Bài học đầu cho con là thể thơ gì

Cập nhật lần cuối vào ngày 05/08/2021

Thơ Đỗ Trung Quân
Atabook.com - Chia sẻ. Kết nối. Truyền cảm hứng.

Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều   Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay   Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông   Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè   Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi   Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ...

[Rút trong tập thơ “Cỏ Hoa Cần Gặp”  in năm 1991]



Nhà thơ Đỗ Trung Quân sinh năm 1955 tại Sài Gòn. Ông nổi tiếng với nhiều bài thơ được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như Hương Tràm, Quê hương, Phượng hồng, ... Bài thơ Bài học đầu cho con đã được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc và đặt tên nhạc phẩm này là Quê hương. Khi bài hát được phát qua đài tiếng nói và băng cassette thời đó, có nhiều người thích nhưng cũng có nhiều người ghét, lại có những người thích nghe nhiều đoạn nhưng cứ đến đoạn cuối lại tắt đài đi.

Lý do của chuyện này thì như một tờ báo ngước ngoài đã viết: “Có một điều đáng nói là tuy nổi tiếng nhưng bài thơ cũng gặp không ít phê phán gay gắt, nhất là những người xa nước bởi một câu cuối kết thúc của bài thơ ["sẽ không lớn nổi thành người" - ATABOOK]. Người nghe thật sự bị hụt hẫng khi đang trong tâm trạng bị thuyết phục bởi những hình ảnh quen thuộc thân thương trong ký ức bỗng dưng nơi cuối cùng của bài thơ một âm thanh nghiêm khắc vang lên như kết án những con người lưu lạc... thế là người ta vừa thích vừa ghét, vừa muốn nghe tiếp lại vừa bực bội tắt máy khi sắp đến những dòng cuối cùng...”

Dưới đây là chia sẻ của nhà thơ Đỗ Trung Quân về bài thơ Bài học đầu cho con được tóm lược từ cuộc phỏng vấn của phóng viên Mặc Lâm [đài Á Châu Tự Do - RFA] với nhà thơ:

"Bài này được đăng lần đầu vào năm 1986, xuất xứ của nó là hồi đó tôi đề tặng bé Quỳnh Anh. Quỳnh Anh là con của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh bây giờ. Khi tôi đề tặng thì Quỳnh Anh mới chỉ được một tuổi thôi. [......] Giai đoạn đó thì ai cũng nghèo. Tôi không có gì làm quà cho cháu Quỳnh Anh [........] Thế thì khi tôi tặng như vậy thì tôi chọn một bài thơ cho trẻ con và tôi chọn một thể thơ dễ thuộc, dễ nhớ, đó là thơ 6 chữ, thơ 5 chữ - thơ 6 chữ đó, một thể thơ dễ thuộc ở Việt Nam. Và những hình ảnh thì tôi chọn những hình ảnh rất là gần gũi: cây khế, cầu tre, con diều...


Tôi đăng lần đầu năm 1986 ở báo Khăn Quàng Đỏ. Khi đăng bài này thì người biên tập có bỏ một vài đoạn và thêm một đoạn, đúng ra là một câu, cái câu cuối cùng. Những người biên tập bài này là chị Việt Nga, con của nhà thơ Lê Giang. Chị Việt Nga thì cũng đã mất vị bạo bệnh.

Một khổ thơ “Quê hương là cầu tre nhỏ...” tôi dùng thể thơ 6 chữ thì tự nhiên tôi bỏ lửng. Thông thường một khổ thơ có bốn câu, thế thì thấy tôi bỏ lửng như vậy thì chị Việt Nga đã thêm vào.

Khi tôi thấy họ sửa và bỏ một vài đoạn nên khi đăng lại vào năm 1991 ở trong tập Cỏ Hoa Cần Gặp [thơ, 1991] thì tôi đăng lại nguyên bản, và nguyên bản thì nó có khác với bài đầu tiên do khi đó đã được cắt bớt một vài đoạn

và thêm một câu là "quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người. Thật ra mà nói thì nhạc sĩ phổ theo cái bản của năm 1986 chứ không phải là theo bản của năm 1991".


Nhạc sĩ Giáp Văn Thạch và bài hát "Quê hương" phổ từ bài thơ "Bài học đầu cho con" của Đỗ Trung Quân



Nhạc sĩ Giáp Văn Thạch [1951 - ?]
 

