Baáo cáo khảo sát thủy văn đối với kiến trúc năm 2024

Ngày 23/9/2021 tại trụ sở Tổng cục Khí tượng Thủy văn [KTTV], Phó Tổng cục trưởng Lê Hồng Phong đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với Liên đoàn Khảo sát KTTV về việc nghe báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn năm 2021.

Tham dự cuộc họp có đại diện các đơn vị: Vụ Kế hoạch - Tài chính; Văn phòng Tổng cục cùng Lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của Liên đoàn Khảo sát KTTV.

Liên đoàn trưởng Liên đoàn Khảo sát KTTV báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao năm 2021 đến thời điểm hiện nay, kế hoạch triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Tổng cục trưởng Lê Hồng Phong ghi nhận trong thời gian vừa qua, tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp trên phạm vi cả nước, nguồn kinh phí bị giảm, mặc dù vậy, Liên đoàn đã nỗ lực để thực hiện nhiệm vụ với sự quyết tâm cao, có kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm, chủ động phối hợp với các đơn vị chuyên môn như Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia và các Vụ chức năng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; chủ động tìm kiếm các hợp đồng dịch vụ về đo đạc khảo sát KTTV.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần phải được tập thể Lãnh đạo, cán bộ, viên chức của Liên đoàn nỗ lực khắc phục quyết liệt hơn nữa, nhất là tăng cường năng lực trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ của đơn vị như: công tác phối hợp với các đơn vị tham mưu tổng hợp như Văn phòng và các Vụ trong xây dựng, đề xuất nhiệm vụ theo kế hoạch và thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng cục; việc phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính trong thực hiện giải ngân, thanh quyết toán nhiệm vụ theo quy định. Để tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn được giao trong thời gian tới, Phó Tổng cục trưởng yêu cầu Liên đoàn triển khai một số nhiệm vụ như sau:

Nghiêm túc thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định, yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các văn bản có liên quan của Tổng cục KTTV về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Chủ trì, bám sát hướng dẫn của Vụ Kế hoạch - Tài chính về việc lập lại dự toán đối với nhiệm vụ được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao về Khảo sát diện và nhiệm vụ “Đo đạc địa hình và hải văn khu vực Cửa Đại phục vụ nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai và thoát lũ cho lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn” theo đúng quy định hiện hành.

Tổng hợp toàn bộ những khó khăn vướng mắc, những vấn đề chưa rõ về công tác tài chính, những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về khảo sát sau bão lũ theo chỉ đạo của Tổng cục và trong thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác, báo cáo Tổng cục và gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính để xem xét xử lý.

Đối với Dự án “Đo đạc bổ sung và hoàn thiện địa hình lòng dẫn hệ thống sông Hồng phục vụ dự báo, cảnh báo lũ và phòng tránh thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu”, Liên đoàn tổng hợp đầy đủ hồ sơ liên quan đến dự án, báo cáo cụ thể chi tiết về những công việc đã thực hiện, những nội dung cần thanh quyết toán, những đề xuất kiến nghị...,

Đối với hoạt động dịch vụ, Liên đoàn đảm bảo thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng và có phương án thực hiện phù hợp trong điều kiện tình hình COVID-19, đồng thời đảm bảo nâng cao nguồn thu nhập cho cán bộ, viên chức và người lao động Liên đoàn và thực hiện hỗ trợ hoạt động sự nghiệp của đơn vị, tái cấu trúc hoạt động của Liên đoàn.

Khảo sát thủy văn được xem là công việc quan trọng đối với hoạt động xây dựng và phát triển môi trường biển. Vậy cụ thể khảo sát thủy văn là gì? Quy trình khảo sát này được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Khảo sát thủy văn là gì? Vì sao cần khảo sát thủy văn?

– Khảo sát thủy văn là gì?

Khảo sát thủy văn [hay còn được gọi là khảo sát địa chất thủy văn] là hoạt động thu thập và phân tích đầy đủ những thông liên quan về môi trường nước, bao gồm đo lường mực nước, tốc độ dòng chảy, lưu lượng nước, nhiệt độ nước. Những dữ liệu này là yếu tố quan trọng để dự đoán những hiện tượng thủy văn như thủy triều, lũ lụt.

Ngoài ra, dữ liệu khảo sát thủy văn còn được sử dụng để phục vụ cho mục đích thiết kế các hệ thống nước ngầm. Dựa vào dữ liệu đó, các đơn vị khảo sát, thi công sẽ có phương pháp thăm dò, kiểm tra và hướng thi công thích hợp nhất đối với mỗi công trình khác nhau.

Khảo sát thủy văn là hoạt động thu thập và phân tích thông tin liên quan đến môi trường nước.

– Vì sao cần khảo sát thủy văn?

Đối với các dự án xây dựng, mực nước ngầm là một vấn đề quan trọng. Trong nhiều trường hợp nhất định, dữ liệu thu thập từ quá trình khảo sát thủy văn đóng vai trò vô cùng cần thiết đối với các công trình đòi hỏi tính bền bỉ và lâu dài.

Để có thể xây dựng được các công trình và đáp ứng được tính bền bỉ, lâu dài, việc khảo sát địa hình hay cụ thể khảo sát thủy văn là điều cần thiết để có số liệu phục vụ cho lập kế hoạch thiết kế hệ thống nước ngầm và thi công phù hợp.

