Bài viết tiếng Anh về người anh hùng

LuatTreEm xin giới thiệu đến các em tài liệu Đoạn văn kể về người anh hùng mà em thích dưới đây nhằm giúp các em biết cách viết đoạn văn hay và đặc sắc nhất. Chúc các em có được những đoạn văn kể về một kì học tập của mình thật hay nhé!

Bạn đang xem: Đoạn văn kể về người anh hùng mà em thích [hay nhất]

Đề bài: Bằng một đoạn văn ngắn em hãy kể về người anh hùng mà em quý mến nhất.

Gợi ý làm bài:

Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, hà hiếp nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải. Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi: chị là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Cả hai bà đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương. Năm 43, quân giặc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà lãnh đạo quân ta chiên đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, yếu thế, Hai Bà nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta lại chìm trong vòng áp bức của giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có rất nhiều anh hùng được sử sách ghi danh, một trong số đó là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Người mà được toàn thể nhân dân Việt Nam kính trọng gọi bằng Bác Hồ. Bác là người lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc Cách mạng tháng 8, lập lên nước Việt nam dân chủ cộng hòa. Tiếp đó, Bác lại lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành thắng lợi hoàn toàn thống nhất đất nước. Bác được UNESCO phong tặng danh hiệu ” Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới.” Cả cuộc đời Bác là một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng và lối sống giản dị của Bác để cho nhân dân noi theo. Nhờ có sự lãnh đạo của Bác mà Việt Nam đang là thuộc địa của thực dân Pháp nay đã thành một nước độc lập. Để biết ơn Bác, em nguyện ngoan ngoãn chăm học làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

Chị Võ Thị Sáu [1933-1952] xứng đáng với danh hiệu người anh hùng của dân tộc Việt Nam. Ngay từ năm 15 tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Tháng 5/1950, bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, giặc đày chị ra Côn Đảo và hành quyết. Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.

Theo truyền thuyết kể lại vua Lê Lợi được thần Long Quân sai rùa vàng trao kiếm dẹp giặc Minh. Lê Lợi là vị vua đầu tiên của nhà Hậu Lê – triều đại dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Nhà vua sinh năm 1385. Khi vua hai mươi mốt tuổi, giặc Minh kéo sang xâm lược nước ta. Trước những cai trị độc ác, tàn bạo của kẻ thù, Lê Lợi nuôi chí lớn đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. Lê Lợi đã tập hợp quân lính để thực hiện điều đó. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhanh chóng diễn ra. Sau chục năm chiến đấu gian khổ, vị tướng Lê Lợi và toàn quân đã thắng lợi, dẹp tan giặc Minh. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế. Vị vua thành lập ra nhà Hậu Lê đã đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ. Lê Lợi quả thực là một anh hùng dân tộc ta.

Lịch sử nước ta có biết bao nhiêu cuộc vị anh hùng chống ngoại xâm cứu nước lỗi lạc mà xuất thân từ những người dân bình thường. Nguyễn Thị Minh Khai cũng vậy. Lớn lên chứng kiến cảnh lầm than của quê hương, năm 16 tuổi bà đã tham gia hoạt động cách mạng. Trong đấu tranh bà rất kiên cường, nhanh trí khiến bọn giặc Pháp nhiều phen hoảng sợ và tìm mọi cách hãm hại bà. Năm 1940, Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt, giặc tra tấn bà hết sức dã man nhưng sau mỗi trận đòn tra tấn đó Nguyễn Thị Minh Khai đã dùng máu của mình viết nên những câu thơ nêu cao khí tiết của người chiến sĩ cộng sản. Biết không thể khuất phục được bà chúng đã đem ra xử bắn. Em rất tự hào được học dưới mái trường mang tên người anh hùng Nguyễn Thị Minh Khai.

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục

Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể về một vị anh hùng bao gồm các bài văn mẫu hay và chọn lọc cho các em học sinh tham khảo, luyện tập kỹ năng viết văn kể chuyện lớp 3, chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 lớp 3. Mời các em cùng tham khảo chi tiết để có được những bài văn kể về một anh hùng dân tộc mà em biết lớp 3 hay nhất.

  • Kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết [34 mẫu]
  • Viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết lớp 3

Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể về một vị anh hùng lớp 3

  • Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 1
  • Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 2
  • Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 3
  • Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 4
  • Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 5
  • Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 6
  • Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 7
  • Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 8
  • Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 9
  • Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 10
  • Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 11
  • Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 12
  • Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 13
  • Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 14

Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 1

Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong suốt những năm đó, biết bao anh hùng đã đứng lên để lãnh đạo nhân dân giành lại độc lập cho dân tộc. Nhưng em cảm thấy ấn tượng nhất với Nguyễn Trãi - vị tướng tài ba đã giúp quân ta giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống lại quân Minh xâm lược. Nguyễn Trãi [1380 - 1442], quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Khi quân Minh đến xâm lược nước ta, Nguyễn Trãi đã tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là quân sư cho Lê Lợi trong nhiều trận đánh quan trọng. Không chỉ có tài năng quân sự, mà ông còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng. Ông được UNESCO công nhận là Danh nhân quân sự thế giới. Em rất ngưỡng mộ Nguyễn Trãi.

Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 2

Lê Văn Tám là một người em rất ngưỡng mộ. Anh chính là một thiếu niên anh hùng trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương của Việt Nam với chiến tích nổi bật là đã cảm tử châm lửa để phá hủy một kho đạn của quân Pháp. Hành động đó đã thể hiện tinh thần “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của nhân dân Việt Nam để giành lại độc lập từ tay kẻ thù xâm lược. Lê Văn Tám chính là một tấm gương sáng ngời về tinh thần dũng cảm, cũng như lòng căm thù giặc và tình yêu quê hương đất nước sâu sắc. Tên của Lê Văn Tám đã được nhiều tỉnh thành đặt cho một số trường tiểu học, quỹ học bổng, tượng đài, công viên, rạp chiếu phim, đường phố hay các địa danh khác ở Việt Nam để đời đời ghi nhớ công ơn của anh.

Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 3

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người anh hùng vĩ đại nhất trong trái tim của em. Người đã trải qua biết bao khó khăn, nguy hiểm hàng chục năm ròng, mới có thể tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta. Nhờ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt và giàu tình thương yêu của Bác, mà chúng ta đã kháng chiến thành công, dành được độc lập trọn vẹn. Công lao của Bác, đời đời em không bao giờ quên được. Hiện nay, em và các bạn học sinh khác luôn lấy Bác Hồ làm tấm gương sáng để học tập và noi theo. Với ước mơ sau này có thể cống hiến thật nhiều cho đất nước.

Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 4

Chị Võ Thị Sáu [1933-1952] xứng đáng với danh hiệu người anh hùng của dân tộc Việt Nam. Ngay từ năm 15 tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Tháng 5/1950, bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, giặc đày chị ra Côn Đảo và hành quyết. Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.

Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 5

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có rất nhiều anh hùng được sử sách ghi danh, một trong số đó là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Người mà được toàn thể nhân dân Việt Nam kính trọng gọi bằng Bác Hồ. Bác là người lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc Cách mạng tháng 8, lập lên nước Việt nam dân chủ cộng hòa. Tiếp đó, Bác lại lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành thắng lợi hoàn toàn thống nhất đất nước. Bác được UNESCO phong tặng danh hiệu "Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới”. Cả cuộc đời Bác là một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng và lối sống giản dị của Bác để cho nhân dân noi theo. Nhờ có sự lãnh đạo của Bác mà Việt Nam đang là thuộc địa của thực dân Pháp nay đã thành một nước độc lập. Để biết ơn Bác, em nguyện ngoan ngoãn chăm học làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 6

Trong suốt cả nghìn năm lịch sử hào hùng, dân tộc ta đã trải qua rất nhiều trận chiến để bảo vệ nền độc lập cho muôn dân. Cũng từ đó, lớp lớp anh hùng hào kiệt xuất hiện, trong đó, người mà em ngưỡng mộ nhất là anh hùng Lý Thường Kiệt.

Lý Thường Kiệt là một nhà quân sự tài giỏi sống ở thời Lý nước ta. Ông đã có nhiều đóng góp cho nước nhà, trong đó phải kể đến trận chiến đánh thắng quân Tống. Lúc đó, khi biết nhà Tống lăm le đánh chiếm nước ta, ông đã chủ động đem binh đánh trước để dành thế chủ động. Nước đi táo bạo và dũng cảm này của ông đã đem về thắng lợi to lớn cho quân ta. Dưới sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt, quân ta đã chiếm được ba châu Khâm, Ung, Liêm của nhà Tống đồng thời đánh tan đại quân sang xâm chiếm nước ta. Chiến công hiển hách đấy, không chỉ ghi vào trang sử vàng của nước ta mà còn được ghi vào lịch sử của triều đại nhà Tống.

