Bài tập định luật Bôi-lơ -- Ma-ri-ốt

+ Trạng thái của một lượng khí được xác định bằng ba thông số: V, p, T.

· Thể tích V [m3, lít]: 1 lít = 1 dm3 = 10-3 m3.

· Áp suất p [N/m2, Pa, atm, mmHg, torr, bar ….]

1 N/m2 = 1 Pa; 1 atm = 1,031.105 Pa; 1 mmHg = 133 Pa = 1 torr.

· Nhiệt độ tuyệt đối T [K]: T = 273 + t [t là nhiệt độ Xen-xi-út, đơn vị °C]

2. Quá trình biến đổi trạng thái [quá trình]

+ Quá trình biến đổi trạng thái là quá trình một lượng khí chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.

+ Trong hầu hết các quá trình tự nhiên, cả ba thông số trạng thái đều thay đổi. Tuy nhiên cũng có thể thực hiện được những quá trình trong đó có hai thông số biến đổi, còn một thông số không đổi. Những quá trình này được gọi là đẳng quá trình.

3. Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt

+ Quá trình đẳng nhiệt là quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi.

+ Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.

Ø Biểu thức: \[p\sim\frac{1}{V}\to p.V\,=c\text{ons}t\to \,{{p}_{1}}{{V}_{1}}={{p}_{2}}{{V}_{2}}.\]

4. Đường đẳng nhiệt

+ Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi gọi là đường đẳng nhiệt. Trong hệ tọa độ [p, V] đường này là đường hypebol. Ứng với các nhiệt độ khác nhau của cùng một lượng khí có các đường đẳng nhiệt khác nhau.

+ Đường đẳng nhiệt ở trên ứng với nhiệt độ cao hơn đường đẳng nhiệt ở dưới.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Xác định các thông số trạng thái khí trong quá trình đẳng nhiệt

+ Điều kiện áp dụng: Khối khí xác định, nhiệt độ không đổi.

Ø Bước 1: Liệt kê thông số của chất khí ở các trạng thái.

Trạng thái 1: p1; V1; Trạng thái 2: p2; V2.

Ø Bước 2: Vận dụng định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt: \[\,{{p}_{1}}{{V}_{1}}={{p}_{2}}{{V}_{2}}.\]

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu C1. [ trang 157 sgk Vật Lí 10]:

Hãy tính các giá trị của tích pV ở bảng 29.1 và rút ra kết luận về dự đoán.

Thể tích V [cm3]

Áp suất p [105 Pa]

pV

20

1,00

 

10

2,00

 

40

0,50

 

30

0,67

 

Trả lời:

Hoàn thành bảng:

Thể tích V [cm3]

Áp suất p [105 Pa]

pV

20

1,00

20

10

2,00

20

40

0,50

20

30

0,67

20,1

Từ kết quả tính toàn rút ra:

Trong quá trình đẳng nhiệt, áp suất p tỉ lệ nghịch với thể tích V: \[p\sim\frac{1}{V}\to p.V\,\] = hằng số.

Câu C2. [ trang 157 sgk Vật Lí 10]:

Hãy dùng các số liệu trong bảng thí nghiệm để vẽ đường biểu diễn sự biến thiên của p theo V trong hệ tọa độ [p, V].

  • Trên trục hoành: 1 cm ứng với 10 cm3.
  • Trên trục tung: 1 cm ứng với 0,2.105 Pa.

Trả lời:

Đồ thị biến thiên của p theo V trong hệ tọa độ [p, V] như hình bên.

Bài 1 [trang 159 SGK Vật Lí 10]:

Kể tên các thông số trạng thái của một lượng khí

Lời giải:

Trạng thái của một lượng khí được xác định bằng ba thông số: thể tích V, áp suất p và nhiệt độ tuyệt đối T.

Bài 2 [trang 159 SGK Vật Lí 10]:

Thế nào là quá trình đẳng nhiệt?

