Bảng lãi suất ngân hàng năm 2023

Lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục tăng trong những cuối năm 2022 bởi các yếu tố như tác động từ việc NHNN nâng lãi suất điều hành...

Về mặt bằng lãi suất tiền gửi, tính tới ngày 14/09/2022, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân đã tăng mạnh lần lượt là 44 điểm và 51 điểm cơ bản so với thời điểm cuối năm 2021.

Trong khi đó, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước tăng chậm hơn đáng kể.

Cụ thể, tính tới ngày 14/09/2022, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước mới tăng lần lượt là 3 điểm và 7 điểm cơ bản so với thời điểm cuối năm 2021.

VNDirect duy trì dự báo lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục tăng trong những cuối năm 2022 bởi các yếu tố như tác động từ việc NHNN nâng lãi suất điều hành, NHNN đã chính thức cấp thêm giới hạn tăng trưởng tín dụng cho một số NHTM kể từ đầu tháng 9, dẫn đến sự gia tăng nhu cầu vốn của các NHTM.

Bên cạnh đó, tăng trưởng tiền gửi có tốc độ chậm trong 7 tháng đầu năm 2022 [+4,2% so với đầu năm, +9,9% svck] do lãi suất tiền gửi kém hấp dẫn hơn so với các kênh đầu tư khác. Việc FED dự kiến sẽ
tăng lãi suất điều hành lên mức 4,25-4,5% vào cuối năm 2022, và USD mạnh hơn gây áp lực lên tỷ giá hối đoái và lãi suất của Việt Nam.

Các chuyên gia tại VNDirect dự báo lãi suất tiền gửi có thể tăng thêm 30-50 điểm cơ bản từ mức hiện tại trong những tháng cuối năm 2022.

Theo đó, lãi suất tiền gửi 12 tháng của NHTM [bình quân] tăng lên mức 6,1-6,3%/năm vào cuối năm 2022, vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7%/năm.

Sang năm 2023, VNDirect cho rằng, đà tăng lãi suất tiền gửi sẽ duy trì do NHNN tăng lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá. Bên cạnh đó, NHTM tăng nhu cầu huy động vốn để tài trợ cho hoạt động cho vay trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ.

Các chuyên gia dự báo, lãi suất huy động có thể tăng thêm 50 điểm cơ bản trong năm 2023, theo đó lãi suất tiền gửi 12 tháng của NHTM [bình quân] tăng lên mức 6,6-6,8%/năm vào cuối năm 2023, vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7,0%/năm.

Cần đẩy mạnh triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp

Gói cấp bù lãi suất 2% nằm trong gói kích thích kinh tế theo Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị định 31 của Chính phủ. Quy mô hỗ trợ lên đến 40.000 tỷ đồng, dành cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh.

Có khoảng 10 nhóm ngành chính sẽ được hỗ trợ, bao gồm hàng không; du lịch; vận tải và kho bãi; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; chế biến chế tạo.

Theo kế hoạch sẽ giải ngân 16.000 tỷ đồng trong năm nay và 24.000 tỷ đồng trong năm sau.

Tuy nhiên, đến ngày 2/9, giải ngân các chính sách hỗ trợ thuộc Chương trình sơ bộ đạt 55.500 tỷ đồng, trong đó: hỗ trợ 2% lãi suất đạt 13,5 tỷ đồng, rên dư nợ cho vay khoảng 4.300 tỷ đồng, vẫn còn hạn chế…

Một trong những vướng mắc khiến tỷ lệ giải ngân còn thấp lại đến từ tâm lý e ngại "hậu kiểm", phải kiểm tra, kiểm toán các khoản vay sau đó.

Nhiều ngân hàng cho biết, qua rà soát có hàng nghìn khách hàng thuộc diện được hỗ trợ giảm lãi suất, nhưng không có nhiều người nộp đề nghị hỗ trợ. Do đó, dù muốn giải ngân nhanh, họ cũng không thể.

Không phải chỉ có từ phía người vay, ngay cả chính những người cho vay là các ngân hàng thương mại cũng vướng.