Cụ thể, việc khảo sát thủy văn sẽ giúp thu thập được hàng loạt những thông tin, hệ thống và thiết kế mực nước ngầm. Từ đó sẽ có được những bảng tổng kết về kết quả khảo sát thủy văn và những thông tin có liên quan đến hạ tầng xung quanh khu vực đó. Nhờ đó xác định được việc xây dựng là khả thi và phù hợp hay không.

\>>> Xem thêm: Tại sao cần đo dòng chảy? Đo dòng chảy bằng thiết bị nào?

Quy trình khảo sát thủy văn

– Lập kế hoạch khảo sát và thiết kế nghiên cứu

Trong mọi công việc nói chung và khảo sát thủy văn nói riêng, việc lập kế hoạch khảo sát đóng vai trò quan trọng để xác định mục tiêu khảo sát. Lập kế hoạch nhằm hướng đến nên đo lường các yếu tố nào, tại khu vực nào và trong khoảng thời gian ra sao. Trong mọi cuộc khảo sát thủy văn, điều tra tại thực địa cần được lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Đồng thời, bản kế hoạch cần giải đáp rõ cho các câu hỏi sau:

  • Bạn đã biết gì về khu vực khảo sát thủy văn?
  • Những điều chưa biết về khu vực khảo sát?
  • Cần phải biết những yếu tố nào về khu vực khảo sát?

Ngoài lên kế hoạch, thiết kế nghiên cứu cũng là một công việc quan trọng và cần chuẩn bị kỹ càng trước khi tiến hành khảo sát. Thiết kế nghiên cứu bao gồm các công việc như lựa chọn vị trí đặt cảm biến, xác định được tần số đo lường phù hợp,…

Chỉ khi nhận định rõ được những vấn đề trên, công tác tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu thủy văn mới có thể mang lại những lợi ích cụ thể và được sử dụng hiệu quả.

– Chuẩn bị thiết bị và cảm biến phục vụ khảo sát thủy văn

Trước khi tiến hành khảo sát, người thực hiện cần xác định thiết bị và cảm biến cần thiết cho nhiệm vụ đo lường. Các thiết bị có thể bao gồm thiết bị đo lưu lượng nước, thiết bị đo tốc độ dòng chảy, thiết bị đo mực nước,…

– Lắp đặt thiết bị và bắt đầu thu thập dữ liệu

Lắp đặt các thiết bị và cảm biến theo vị trí đã được thiết kế trong kế hoạch nghiên cứu. Đồng thời cần phải đảm bảo rằng các thiết bị và cảm biến được lắp đặt chính xác và an toàn.

Sau đó, tiến hành thu thập dữ liệu khảo sát thủy văn theo lịch trình đã được thiết lập. Các thiết bị và cảm biến sẽ thực hiện nhiệm vụ ghi lại thông số thủy văn theo thời gian.

\>>> Xem thêm: QUY ĐỊNH VÀ THIẾT BỊ DÙNG TRONG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

– Lưu trữ, xử lý và phân tích dữ liệu

Dữ liệu thu thập được từ quá trình khảo sát cần phải được lưu trữ một cách an toàn. Bên cạnh đó, nguồn dữ liệu này cũng phải cần được xử lý để loại bỏ những dữ liệu nhiễu và tạo thành nguồn thông tin hữu ích.

Việc xử lý và phân tích dữ liệu nhằm tìm hiểu về xu hướng của thủy văn cũng như theo dõi các biến đổi theo thời gian, từ đó đưa ra những cảnh báo nếu cần.

– Báo cáo và ghi chép

Kết quả từ quá trình khảo sát thủy văn cần được tổng hợp, báo cáo trong một tài liệu. Ngoài ra, trong quá trình thu thập và xử lý dữ liệu, người thực hiện cũng cần ghi chép chi tiết.

– Ứng dụng kết quả khảo sát thủy văn

Thông tin thu thập được từ quá trình khảo sát thủy văn được sử dụng trong dự đoán lũ lụt, quản lý tài nguyên nước và đưa ra các quyết định về môi trường nước. Quá trình thực hiện khảo sát thủy văn đòi hỏi chuyên môn và kỹ thuật, cũng như tính nghiêm ngặt đối với quy trình và tiêu chuẩn quốc gia.

– Kiểm tra, bảo trì thiết bị và tối ưu hóa quy trình

Nhằm đảm bảo tính chính xác của các dữ liệu, thiết bị sử dụng thu thập dữ liệu thủy văn cần được kiểm tra và bảo trì định kỳ. Ngoài ra, để tối ưu hóa quy trình khảo sát, cần phải liên tục đánh giá dựa trên kinh nghiệm và kết quả cuộc khảo sát. Xem thêm: MỘT SỐ LOẠI CẢM BIẾN CHO TRẠM QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO TRÌ – BẢO DƯỠNG>>>

Bên cạnh đó, để quá trình khảo sát thủy văn diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả, cần lựa chọn thiết bị chất lượng và phù hợp. Công ty TNHH Đất Hợp hiện đang là đơn vị cung cấp thiết bị đo các chỉ tiêu vật lý và hóa học của nước chất lượng cao. Không những vậy, Đất Hợp còn sở hữu đội ngũ chuyên viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực khảo sát thủy văn hay đo đạc biển với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến khảo sát thủy văn hay đo đạc biển, hãy liên hệ đến HOTLINE 0903 825 125 để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết!

Chủ Đề