Chính vì sự thông minh, quyết đoán trong chiến đấu như vậy, mà Lý Thường Kiệt đã trở thành vị tướng em ngưỡng mộ nhất.

Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 7

Trong suốt hơn một nghìn năm lịch sử đấu tranh bảo vệ và xây dựng tổ quốc. Nước ta đã xuất hiện lớp lớp những người anh hùng. Trong đó, không thể không nhắc đến người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung [Nguyễn Huệ]

Bằng tài quân sự tài ba của mình, ông đã cùng hai người anh em của mình là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ lãnh đạo đại quân giải phóng đất nước. Trong đó, Quang Trung giữ vai trò chính, trực tiếp cầm quân chinh chiến sa trường. Ông đã giúp nước ta chấm dứt thời kì chia đôi xẻ nửa, thống nhất đàng trong đàng ngoài. Sau đó, tạo nên chiến công vang dội, đánh đuổi đại quân nhà Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta. Những điều mà vua Quang Trung đã làm được thực sự là một kì tích lớn lao. Nó đem đến độc lập và hòa bình cho dân tộc ta sau thời gian dài chia cắt. Sau khi hòa bình lập lại, ông đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ giúp phát triển đất nước.

Với những điều mà mình đã làm được, Quang Trung [Nguyễn Huệ] thực sự là một vị anh hùng thực sự của cả dân tộc Việt Nam.

Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 8

Lịch sử nước ta có rất nhiều vị anh hùng chống giặc ngoại xâm để giành lại non sông, đất nước.

Em ấn tượng nhất là Hai Bà Trưng. Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em, quê ở Bắc Ninh. Hai bà tuy là nữ giới nhưng giàu lòng yêu nước. Lòng căm thù giặc ngoại xâm dâng cao, khi chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại một cách dã man. Nên Bà quyết định nổi binh cùng em gái là Trưng Nhị. Trong cuộc khởi nghĩa của hai bà, có rất nhiều nữ tướng tham gia và họ cùng nhau lập những chiến công khiến cho quân giặc khiếp sợ. Tuy nhiên vào năm 43, quân giặc tiến quân xâm lược trở lại. Hai Bà kiên cường chống trả nhưng do quân địch quá mạnh. Hai Bà thua trận và đã tự tử tại Hát giang. Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa của hai nữ tướng đã góp phần không nhỏ vào công cuộc chống giặc ngoại xâm.

Hai bà mãi là những vị tướng tài ba của dân tộc Việt Nam. Các thế hệ con cháu đời sau luôn ghi nhớ công lao to lớn của hai bà.

Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 9

Triệu Thị Trinh quê ở Thanh Hóa. Từ thời thiếu nữ bà đã bộc lộ tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ. Bà bắn cung rất giỏi, có lần đã bắn hạ một con báo hung dữ trước sự thản phục của trai tráng trong làng. Chứng kiến cảnh nhân dân bị giặc Ngô đánh đập, cướp bóc, Triệu Thị Trinh nung nấu ý chí trả thù nhà. Năm 248, bà cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo binh sĩ chống quân xâm lược. Tuy cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng tấm lòng anh dũng của bà sáng mãi với trang sử vàng của nước nhà.

Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 10

Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, sinh năm 1929 Ở Thôn Nà Mạ, Xã Xuân Hòa, Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng. Cha anh bị thực dân Pháp Bắt đi Phu và bị chết. Kim Đồng theo cách mạng làm liên lạc, là một trong 5 đội viên đầu tiên của đội.Trong một lần đi liên lạc về giữa đường gặp địch phục kích, Kim Đồng nhanh trí nhử cho địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy các đồng chí cán bộ ở gần đó đã nhanh chóng thoát lên rừng. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh tại một địa điểm gần ngay ở suối Lê Nin. Hôm ấy là ngày 15/2/1943, anh vừa tròn 14 tuổi. Anh được nhà nước ta phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”.

Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 11

Năm 1285, giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ ba. Danh tướng Trần Bình Trọng chỉ huy một cánh quân cản bước tiến của giặc. Thế giặc rất mạnh, Trần Bình Trọng chẳng may rơi vào tay giặc. Tướng giặc ngọt ngào dụ dỗ ông theo hàng quân Nguyên thì sẽ phong tước vương cho. Ông khẳng khái đáp:

- Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc!

Biết không thể hàng phục được Trần Bình Trọng, giặc trói chặt ông ở bãi sông Thiên Mạc, chờ nước triều dâng cao dìm ông chết. Ông mất nhưng lòng trung với vua, hiếu với nước sáng như sao Bắc Đẩu.