Lời giải:

Quá trình đẳng nhiệt là quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí xác định, trong đó nhiệt độ được giữ không đổi.

Bài 3 [trang 159 SGK Vật Lí 10]:

Phát biểu và viết hệ thức của định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt.

Lời giải:

Định luật Bôilơ-Mariốt : Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.

Hệ thức của định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt: \[p\sim\frac{1}{V}\to p.V\,=c\text{ons}t\to \,{{p}_{1}}{{V}_{1}}={{p}_{2}}{{V}_{2}}.\]

Bài 4 [trang 159 SGK Vật Lý 10]:

Đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ [p, V] có dạng gì?

Lời giải:

Trong hệ tọa độ [p, V] đường đẳng nhiệt là đường hypebol.

Bài 5 [trang 159 SGK Vật Lí 10]:

Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?

A. Thể tích. B. Khối lượng.

C. Nhiệt độ tuyệt đối. D. Áp suất.

Lời giải:

Trạng thái của một lượng khí được xác định bằng ba thông số: thể tích V, áp suất p và nhiệt độ tuyệt đối T, nên khối lượng không phải là thông số trạng thái của một lượng khí.

Bài 6 [trang 159 SGK Vật Lí 10]:

Trong các hệ thức sau đây hệ thức nào không phù hợp với định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt?

A. \[p\sim\frac{1}{V}\cdot \] B. \[V\sim\frac{1}{p}\cdot\] C. \[V\sim{p}.\] D. \[{{p}_{1}}{{V}_{1}}={{p}_{2}}{{V}_{2}}.\]

Lời giải: Chọn C.

Hệ thức của định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt: \[p\sim\frac{1}{V}\to p.V\,=c\text{ons}t\to \,{{p}_{1}}{{V}_{1}}={{p}_{2}}{{V}_{2}}\]

Nên \[V\sim{p}\] là hệ thức không phù hợp với định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt.

Bài 7 [trang 159 SGK Vật Lí 10]:

Trong các hệ thức sau đây hệ thức nào phù hợp với định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt?

A. \[{{p}_{1}}{{V}_{1}}={{p}_{2}}{{V}_{2}}.  \] B. \[\frac{{{p}_{1}}}{{{V}_{1}}}=\frac{{{p}_{2}}}{{{V}_{2}}}.~\] C. \[\frac{{{p}_{1}}}{{{p}_{2}}}=\frac{{{V}_{1}}}{{{V}_{2}}}.~\] D. \[p\sim V.\]

Lời giải: Chọn A.

Hệ thức của định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt: \[p\sim\frac{1}{V}\to p.V\,=c\text{ons}t\to \,{{p}_{1}}{{V}_{1}}={{p}_{2}}{{V}_{2}}\]

Nên \[{{p}_{1}}{{V}_{1}}={{p}_{2}}{{V}_{2}}\] là hệ thức phù hợp với định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt.

Bài 8 [trang 159 SGK Vật Lí 10]:

Một xilanh chứa 150 cm3 khí ở áp suất 2.105 Pa. Pit-tông nén khí trong xilanh xuống còn 100 cm3.Tính áp suất của khí trong xilanh lúc này, coi nhiệt độ như không đổi.

Lời giải:

Trạng thái 1Trạng thái 2

Áp dụng định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt ta có:

\[\begin{align}   & \,{{p}_{1}}{{V}_{1}}={{p}_{2}}{{V}_{2}}\Leftrightarrow {{2.10}^{5}}.150={{p}_{2}}.100 \\  & \Rightarrow {{p}_{2}}={{3.10}^{5}}\,Pa. \\ \end{align}\]

V1 = 150 cm3

p1 = 2.105 Pa.

V2 = 100 cm3

p2 = ?

Bài 9 [trang 159 SGK Vật Lí 10]:

Một quả bóng có dung tích 2,5 lít. Người ta bơm không khí ở áp suất 105 Pa vào bóng. Mỗi lần bơm được 125 cm3 không khí. Tính áp suất của không khí trong quả bóng sau 45 lần bơm. Coi quả bóng trước khi bơm không có không khí và trong khi bơm nhiệt độ của không khí không thay đổi.