Nhạc sĩ Giáp Văn Thạch sinh năm 1951, quê xã An Sơn, huyện Lái Thiêu [nay là thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương], là cán bộ phụ trách lĩnh vực âm nhạc Phòng Biên tập - Văn nghệ Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Sông Bé cũ. Ông là một người rất yêu thơ. Trong di cảo của ông, có thể tìm thấy nhiều tình khúc phổ thơ của nhiều nhà thơ như Vũ Quần Phương, Phan Thị Thanh Nhàn, Từ Nguyên Thạch… Hồi đó để tìm một tập thơ không dễ, nên nhạc sĩ Giáp Văn Thạch chủ yếu tìm đọc thơ trên các trang báo. Và đó cũng là cơ duyên ông sáng tác bài hát Quê hương phổ từ bài thơ Bài học đầu cho con của Đỗ Trung Quân đăng trên báo Khăn Quàng Đỏ.

Về thời điểm nhạc sĩ Giáp Văn Thạch sáng tác bài Quê hương hiện vẫn chưa rõ ràng. Có thông tin cho rằng bài hát được sáng tác vào năm 1983, lại có thông tin cho rằng chính xác phải là năm 1986. Còn nhà thơ Từ Nguyên Thạch - người công tác chung với Giáp Văn Thạch tại Phòng Biên tập-Văn nghệ Sở Văn hóa Thông tin Sông Bé, khẳng định rằng nhạc sĩ Giáp Văn Thạch sáng tác Quê hương vào năm 1984 vì "năm đó người viết bài này [tức nhà thơ Từ Nguyên Thạch - ATABOOK] có mời Giáp Văn Thạch đến nhà [quận Bình Thạnh, TP.HCM] dự đầy tháng con gái đầu lòng. Tại đây, Giáp Văn Thạch có ôm đàn hát cho chúng tôi nghe bài Quê hương."


Bút tích của nhạc sĩ Giáp văn Thạch về bài hát Quê hương
 

Tuy nhiên, chính những bài viết của nhà thơ Từ Nguyên Thạch về nhạc sĩ Giáp Văn Thạch cũng có những mâu thuẫn khiến chúng tôi - đội ngũ ATABOOK, khi viết bài này cũng không ...yên tâm. Chẳng hạn, trong bài viết "Những điều chưa biết về tác giả bài hát Quê hương", Từ Nguyên Thạch cho rằng nhạc sĩ Giáp Văn Thạch mất vào tháng 11-1984 khi đang dự lớp tập huấn về sưu tầm dân ca do Viện Nghiên cứu âm nhạc Bộ Văn Hóa tổ chức ở Phan Rang [tỉnh Thuận Hải cũ, nay là tỉnh Ninh Thuận], trong khi ở bài viết "Giáp Văn Thạch và những ước mơ" đăng trên Nguyệt san Pháp Luật TP.HCM tháng 1-2010, nhà thơ này lại cho rằng Giáp Văn Thạch mất năm 1986 tại Bình Thuận [?].

Chắc chắn một ngày nào đó, chúng tôi sẽ quay trở lại chủ đề này sau khi tìm được địa chỉ của bà quả phụ Phạm Thị Vui - vợ của nhạc sĩ Giáp Văn Thạch, cũng như phần mộ của nhạc sĩ tại An Sơn [Thuận An - Bình Dương], vì không thể không buồn khi ngay cả năm mất của một người nhạc sĩ - người sáng tác bài hát Quê hương đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam, mới qua đời cách đây chỉ chừng hơn 30 năm mà phần chú thích ảnh cho ông về năm mất, chúng tôi chỉ để dấu hỏi. Đáng buồn thay!

Về phương tiện thông tin đại chúng đầu tiên phát sóng bài hát Quê hương cũng không rõ ràng. Có thông tin cho là đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh, lại có thông tin cho rằng đó là Đài Tiếng Nói Việt Nam. Tuy nhiên, ca sĩ chuyên nghiệp đầu tiên thể hiện bài hát Quê hương có thể khẳng định là Ngọc Yến - ca sĩ chủ lực của nhóm nhạc Bách Việt  vào thời điểm đó. [Vậy mà nhà thơ Từ Nguyên Thạch trong bài viết đã dẫn ở trên vẫn nhầm là ca sĩ Bảo Yến - ATABOOK]

.

