trao cho mật thám Pháp theo sự dàn xếp, đeo bám của thực dân Pháp.

Cùng bị bắt với Tống Văn Sơ có đoàn viên Lý Phương Thuận [Lý Tam].

…Luật sư Lô dơ bai nổi tiếng đã vượt qua nhiều khó khăn cứu thoát Tống Văn Sơ ra khỏi nhà tù với lòng cảm phục nhà lãnh đạo cách mạng lớn của Việt Nam.

Ông bà Lô dơ bai đã hết lòng giúp Nguyễn Ái Quốc – Tống Văn Sơ trở lại Liên Xô … Lý Tam vô tội trở lại với đội ngũ chiến đấu của mình và sau cách mạng tháng 8/1945 về nước công tác.” [Những đoàn viên cộng sản đầu tiên [Kỳ 5], Báo Tiền Phong 07/12/2005]

3.3 Ba người nữa. [Không kể được 10 năm từ 1931 – 1941 làm gì]

“…10 năm sau, kể từ ngày 17/4/1931, quân đội của Phát xít Đức tiến sát thủ đô Mátxcơva trong đại chiến thế giới lần thứ 2.

Lý Nam Thanh, Lý Thúc Chất, Lý Anh Tự [tức Tợ], ba trong số 8 đoàn viên đầu tiên cùng các đồng chí Việt Nam khác đang học tập và làm việc tại Liên Xô tình nguyện tham gia sư đoàn quốc tế bảo vệ Liên Xô.

Cả ba đồng chí đã hy sinh anh dũng tại mặt trận phía Nam Mátxcơva và đều được Nhà nước Liên Xô tặng thưởng Huân chương Vệ quốc cao quý.” [Những đoàn viên cộng sản đầu tiên [Kỳ 5], Báo Tiền Phong 07/12/2005]

8 đoá hoa ngát hương

“…Trong các cuốn biên niên sử của Đoàn ta, Đội ta, 8 đoàn viên ấy – 8 đoàn viên ấy – “tám cháu hiếm hoi từ bước đầu” do Bác Hồ kính yêu bồi dưỡng, đào tạo mãi mãi là 8 đoá hoa ngát hương trong rừng hoa rực rỡ của triệu, triệu chiến sĩ cách mạng.” [Những đoàn viên cộng sản đầu tiên [Kỳ 5], Báo Tiền Phong 07/12/2005]

Thư của NAQ.

GửI Uỷ BAN TRUNG ƯƠNG THIếU NHi1]

Các đồng chí thân mến,

Chúng tôi có tại đây [Quảng Châu, Trung Quốc] một nhóm thiếu nhi An Nam44. Các em đều từ 12 đến 15 tuổi. Đó là những thiếu nhi cộng sản đầu tiên của nước An Nam, bị chủ nghĩa đế quốc Pháp áp bức, và ở đó mọi việc giáo dục đều bị cấm. Các em còn nhỏ nhưng các em đã đau khổ nhiều. … Nếu các bạn đồng ý cho các em đến thì các bạn sẽ làm những việc sau đây:

  1. Uỷ nhiệm cho đồng chí Bôrôđin, đại diện của Liên Xô tại Quảng Châu, làm mọi điều cần thiết cho hành trình của các em [gửi thư của các bạn cho Quốc tế Cộng sản hay cho Bộ Dân uỷ ngoại giao] ].
  2. Nói rõ các bạn có thể tiếp nhận bao nhiêu thiếu nhi An Nam.
  3. Đến tháng nào thì ở Mátxcơva bắt đầu rét? [Vì các em thiếu nhi đó đến từ một nước rất nóng, phải chọn thời gian cho các em đi].
  4. Tới Mátxcơva thì các em sẽ đến địa chỉ nào?

Tôi đợi các bạn trả lời và gửi đến các bạn lời chào cộng sản.

Ngày 22 tháng 7 năm 1926

NGUYễN áI QUốC

Địa chỉ của tôi: Nilốpxki, Hãng thông tấn Rôxta, Quảng Châu, Trung Quốc.

Tài liệu tiếng Pháp1], lưu tại

Cục lưu trữ Văn phòng

Trung ương Đảng.

GửI ĐạI DIệN ĐOàN THANH NIÊN CộNG SảN PHáP TạI QUốC Tế THANH NIÊN CộNG SảN

Đồng chí thân mến,

Chúng tôi đã đưa đến Quảng Châu một số trẻ em An Nam. Chúng tôi đã lập một nhóm thiếu nhi. Chúng tôi muốn gửi 3 hay 4 em qua Nga để các em được tiếp thụ một nền giáo dục cộng sản chủ nghĩa tốt đẹp. Tôi đã viết thư cho Uỷ ban trung ương thiếu nhi Mátxcơva. Tôi đề nghị đồng chí ủng hộ yêu cầu của tôi và tiến hành mọi hoạt động cần thiết để người ta trả lời tôi được mau chóng và thuận lợi hơn.

Tôi chờ thư trả lời của đồng chí và gửi đến đồng chí lời chào cộng sản anh em.

Địa chỉ:

Ô. Lu, Thông tấn xã Rôxta, Quảng Châu, Trung Quốc.

[Đồng chí hãy đưa thư của đồng chí cho người liên lạc của Quốc tế Cộng sản và đừng gửi qua bưu điện, vì ở đây tôi hoạt động bất hợp pháp].

Quảng Châu, ngày 22 tháng 7 năm 1926

NGUYễN áI QUốC

Tài liệu tiếng Pháp, lưu tại

Cục lưu trữ Văn phòng

Trung ương Đảng.

//www.lamdong.gov.vn/vi-VN/a/hoctaphcm/tu-tuong/Pages/HCM-toan-tap-2.aspx

Video liên quan

Chủ Đề