Ăn khoai mì có được uống thuốc không

Khi uống thuốc Nam, người bệnh thường phải kiêng một số loại thức ăn để thuốc có thể phát huy được tác dụng. Ngay cả đối với thuốc Tây, người bệnh cũng phải tránh dùng một số loại thực phẩm khi uống thuốc để tránh những tương tác không có lợi của thực phẩm đối với thuốc, làm cho thuốc không phát huy hết tác dụng trong quá trình điều trị. Chẳng hạn khi uống kháng sinh, không nên sử dụng các sản phẩm làm từ sữa…

Các thuốc chữa bệnh tim mạch

Thuốc làm giảm mạch và điều trị bệnh tăng huyết áp [làm giãn mạch máu, cung cấp máu và ôxy cho tim và điều hoà nhịp tim], nên hạn chế dùng muối để thuốc có tác dụng vì khi ăn nhiều muối, lượng natri trong muối sẽ hút nước từ thành của động mạch làm cho động mạch bị thu hẹp trong khi lượng nước và áp suất lại tăng lên.

 Ảnh minh họa. Ảnh: gettyimages.com

Thuốc chống đông máu [có tác dụng làm giảm sự tạo thành cục máu] nên hạn chế ăn thức ăn có nhiều vitamin K [như rau chân vịt, súp lơ, khoai lang, dầu thực vật và lòng đỏ trứng] vì tác dụng của vitamin K là giúp cho quá trình đông máu diễn ra tốt và hạn chế lượng máu bị mất nên làm giảm tác dụng của thuốc.

Thuốc giảm đau, chống viêm

Thuốc Aspirin có tác dụng giảm đau, kháng viêm nhưng có thể gây rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, loét và gây chảy máu dạ dày. Tránh dùng với rượu cũng không nên uống thuốc với nước hoa quả vì sẽ có cảm giác nôn nao.

Các thuốc chống viêm như Corticosterid [Corticoid], Ibuprofen, Indomethacin, Indocin, Piroxican... có tác dụng phụ trên dạ dày nhưng nhẹ hơn so với aspirin, vì vậy không nên dùng với rượu để tránh cảm giác nôn nao. Dùng Corticosteroid không nên ăn mặn.

Các thuốc kháng khuẩn

Metronidazol: Không uống rượu khi dùng thuốc vì có thể gây đau dạ dày; buồn nôn, nhức đầu, nóng bừng mặt.

Những kháng sinh thuốc họ Tetracyclin [Achromycin, Sumycin, Panmycin] nên dùng sau khi ăn khoảng 2 giờ, không dùng khi uống những sản phẩm làm từ sữa vì sữa và thức ăn ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc.

Với các thuốc gây ngủ như Meperdin, Morphin... không dùng với rượu vì làm tăng tác dụng của thuốc an thần. Không nên dùng trong bữa ăn vì dễ gây nôn nao.

Thuốc chữa dị ứng, suyễn

Thuốc chống histamin, chất gây nên phản ứng ban đỏ, nổi mề đay khi da bị tổn hại do nọc động vật và độc tố cũng như một số triệu chứng khác của tình trạng suyễn: tránh đồ uống có rượu vì chất chống histamin tác dụng với rượu gây ra buồn ngủ và kém lanh lợi.

Các thuốc làm giãn phế quản kỵ với thức ăn và đồ uống có chất cafein vì cả thuốc giãn phế quản và chất cafein đều có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, có thể gây tổn hại cho bạn.

Nếu sử dụng một đơn thuốc làm tình trạng bệnh nặng thêm hoặc cơ thể nóng lên thì ngưng dùng thuốc để tham khảo ý kiến bác sĩ.

Với những loại thuốc cần bảo quản lạnh từ 2-8 độ C, cần bảo quản trong tủ lạnh, chỉ lấy ra trước vài phút khi cần sử dụng. Với thuốc cần giữ ở nhiệt độ 25-30 độ C thì không nên giữ trong thời gian dài, nhớ kiểm tra hạn dùng của thuốc. Nếu phát hiện thuốc có dấu hiệu biến dạng, đổi màu hoặc tan chảy thì phải bỏ ngay

Dược sĩ Trần Thúy Mỵ


Sắn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng. Thành phần chủ yếu là tinh bột và các chất dinh dưỡng khác như protein, chất béo, chất xơ... 

Tuy nhiên trong củ sắn cũng có chứa chất độc. Độc tố trong sắn là axit cyanhydric [HCN], một chất có thể gây độc chết người.

Trong sắn chứa độc tố axit cyanhydric có thể gây ngộ độc nguy hiểm.