Dù sao đi nữa, những tranh luận về thời điểm sáng tác bài hát Quê hương hay thời điểm mất của nhạc sĩ Giáp Văn Thạch cũng không còn quá quan trọng, bởi điều quan trọng nhất vẫn là bài hát đã đọng lại trong lòng mỗi người dân đất Việt - dù đang sống trên đất nước này hay đang xa xứ nơi hải ngoại, một tình cảm thiết tha về quê hương Việt Nam và ý thức cội nguồn lại rưng rưng trong trái tim mỗi người khi nghe những giai điệu dung dị và gần gũi này.


Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Bài học đầu cho con hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Bài học đầu cho con đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Bài học đầu cho con - Đề số 1

Đọc hiểu:[ 4.5điểm]

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi :

QUÊ HƯƠNG

Quê hương là bàn tay mẹ

Dịu dàng hái lá mồng tơi

Bát canh ngọt ngào tỏa khói

Sau chiều tan học mưa rơi

Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người đều có

Vừa khi mở mắt chào đời

Quê hương là dòng sữa mẹ

Thơm thơm giọt xuống bên nôi

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

“Đỗ Trung Quân”

1, Chữa lỗi chính tả ở hai khổ thơ đầu mà người soạn đề đã cố ý viết sai?

2, Nêu chủ đề của bài thơ?

3, Viết về quê hương tác giả đã lựa chọn những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó có ý nghĩa gì?

4, Tìm và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng để gợi hình ảnh quê hương ở khổ đầu và khổ cuối của bài thơ?

5, Nói về quê hương có ý kiến cho rằng “Nơi nào giầu có nơi ấy là quê hương của tôi”. Quan niệm về quê hương của Đỗ Trung Quân có gì khác với quan niệm trên? Nêu quan điểm riêng của em về quê hương và lí giải điều đó?

6. Em hiểu thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ:

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

Câu

Đáp án

Điểm

Phần 1 [04 điểm]

a] Yêu cầu về kĩ năng:Học sinh biết cách đọc hiểu một văn bản thơ.

b]Yêu cầu về kiến thức:

Đề bài yêu cầu học sinh đọc hiểu được văn bản và trả lời theo câu hỏi đã định hướng:

Ý 1

Chữa lỗi chính tả:chèo -> trèo, dợp -> rợp0,5 điểm

Ý 2

Chủ đề của bài thơ: Bài thơ là những cảm nhận riêng của tác giả về quê hương: quê hương là những gì gần gũi, giản dị gắn bó với đời sống và tâm hồn của mỗi chúng ta. Bài thơ còn là lời nhắn gửi một thông điệp: quê hương là cội nguồn, là sự gắn bó máu thịt với chúng ta, nêu ai quên quê hương mình thì không thể trưởng thành.
0,5 điểm

Ý 3

Hình ảnh về quê hương trong bài thơ[chùm khế ngọt, đường đi học…] là những hình ảnh gần gũi, giản dị, thân thuộc với mỗi con người . Những hình ảnh thơ cho ta thấy quê hương không phải là những gì lớn lao mà là những kỉ niệm gắn bó với quá trình trưởng thành của mỗi con người vì vậy quê hương giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng.0,5 điểm

Ý 4

Các biện pháp nghệ thuât: Câu hỏi tu từ, so sánh, lặp cấu trúc cú pháp, dùng câu khảng định. Tác dụng tạo nhịp điệu, tạo cho lời thơ tha thiết, giàu hình tượng . Nghệ thuật so sánh độc đáo nhằm khảng định sự duy nhất của quê hương. Dùng câu khảng định để khắc sâu vào tâm khảm chúng ta một nhận thức: không nhớ quê hương thì không đủ tư cách làm người.1,0 điểm

Ý 5

– Quan niệm của câu nói “Nơi nào giầu có nơi ấy là quê hương của tôi” là đề cao vật chất. Quan niệm này lệch lạc vì nơi giàu có không hẳn là nơi ta sinh ra.- Quan niệm của Đỗ Trung Quân là đề cao thế giới tinh thần. Quê hương là nơi gắn bó máu thịt với chúng ta trong quá trình trưởng thành. Đó là mảnh đất chào đón sự khởi đầu của một cuộc đời, là nơi ta cắp sách tới trường, nơi cội nguồn của ta, nơi ta có kỉ niệm tuổi thơ… Mỗi con người không thể có hai quê hương cũng như không có hai người mẹ. Ta cũng không thể lựa chọn quê hương của mình. Nơi ta sinh ra có thể là một miền quê nghèo khổ, hoặc đó là một miền đất xa xôi hẻo lánh nhưng ta không thể chối từ để nhận một miền quê trù phú là quê hương của mình. Lời thơ của Đỗ Trung Quân có ý nghĩa giáo dục tình yêu quê hương đất nước một cách sâu sắc.