Câu nói của ông mãi hùng tráng như đoàn quân ra trận thúc giục lòng quân dân diệt giặc.

Tưởng nhớ ông, vua Trần truy tặng ông tước Bảo Nghĩa Vương.

Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 12

[Chuyện kể “Danh tướng đời Trần, anh hùng trận Hàm Tử -

Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật”]

Trần Nhật Duật là con thứ sáu của Trần Thái Tông. Truyền rằng khi ông ra đời, trên tay có khắc mấy chữ “Chiêu Văn đồng tử” cho nên vua mới ban cho hiệu Chiêu Văn Vương. Ông là người có kiến thức rộng, hiểu và nói được nhiều thứ tiếng, am hiểu phong tục, tập quán của nhiều nước, nhiều dân tộc. Nhờ đó, ông chiêu hàng được tù trưởng Trịnh Giác Mật, giao du với sứ thần nước Tống, Xiêm La, Miến Điện...

Năm 1285, ông nhiều lần chỉ huy quân sĩ đánh tan giặc Nguyên Mông và trở thành anh hùng của trận đánh Hàm Tử [Khoái Châu, Hưng Yên]. Năm 1302, ông được phong Thái úy Quốc công, cùng vua trông coi việc nước, ông là người văn võtoàn tài, giỏi âm nhạc, múa hát nên cũng là người soạn nhạc, dạy điệu múa hát cho cung đình.

Trần Nhật Duật là bậc thân vương, làm quan bốn triều vua, ba lần coi giữ trấn lớn, lại có công rất lớn trong kháng chiến chống Nguyên Mông nên khi ông mất, mọi người đều thương tiếc.

Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 13

[Chuyện kể “Nữ anh hùng Võ Thị Sáu”]

Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại quận Đất Đỏ, nay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chị làm liên lạc cho công an quận. Chị là người mưu trí, dũng cảm. Chị Sáu đã có nhiều chiến công hiển hách. Năm 1948, chị được tổ chức phân công đánh phá buổi lễ mít tinh mừng ngày Quốc khánh nước Pháp 14/7/1948. Chị tung lựu đạn vào khán đài có tính trưởng Lê Thành Trường đểgiải tán buổi lễ. Chiến công này tạo cho chị nhiều cơ hội lập công mới. Chị được Đảng giao cho nhiệm vụ trừ gian diệt tề. Tháng 2 năm 1950, trong một lần làm nhiệm vụ, không may chị sa vào tay quân thù. Giặc dùng đủ mọi cực hình tra tấn chị nhưng chị không khuất phục và không khai báo điều gì. Địch đày chị ra Côn Đảo. Bảy giờ sáng ngày 23/1/1952, chúng xử tử chị, khi ấy chị mới tròn mười chín tuổi. Ngày 3/6/1993, chị Võ Thị Sáu được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết - Mẫu 14

Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 tại Nam Tân, huyện Nam Sách. Cô là người dân tộc Kinh, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Mạc Thị Bưởi là một chiến sĩ du kích, một cán bộ cơ sở, hoạt động ở địa phương. Với lòng căm thù sâu sắc thực dân xâm lược, và giai cấp phong kiến áp bức, bóc lột, cô khắc phục khó khăn, kiên trì xây dựng cơ sở, vận động và lãnh đạo quần chúng dấu tranh chống giặc trong những năm 1946-1947, tham gia công tác phụ nữ ở địa phương. Mạc Thị Bưởi hi sinh khi mới 24 tuổi xuân. Nhân dân địa phương và tất cả đồng đội vô cùng thương tiếc. Tấm gương của Mạc Thị Bưởi đã thúc dục tất cả mọi người dũng cảm chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù đề trả thù cho cô và cho đồng bào đã bị giặc giết hại.

  • Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể về một vị anh hùng
  • Kể về nữ anh hùng chống ngoại xâm [Hai Bà Trưng]
  • Kể về anh hùng chống ngoại xâm [Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ]
  • Kể về anh hùng chống ngoại xâm [Viết về Hồ Chí Minh]
  • Kể về người anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu chống giặc ngoại xâm
  • Kể về người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt chống giặc ngoại xâm

Ngoài tài liệu về Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể về một vị anh hùngmôn Tiếng Việt lớp 3 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 3 và Đề thi học kì 2 lớp 3 mới nhất được cập nhật.

Video liên quan

Chủ Đề