Trong cuộc họp thảo gỡ vướng mắc do Ngân hàng Nhà nước tổ chức gần đây, nhiều ngân hàng thương mại cũng cho biết chính họ cũng lúng túng bởi quy định chỉ được hỗ trợ cho khách hàng "có khả năng phục hồi". Nhưng thế nào là có khả năng phục hồi lại không được quy định rõ.

Các chuyên gia cho rằng, cần triển khai nhanh hơn gói hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp để góp phần kìm đà tăng của lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Điều này là hết sức cần thiết trong bối cảnh lãi suất điều hành và lãi suất tiền gửi có thể tiếp tục tăng cao hơn trong những tháng tới, gây sức ép lên mặt bằng lãi suất cho vay.

Nếu được triển khai tốt, gói cấp bù lãi suất 2% có thể giúp giảm lãi suất cho vay trung bình 20-40 điểm cơ bản và bù đắp phần nào việc tăng lãi suất do sức ép từ việc tăng lãi suất huy động.

VNDirect dự báo lãi suất cho vay có thể ổn định ở vùng thấp trong những tháng cuối năm 2022 trước khi áp lực lãi suất huy động kéo mặt bằng lãi suất cho vay tăng khoảng 60-80 điểm cơ bản [bình quân] trong năm 2023.

Tín dụng được kiểm soát và Chính phủ yêu cầu giữ ổn định lãi vay khiến việc tăng lãi suất ít tác động đến phục hồi kinh tế.

Ngân hàng nhỏ nâng lãi suất huy động kịch trần, Big 4 vẫn giữ ổn định lãi suất

NHNN vừa tăng 1% với một loạt lãi suất điều hành. Lần tăng này đã bù lại hai trong số 3 lần cắt giảm 50 điểm cơ bản được thực hiện đối với lãi suất tái cấp vốn và chiết khấu vào năm 2020 để hỗ trợ khi nhu cầu suy yếu do COVID-19.

Tuy nhiên, lãi suất điều hành vẫn thấp hơn 100 điểm cơ bản so với mức trước đại dịch.

Ngay sau khi quyết định tăng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [NHNN] có hiệu lực, hàng loạt ngân hàng TMCP tư nhân đã tăng đáng kể lãi suất huy động.  

Trong số ngân hàng lớn, ACB là ngân hàng đầu tiên nâng lãi suất huy động kỳ hạn ngắn lên mức chạm trần với gói tiết kiệm Tài lộc, với kỳ hạn 1- 3 tháng với lãi suất 5%/năm [riêng kỳ hạn 1 tháng với tiền gửi dưới 100 triệu đồng là 4,9%/năm]. Lãi suất huy động các kỳ hạn dài trên 6 tháng cũng được ACB đồng loạt tăng từ 0,3 – 0,5 điểm %. Trong đó, lãi suất cao nhất mà ngân hàng niêm yết đã lên tới 7,3%/năm áp dụng cho kỳ hạn 36 tháng đối với khách hàng ưu tiên và 7,2%/năm cho khách hàng thường [kỳ hạn 36 tháng].

Còn lại, các ngân hàng đưa lãi suất huy động lên kịch trần đa phần là ngân hàng nhỏ, thanh khoản khó khăn.

Cụ thể, KienlongBank vừa công bố biểu lãi suất mới, trong đó với các kỳ hạn từ 1 - 5 tháng, mức lãi suất huy động sau điều chỉnh tăng kịch trần lên đến 5% so với mức 4% ở chu kỳ trước. Đáng chú ý hơn, với các khoản tiền gửi không kỳ hạn và dưới 1 tháng, KienlongBank cũng điều chỉnh tăng 0,3%, lên đến 0,5%.

Tại Ngân hàng SCB, mức lãi suất áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng là 4,9%/năm; các kỳ hạn 2 – 5 tháng là 5%/năm. Ngân hàng này áp dụng mức lãi suất cao nhất cho tất cả các kỳ hạn trên 12 tháng là 7,3%/năm, không giới hạn số tiền gửi.

Tương tự, VietCapital Bank cũng nhanh chóng áp dụng mức trần lãi suất 0,5% cho kỳ hạn dưới 1 tháng; 5% cho các kỳ hạn 1 – 5 tháng; Ngân hàng này cũng là một trong những ngân hàng có biểu lãi suất các kỳ hạn dài tương đối cao: 7,3%/năm đối với kỳ hạn 12 – 18 tháng và 7,5%/năm với kỳ hạn 24 tháng, áp dụng cho tiền gửi online.