Biểu hiện ngộ độc sắn

Mức độ nhẹ

Người bị ngộ độc thấy váng đầu, nóng bừng mặt, ù tai, chóng mặt, ngứa ngáy, tê chân tay, buồn nôn và đau bụng…

Mức độ nặng

Người bị ngộ độc có biểu hiện: Vật vã, khó thở, run và co giật. Sau đó đi vào hôn mê, rối loạn nhịp thở, hạ huyết áp, truỵ mạch, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Sắn thơm ngon nhưng có thể gây ngộ độc nếu không biết chế biến và ăn đúng cách.

Cách xử trí ngộ độc sắn

Khi bị ngộ độc sắn, việc đầu tiên cần làm là gây nôn cho nạn nhân. Gây nôn bằng cách cho nạn nhân uống nhiều nước, lấy tay sạch chạm nhẹ vào họng. 

Trong khi nạn nhân nôn, người bên cạnh cần đỡ lấy đầu nạn nhân, để nghiêng về một bên và dùng khăn lau sạch các chất dịch. Sau đó cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế, mang theo thức ăn gây độc hoặc đồ đựng còn dính thức ăn đó để xác định chất độc.

Trong trường hợp nặng, nạn nhân có biểu hiện rối loạn ý thức, hôn mê, cần đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn và nhanh chóng chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Ăn sắn đúng cách để phòng ngừa ngộ độc

Lượng chất độc trong sắn phụ thuộc vào nơi trồng, giống sắn [sắn đắng, sắn cao sản chứa HCN cao hơn sắn ngọt]. Độc tố axit cyanhydric của củ sắn nằm ở 3 bộ phận: hai đầu củ sắn, xơ sắn và nhiều nhất là ở vỏ sắn.

Trên thực tế, những trường hợp bị ngộ độc thường do ăn sắn sống, sắn nướng hoặc luộc chưa chín, hoặc ăn sắn cả vỏ, ăn sắn khi đói và ăn nhiều. Đặc biệt khi chế biến không ngâm, luộc kỹ sắn. Do đó để loại bỏ độc tố khỏi sắn, cần lưu ý các bước chế biến như sau:

Cần lột sạch lớp vỏ hồng của sắn và ngâm kỹ trước khi luộc, hấp để phòng ngộc độc sắn.

Khi mua sắn về cần rửa sạch đất cát, lột sạch lớp vỏ hồng của sắn. Ngâm trong nước sạch ít nhất vài giờ, ngâm càng lâu càng tốt và thường xuyên thay nước. Có thể ngâm sắn bằng nước vo gạo cũng là một cách loại bỏ độc tố. Khi nấu, hấp, luộc sắn phải mở nắp nồi để chất độc bay ra ngoài.

Khi ăn sắn nên chấm với đường hay mật để trung hòa chất độc. Nếu thấy sắn có vị đắng nên bỏ đi vì sắn càng đắng thì càng nhiều axít cyanhydric.

Cần lưu ý: Không nên ăn nhiều sắn vào lúc đói. Không nên ăn sắn nhiều vào buổi tối, vì nếu bị ngộ độc, nạn nhân đang ngủ khó phát hiện. Không nên cho trẻ nhỏ ăn sắn vì trẻ dễ bị ngộ độc và khi bị ngộ độc thường nặng hơn.

Trên đây là những kiến thức hữu ích về ngộ độc sắn, các bước chế biến và ăn sắn đúng cách để phòng ngừa ngộ độc. Chúng ta cần lưu ý để biết cách sử dụng sắn ngon và an toàn.

Thông điệp 5T- Pháo đài chống dịch COVID-19 trong tăng cường giãn cách xã hội


Ăn khoai mì có tác dụng gì? Khoai mì có nhiều tinh bột đề kháng, một loại tinh bột không được tiêu hóa khi đi qua ruột non và có đặc tính tương tự như chất xơ hòa tan. Việc ăn những thực phẩm giàu loại tinh bột này mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.

Trước hết, tinh bột đề kháng làm tăng số lượng lợi khuẩn trong ruột, có thể giúp giảm viêm và tăng cường tiêu hóa. Các nhà khoa học cũng tiến hành nhiều nghiên cứu về khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm nguy cơ béo phì và đái tháo đường type 2 của tinh bột đề kháng. Điều này có thể giải thích là do khoai mì có tiềm năng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Hơn nữa, khoai mì có vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta ăn nhanh no và giảm sự thèm ăn. Đây là những lợi ích sức khỏe tuyệt vời khi bạn tìm hiểu ăn củ mì có tác dụng gì.