- Phần trình bày quan niệm cá nhân học sinh trình bày theo nhiều cách miễn là hợp lí và trình bày khoa học.

1,5 điểm

Ý 6

Câu thơ là bài học người cha muốn nhắc nhở: Phải biết nhớ về quê hương, về cội nguồn. Đây là yếu tố căn bản đầu tiên đẻ con người có thể trưởng thành nên người0,5 điểm

Đọc hiểu Bài học đầu cho con - Đề số 2

I. Đọc - hiểu [3,0 điểm]:

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Quê hương là bàn tay mẹ

Dịu dàng hái lá mồng tơi

Bát canh ngọt ngào tỏa khói

Sau chiều tan học mưa rơi

Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người đều có

Vừa khi mở mắt chào đời

Quê hương là dòng sữa mẹ

Thơm thơm giọt xuống bên nôi

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

[Trích Bài học đầu cho con - Đỗ Trung Quân]

1. Cho biết thể thơ? [1.0 điểm]

2. Viết về quê hương tác giả đã lựa chọn những hình ảnh nào? [0.5 điểm]

3.Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên? [0.5 điểm]

4.Bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ảnh hưởng của quê hương trong sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. [Trình bày trong khoảng 5-7 câu] [1.0 điểm]

ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

[ Gồm: 03 trang]

Phần/

Câu

Nội dung

Biểu

điểm

I.

Đọc - hiểu:

[3,0]

* Yêu cầu chung:

-Học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản.

- Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

1.

Xác định thể thơ?

1,0

1.1. Mục đích câu hỏi:Nhằm đánh giá khả năng nhận biết về thể thơ được sử dụng trong đoạn trích.

1.2. Đáp án: Thể thơ Tự do – 6 tiếng

1.3. Hướng dẫn chấm:

- Trả lời đúng như đáp án.

1,0

- Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời.

0,0

2.

Viết về quê hương tác giả đã lựa chọn những hình ảnh nào?

0,5

2.1. Mục đích câu hỏi:Nhằm đánh giá khả năng nhận biết những hình ảnh về quê hương được nhà thơ đề cập đến trong đoạn trích.

2.2. Đáp án: Những hình ảnh về quê hương: Bàn tay mẹ, bát canh ngọt ngào, vàng hoa bí, giậu mồng tơi, bờ dâm bụt, dòng sữa mẹ,...

2.3. Hướng dẫn chấm:

- Trả lời đúng như đáp án.

0,5

-Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời.

0,0

3.

Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên?

0,5

3.1. Mục đích câu hỏi:Nhằm đánh giá khả năng nhận biết của học sinh về phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ.

3.2. Đáp án: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/nghệ thuật.

3.3. Hướng dẫn chấm:

-Trả lời đúng như đáp án.

0,5

-Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời.

0,0

4.

Bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ảnh hưởng của quê hương trong sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. [Trình bày trong khoảng 5-7 câu]

1,0

4.1. Mục đích câu hỏi:Nhằm đánh giá mức độ tình cảm, suy nghĩ, hiểu biết của học sinh liên quan đến vấn đề.

4.2. Đáp án: Đoạn văn giàu cảm xúc, suy nghĩ chân thành, sâu sắc về quê hương trong sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người.

4.3. Hướng dẫn chấm:

-Trả lời đúng như đáp án hoặc có cách trả lời khác nhưng đúng đắn, thuyết phục, diễn đạt rõ ràng.

1,0

- Cơ bản trả lời thuyết phục nhưng diễn đạt còn lòng vòng.

0,5

- Trả lời không thuyết phục, diễn đạt lủng củng hoặc không trả lời.

0,0

Video liên quan

Chủ Đề