Lời giải:

Trạng thái 1: V1 = 45.125 cm3 = 5625 cm3 = 5,625 lít; p1 =105 Pa.

Trạng thái 2: V2 = 2,5 lít; p2 = ?

T = const. Áp dụng định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt ta có:

\[\,{{p}_{1}}{{V}_{1}}={{p}_{2}}{{V}_{2}}\Rightarrow \,{{p}_{2}}=\frac{{{V}_{1}}}{{{V}_{2}}}.\,{{p}_{1}}=\frac{5,625}{2,5}{{.10}^{5}}=2,{{25.10}^{5}}\,Pa.\]

Trên đây là gợi ý giải bài tập Vật Lý 10 bài vật lý 10 bài định luật bôi-lơ do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

[1]

Dạng 1: Định luật Bôi Mariốt, quá trình đẳng nhiệt



Câu 1: Một khối khí ở điều kiện nhiệt độ khơng đổi có thể tích V = 2,4 m³ và áp suất là p = 100 kPa.Khi áp suất có giá trị 50 kPa thì thể tích của khối khí là


A. 3,6 m³ B. 4,8 m³ C. 7,2 m³ D. 1,2 m³


Câu 2: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 4 lít thì áp suất của khí tăng lên bao nhiêu lần.


A. 2,5 lần B. 2 lần C. 1,5 lần D. 4 lần


Câu 3: Một khối khí lí tưởng xác định có áp suất 1 atm được làm tăng áp suất đến 4 atm ở nhiệt độkhơng đổi thì thể tích biến đổi một lượng 3 lít. Thể tích ban đầu của khối khí đó là:


A. 4,0 lít. B. 8,0 lít. C. 12 lít. D. 16 lít.


Câu 4: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì áp suất tăng một lượng Δp = 50 kPa. Ápsuất ban đầu của khí đó là


A. 40kPa B. 60kPa C. 80kPa D. 100kPa


Câu 5: Dùng ống bơm bơm một quả bóng bị xẹp, mỗi lần bơm đẩy được 50cm³ khơng khí ở áp suất1,0 atm vào quả bóng. Sau 60 lần bơm quả bóng có dung tích 2 lít, coi q trình bơm nhiệt độkhơng đổi, áp suất khí trong quả bóng sau khi bơm là


A. 1,25 atm B. 1,5 atm C. 2 atm D. 2,5 atm


Dạng 2: Định Luật Saclơ, q trình đẳng tích



Câu 6: Một khối khí lí tưởng nhốt trong bình kín. Tăng nhiệt độ của khối khí từ 100°C lên 200°C thìáp suất trong bình sẽ


A. Có thể tăng hoặc giảm B. tăng lên hơn 2 lần áp suất cũ


C. tăng lên ít hơn 2 lần áp suất cũ D. tăng lên đúng bằng 2 lần áp suất cũ


Câu 7: Ở 7°C áp suất của một khối khí bằng 0,897 atm. Khi áp suất khối khí này tăng đến 1,75 atm thìnhiệt độ của khối khí này bằng bao nhiêu, coi thể tích khí khơng đổi


Câu 8: Một bình nạp khí ở nhiệt độ 33°C dưới áp suất 300 kPa. Tăng nhiệt độ cho bình đến nhiệt độ37°C đẳng tích thì độ tăng áp suất của khí trong bình là


A. 3,92 kPa B. 3,24 kPa C. 5,64 kPa D. 4,32 kPa


Câu 9: Một lượng hơi nước ở 100°C có áp suất 1 atm ở trong một bình kín. Làmnóng bình đến 150°C đẳng tích thì áp suất của khối khí trong bình sẽ là