Dù tinh bột đề kháng mang lại nhiều lợi ích hứa hẹn, nhưng nhiều phương pháp chế biến có thể làm giảm hàm lượng loại tinh bột này trong củ khoai mì. Các sản phẩm làm từ khoai mì, chẳng hạn như bột khoai mì, thường có lượng tinh bột đề kháng thấp hơn so với khoai mì chỉ được luộc chín đơn thuần.

Chế biến củ khoai mì không đúng cách làm giảm giá trị dinh dưỡng

Nhiều người không biết rằng, việc chế biến sai cách có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của củ khoai mì. Nếu bạn gọt vỏ, cắt nhỏ rồi đem nấu thì giá trị dinh dưỡng của khoai sẽ giảm đi đáng kể. Điều này là do nhiều vitamin và khoáng chất có trong khoai mì sẽ bị phá hủy khi bạn chế biến sai cách. Không những thế, các chất xơ và chất kháng tinh bột cũng gặp phải tình trạng tương tự. Do đó, các dạng thực phẩm được chế biến từ khoai mì, như bột năng và bột garri, có giá trị dinh dưỡng không cao. Trong khoảng 30g trân châu không cung cấp gì ngoài calo và một lượng rất ít khoáng chất.

Luộc chín được chứng minh là phương pháp chế biến tốt nhất, giữ lại được hầu hết các chất dinh dưỡng có trong khoai mì, ngoại trừ vitamin C vì vitamin C nhạy cảm với nhiệt và rất dễ hòa tan trong nước.

Củ khoai mì có thể gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Khoai mì khá ngon và giàu dinh dưỡng nhưng loại củ này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người ăn nếu không được nấu chín. Khoai mì sống có thể chứa độc tố, nếu ăn với một lượng lớn có thể gây ngộ độc.

Chứa glycoside cyanogen làm tăng nguy cơ nguy cơ ngộ độc cyanua

Trong củ của cây khoai mì sống chứa một lượng tương đối lớn glycoside cyanogen, khi vào cơ thể sẽ giải phóng cyanua gây hại. Việc ăn khoai mì sống thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc cyanua, đồng thời gây suy giảm chức năng tuyến giáp và thần kinh. Thêm vào đó, tình trạng ngộ độc cyanua có thể gây tê liệt, tổn thương nội tạng và nghiêm trọng hơn có thể gây chết người.

Những người có vấn đề về chuyển hóa hoặc gặp khó khăn trong việc hấp thụ protein có nguy cơ bị ngộ độc cyanua cao hơn vì protein giúp loại bỏ cyanua khỏi cơ thể. Đây cũng là lý do vì sao ngộ độc cyanua do khoai mì thường xảy ra ở những nước đang phát triển hơn những nước đã phát triển, bởi vì người dân ở những quốc gia này thường bị thiếu hụt protein và thường tiêu thụ khoai mì như một nguồn cung cấp calo chính.

Hơn nữa, ở một số khu vực trên thế giới, khoai mì đã được chứng minh rằng có thể hấp thụ các hóa chất độc hại từ đất trồng, chẳng hạn như asen và cadimi. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở những người ăn nhiều khoai mì.

Chứa chất phản dinh dưỡng

Nếu bạn băn khoăn khoai mì có độc không thì bên cạnh các chất dinh dưỡng, củ khoai mì cũng chứa nhiều các hợp chất phản dinh dưỡng. Chất phản dinh dưỡng là những hợp chất tự nhiên có thể tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là thực vật. Chúng gây cản trở quá trình tiêu hóa, đồng thời ức chế sự hấp thụ vitamin và khoáng chất trong cơ thể. Tuy không có tác động đến hầu hết những người khỏe mạnh, nhưng những hợp chất này có thể tác động đến người đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe.

Chất phản dinh dưỡng có thể ngăn cản quá trình hấp thu và làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Dưới đây là một số chất phản dinh dưỡng được tìm thấy trong khoai mì:

  • Saponin: Là chất phản dinh dưỡng có khả năng làm giảm hấp thu một số vitamin và khoáng chất.
  • Phytate: Chất phản dinh dưỡng này có thể làm cản trở quá trình hấp thụ magiê, canxi, sắt và kẽm.
  • Tanin: Làm giảm khả năng chuyển hóa protein và làm gián đoạn quá trình hấp thụ sắt, kẽm, đồng và vitamin B1.

Ảnh hưởng của các chất phản dinh dưỡng càng rõ rệt hơn khi chúng ta tiêu thụ thường xuyên những loại thực phẩm có chứa nhiều hợp chất này. Vì vậy, dù có thích khoai mì đến mấy, bạn cũng nên cân bằng lại lượng củ này trong chế độ ăn của bản thân để hạn chế tác động của những chất phản dinh dưỡng đối với sức khỏe.

Video liên quan

Chủ Đề