Bài tập tính đường cao trong tam giác vuông

Lý thuyết: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông

  • Xem
  • Lịch sử chỉnh sửa
  • Bản đồ
  • Files
Bản để in

Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông

Mục lục

1. Hệ thức giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền [edit]

2. Một số hệ thức liên quan tới đường cao [edit]

Hệ thức giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền [edit]

Định lí 1:

Trong một tam giác vuông, bình phương mỗi cạnh góc vuông bằng tích của cạnh huyền và hình chiếu của cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền.


Giả thiết:

\[\Delta ABC\] vuông tại \[A\], có: \[AH \bot BC;\ H\in BC\]

\[\Rightarrow AB^2=BH.BC;\ AC^2=HC.BC\]

Hay \[b^2 = a.b;\ c^2 = a.c\]

Chứng minh:

Xét \[\Delta AHC\]\[\Delta ABC\] có:

\[\widehat{C}\] chung

\[\widehat{AHC}=\widehat{BAC}=90^o\]

Vậy \[\Delta AHC \sim \Delta BAC\ [g.g] \]

\[\Rightarrow \dfrac{HC}{AC}=\dfrac{AC}{BC}\]

\[\Rightarrow AC^2=BC.HC\] hay \[b^2=a.b. \]

Tương tự, ta có: \[c^2=a.c. \]

Ngoài ra, hai hệ thức trên còn được phát biểu dựa vào khái niệm trung bình nhân như sau:

Trong một tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông là trung bình nhân của cạnh huyền và hình chiếu của cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền.

Một số hệ thức liên quan tới đường cao [edit]

Định lí 2:

Trong một tam giác vuông, bình phương đường cao ứng với cạnh huyền bằng tích hai hình chiếu của hai cạnh góc vuông trên cạnh huyền.


Giả thiết:

\[\Delta ABC\] vuông tại \[A\], có: \[AH \bot BC;\ H\in BC\]

\[\Rightarrow AH^2=BH.HC\] hay \[h^2=b.c\]

Chứng minh:

Xét \[\Delta AHB\]\[\Delta CHA\] có:

\[\widehat{AHB}=\widehat{AHC}=90^o\]

\[\widehat{BAH}=\widehat{ACH}\ [\]Vì cùng phụ với \[\widehat{ABC}]\]

Vậy \[\Delta BHA \sim \Delta AHC\ [g.g] \]

\[\Rightarrow \dfrac{BH}{AH}=\dfrac{AH}{HC}\]

\[\Rightarrow AH^2=HC.HB\] hay \[h^2=b.c\]

Ngoài ra, hai hệ thức trên còn được phát biểu dựa vào khái niệm trung bình nhân như sau:

Trong một tam giác vuông, đường cao ứng với cạnh huyền là trung bình nhân của hai đoạn thẳng mà nó định ra trên cạnh huyền.

Định lí 3:

Trong một tam giác vuông, tích hai cạnh góc vuông bằng tích của cạnh huyền và đường cao tương ứng.


Giả thiết:
\[\Delta ABC\] vuông tại \[A\], có: \[AH \bot BC;\ H\in BC\]
\[\Rightarrow AH.BC=AB.AC\]
Hay \[h.a=b.c\]

Chứng minh:

Cách 1: Dựa vào tam giác đồng dạng

Xét \[\Delta AHC\]\[\Delta ABC\] có:

\[\widehat{C}\] chung

\[\widehat{AHC}=\widehat{BAC}=90^o\]

Vậy \[\Delta AHC \sim \Delta BAC\ [g.g] \]

\[\Rightarrow \dfrac{AH}{AB}=\dfrac{AC}{BC}\]

\[\Rightarrow AH.BC=AC.AB\] hay \[h.a=b.c\]

Cách 2: Dựa vào công thức tính diện tích tam giác

Gọi \[S_{ABC}\] là diện tích tam giác \[ABC\]

\[\Delta ABC\] vuông tại \[A\]\[AH\] là đường cao

\[\Rightarrow S_{ABC}=\dfrac{1}{2}AB.AC=\dfrac{1}{2}AH.BC\]

\[\Rightarrow S_{ABC}=AC.AB=AH.BC\]

\[\Rightarrow S_{ABC}=b.c=h.a\]

Định lí 4:

Trong một tam giác vuông, nghịch đảo của bình phương đường cao ứng với cạnh huyền bằng tổng các nghịch đảo của bình phương hai cạnh góc vuông.