A. 2,75 atm B. 1,13 atm C. 4,75 atm D.


5,2 atm


Câu 10: Cho đồ thị p – T biểu diễn hai đường đẳng tích của cùng một khối khí xácđịnh như hình vẽ. Đáp án nào sau đây biểu diễn đúng mối quan hệ về thể tích


A. V1 > V2 B. V1 < V2 C. V1 = V2 D. V1 ≥ V2


Câu 11: Một khối khí ban đầu ở áp suất 2 atm, nhiệt độ 0°C, làm nóng khí đến nhiệt độ 102°C đẳng tíchthì áp suất của khối khí đó sẽ là


A. 2,75 atm B. 2,13 atm C. 3,75 atm D. 3,2 atm



Câu 12: Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 27°C và áp suất 0,6 atm. Khi đèn sáng, áp suất khơng khítrong bình là 1atm và khơng làm vỡ bóng đèn. Coi dung tích của bóng đèn khơng đổi, nhiệt độcủa khí trong đèn khi cháy sáng là


A. 500°C B. 227°C C. 450°C D. 380°C


p


TV2V1

[2]

Câu 13: Nếu nhiệt độ khi đèn tắt là 25°C, khi đèn sáng là 323°C thì áp suất khí trơ trong bóng đèn khisáng tăng lên là


A. 12,92 lần B. 10,8 lần C. 2 lần D. 1,5 lần


Câu 14: Một bình chứa N = 3,01.1023 phân tử khí Heli. Khối lượng khí Heli chứa trong bình là


A. 2g B. 4g C. 6g D. 8g


Câu 15: Một bình chứa N = 3,01.1023 phân tử khí Heli. Biết nhiệt độ trong bình là 0°C và áp suất là


1atm. Thể tích của bình là


A. 5,6 lít B. 11,2 lít C. 16,8 lít D. 22,4 lít


Dạng 3: Định luật Gay Luxắc, q trình đẳng áp – phương trình trạng thái

Câu 16: Trong thí nghiệm với khối khí chứa trong một quả bóng kín, dìm nó vào một chậu nước lớn để

làm thay đổi các thông số của khí. Biến đổi của khí là đẳng quá trình nào sau đây:


A. Đẳng áp B. đẳng nhiệt C. đẳng tích D. biến đổi bất kì


Câu 17: Một lượng khí lí tưởng biến đổi trạng thái theo đồ thị như hình vẽ quátrình biến đổi từ trạng thái 1 đến trạng thái 2 là q trình


A. Đẳng tích B. đẳng áp


C. đẳng nhiệt D. biến đổi bất kỳ


Câu 18: Ở nhiệt độ 273°C thể tích của một khối khí là 10 lít. Khi áp suất khơng đổi, thể tích của khí đóở 546°C là


A. 20 lít B. 15 lít C. 12 lít D. 13,5 lít


Câu 19: Hai q trình biến đổi khí liên tiếp như hình vẽ bên. Mơ tả nào sau đâyvề hai quá trình là đúng


A. Nung nóng đẳng tích rồi dãn đẳng áp


B. Nung nóng đẳng tích rồi nén đẳng áp


C. Nung nóng đẳng áp rồi dãn đẳng nhiệt.


D. Nung nóng đẳng áp rồi nén đẳng nhiệt.


Câu 20: Một khí lí tưởng có thể tích 10 lít ở 27°C áp suất 1 atm, biến đổi đẳng tích áp suất tăng gấp 2lần; sau đó biến đổi đẳng áp, thể tích sau cùng là 15 lít. Nhiệt độ sau cùng của khối khí là



A. 900°C B. 81°C C. 627°C D. 427°C


Câu 21: Tích của áp suất p và thể tích V của một khối lượng khí lí tưởng xác định thì


A. khơng phụ thuộc vào nhiệt độ B. tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối


C. tỉ lệ thuận với nhiệt độ Xenxiut D. tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối


[1] [2]TV


TTo


p

Video liên quan

Chủ Đề