Bảng giá đất daklak 2023

(PLO)- Nghị quyết Trung ương 5 khóa XIII về chính sách đất đai vừa được ban hành có điểm mới là bỏ khung gia đất của Chính phủ, nhưng giữ bảng giá đất của địa phương.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII với tiêu đề “tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.

Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16-6-2022 được xây dựng trên cơ sở tổng kết gần 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của BCH Trung ương khóa XI, năm 2012, về "tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại".

Bảng giá đất daklak 2023

Một dự án bất động sản được quảng cáo trên Internet. Ảnh: PLO

2023, hoàn thành sửa Luật Đất đai

Với tính chất như vậy, cùng với phần đánh giá tình hình, thực trạng, những nguyên tắc, quan điểm lớn cần tiếp tục khẳng định, Nghị quyết 18 vạch ra một số mục tiêu cụ thể cần phải đạt được trong thời gian tới.

Theo đó, từ nay đến năm 2023 phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai 2013 và các luật liên quan, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất. Đến năm 2025 phải hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu số và hệ thống thông tin quốc gia về đất đai tập trung, thống nhất, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông. Đây là điểm phát triển so với Nghị quyết 19, khi chỉ xác định “phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai”.

Trong thời gian từ nay đến 2025 phải giải quyết cơ bản những tồn tại, vướng mắc liên quan đến quản lý và sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh; đất quốc phòng, an ninh kết hợp với sản xuất và xây dựng kinh tế; đất của các cơ sở sản xuất, đơn vị sự nghiệp đã di dời khỏi trung tâm các đô thị lớn; đất lấn biển; đất tôn giáo…

Mục tiêu xa hơn, năm 2030, hệ thống pháp luật đất đai phải cơ bản được hoàn thiện đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Bỏ "khung giá đất", giữ "bảng giá đất"

Về các giải pháp, trước đây Nghị quyết 19 yêu cầu cơ chế xác định giá đất theo hướng: “Chính phủ quy định phương pháp định giá đất và khung giá đất làm căn cứ để UBND cấp tỉnh ban hành bảng giá đất”; “theo dõi, cập nhật biến động giá đất trên thị trường”.

Nay, Nghị quyết 18 xác định “bỏ khung giá đất”, nhưng tiếp tục sử dụng cơ chế “bảng giá đất”.

Cụ thể, cần cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường. Trung ương xây dựng tiêu chí và quy trình kiểm tra, giám sát các địa phương trong việc xây dựng bảng giá đất. HĐND cấp tỉnh quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện giá đất.

Nâng cao chất lượng công tác định giá đất, bảo đảm tính độc lập của hội đồng thẩm định giá đất, năng lực của tổ chức tư vấn xác định giá đất, năng lực và đạo đức của định giá viên.

Cùng với đó, bổ sung, hoàn thiện các quy định bảo đảm công khai, minh bạch như: công khai giá đất, bắt buộc giao dịch qua sàn giao dịch, thanh toán qua ngân hàng…

Bảng giá đất daklak 2023

Một dự án tái định cư cho người dân phục vụ giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành, Đồng Nai. Ảnh: taidinhcusanbay.vn

Bồi thường, tái định cư phải đi trước một bước

Về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất, Nghị quyết 18 cơ bản kế thừa Nghị quyết 19 ban hành 10 năm trước. Theo đó, chỉ thực hiện thu hồi đất sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt. Với trường hợp phải tái định cư thì phải hoàn thành công tác bố trí tái định cư trước khi thu hồi đất. Tinh thần là việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước, bảo đảm hài hòa lợi ích các bên liên quan.

Tiếp tục nhấn mạnh người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, nhưng yêu cầu phải có quy định cụ thể để nguyên tắc này vận hành trên thực tế.

Trong các trường hợp thu hồi đất thì tiếp tục khẳng định thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại.

Đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì cần sớm xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách để tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất tham gia dự án dưới hình thức chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Nghĩa Nhân