Giả thiết:
\[\Delta ABC\] vuông tại \[A\], có: \[AH \bot BC;\ H\in BC\]
\[\Rightarrow \dfrac{1}{AH^2}=\dfrac{1}{AC^2}+\dfrac{1}{AB^2}\]
Hay \[\dfrac{1}{h^2}=\dfrac{1}{b^2}+\dfrac{1}{c^2}.\]

Chứng minh:

Từ định lí 3:

\[h.a=b.c\]

Ta có biến đổi:

\[h^2.a^2=b^2.c^2\]

\[\Rightarrow h^2= \dfrac{b^2.c^2}{a^2}\]

\[\Rightarrow \dfrac{1}{h^2}=\dfrac{a^2}{b^2.c^2}=\dfrac{b^2+c^2}{b^2c^2}=\dfrac{1}{b^2}+\dfrac{1}{c^2}.\]

Qui ước:

Trong các ví dụ và các bài tập tính toán bằng số của chương này, các số đo độ dài ở mỗi bài nếu không ghi đơn vị ta quy ước là cùng đơn vị đo.


Diễn đàn
Chuyển tới... Chuyển tới... Diễn đàn Luyện tập: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông Lý thuyết: Tỉ số lượng giác của góc nhọn Luyện tập: Tỉ số lượng giác của góc nhọn Thực hành: Nhận biết các tỷ số lượng giác góc nhọn Lý thuyết: Hệ thức giữa các cạnh và các góc của một tam giác vuông Luyện tập: Hệ thức giữa các cạnh và các góc của một tam giác vuông Lý thuyết: Ứng dụng thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn. Thực hành ngoài trời Luyện tập: Ứng dụng thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn. Thực hành ngoài trời Lý thuyết: Hệ thức lượng trong tam giác vuông Bài kiểm tra: Hệ thức lượng trong tam giác vuông Toán thực tế Chương 1 Link vào học Lý thuyết: Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn Luyện tập: Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn Lý thuyết: Đường kính và dây của đường tròn Luyện tập: Đường kính và dây của đường tròn Link vào học Lý thuyết: Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây Luyện tập: Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây Lý thuyết: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn Luyện tập: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn Lý thuyết: Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn Luyện tập: Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn Lý thuyết: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau Luyện tập: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau Lý thuyết: Vị trí tương đối của hai đường tròn Luyện tập: Vị trí tương đối của hai đường tròn Luyện tập: Đường tròn Bài kiểm tra: Đường tròn Tài liệu ôn tập Link vào học Lý thuyết: Góc ở tâm. Số đo cung Luyện tập: Góc ở tâm. Số đo cung Lý thuyết: Liên hệ giữa cung và dây Luyện tập: Liên hệ giữa cung và dây Lý thuyết: Góc nội tiếp Thực hành: Góc nội tiếp Luyện tập: Góc nội tiếp Lý thuyết: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung Thực hành: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung Luyện tập: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung Lý thuyết: Góc có đỉnh ở bên trong, bên ngoài đường tròn Thực hành: Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn Luyện tập: Góc có đỉnh ở bên trong, bên ngoài đường tròn Lý thuyết: Tứ giác nội tiếp Thực hành: Nhận xét tính chất của tứ giác nội tiếp Luyện tập: Tứ giác nội tiếp Lý thuyết: Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp Luyện tập: Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp Lý thuyết: Độ dài đường tròn, cung tròn Minh họa độ dài đường tròn Luyện tập: Độ dài đường tròn, cung tròn Lý thuyết: Diện tích hình tròn, hình quạt tròn Minh họa cách tính diện tích Hình tròn Luyện tập: Diện tích hình tròn, hình quạt tròn Lý thuyết: Góc với đường tròn Bài kiểm tra: Góc với đường tròn Bài kiểm tra 45 phút Lý thuyết: Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ Luyện tập: Hình trụ Lý thuyết: Hình nón - Hình nón cụt Luyện tập: Hình nón - Hình nón cụt Lý thuyết: Hình cầu Luyện tập: Hình cầu Toán thực tế chương 4 Lý thuyết: Hình trụ - Hình nón - Hình cầu Bài kiểm tra: Hình trụ - Hình nón - Hình cầu
Luyện tập: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông

Video liên quan

Chủ Đề