Tại BacABank, các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng cũng dao động trong khoảng 4,5 – 4,8%/năm. Mức lãi suất 7,2%/năm được nhà băng này áp dụng cho các kỳ hạn 13, 15, 18, 24 và 36 tháng, lãi lĩnh cuối kỳ…

Riêng khối ngân hàng thương mại có vốn nhà nước [Big 4] – chiếm gần 50% thị phần huy động toàn hệ thống -  vẫn giữ ổn định mặt bằng lãi suất.

Nhiều khả năng, tuần tới, thị trường sẽ chứng kiến thêm nhiều ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất huy động song mặt bằng lãi suất chung của thị trường sẽ không biến động quá mạnh. Lý do là khối Big 4 vẫn đang cố neo giữ lãi suất ổn định. Bên cạnh đó, cơ chế thưởng phạt room tín dụng cũng khiến các ngân hàng khó đua lãi suất cao.

Theo dự báo của Chứng khoán VNDirect, lãi suất tiền gửi có thể tăng thêm 0,3 - 0,5 điểm % trong những tháng cuối năm 2022, đưa lãi suất tiền gửi bình quân cho kỳ hạn 12 tháng tăng lên mức 6,1-6,3%/năm vào cuối năm 2022. Dù vậy, mức lãi suất này vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7%/năm.

Sang năm 2023, VNDirect cho rằng đà tăng lãi suất tiền gửi sẽ duy trì do NHNN tăng lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, đồng thời ngân hàng thương mại tăng nhu cầu huy động vốn để tài trợ cho hoạt động cho vay trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ.

Nhóm phân tích dự báo, lãi suất huy động có thể tăng thêm 50 điểm cơ bản trong năm 2023, theo đó, lãi suất bình quân đối với tiền gửi kỳ hạn 12 tháng sẽ tăng lên mức 6,6-6,8%/năm vào cuối năm 2023.

Lãi suất tăng không ảnh hưởng đến phục hồi kinh tế

Mặc dù lãi suất huy động tăng, song các chuyên gia của Maybank Investment Bank không cho rằng, việc tăng lãi suất sẽ tác động đáng kể đến phục hồi kinh tế do Thủ tướng yêu cầu các ngân hàng giữ ổn định lãi suất cho vay để hỗ trợ đà phục hồi.

Ngoài ra, giới hạn tăng trưởng tín dụng tổng hợp, là công cụ chính sách tiền tệ chính của NHNN để quản lý lạm phát và tăng trưởng, vẫn không thay đổi ở mức +14% trong năm.

Chưa kể, đáp ứng một số yêu cầu về lãi suất của các ngân hàng thương mại là cơ sở dể NHNN cấp room tín dụng. Do đó, các ngân hàng không thể tùy tiện dâng lãi suất tăng cao.  

Theo dự đoán của Maybank IBG, NHNN sẽ không điều chỉnh lãi suất  trong thời gian còn lại của năm 2022 sau động thái tăng mạnh của tháng này. Maybank IBG nghĩ rằng các nhà điều hành có thể không muốn thắt chặt quá mức và cản trở việc phục hồi kinh tế. NHNN vẫn có đủ dự trữ để bảo vệ VND mà không phải tăng lãi suất thêm nữa.

Tuy nhiên, rủi ro đối với dự báo lãi suất của Maybank IBG  đang có xu hướng tăng. Tại buổi làm việc với Thủ tướng, Thống đốc NHNN cho biết “NHNN sẽ theo dõi diễn biến thị trường để có những biện pháp điều hành phù hợp”. Maybank IBG  cho rằng điều này ngụ ý rằng NHNN sẽ  theo dõi chặt chẽ diễn biến của tỷ giá. Trong trường hợp áp lực bán ra đối với VND tiếp tục gia tăng bất chấp mức tăng 100 điểm cơ bản này, NHNN có thể lựa chọn tăng thêm.

Maybank IBG nâng dự báo tăng lãi suất lên +50 điểm cơ bản vào cuối năm 2023 [từ +25 điểm cơ bản trước đó]. Điều này sẽ đưa tỷ lệ lãi suất thấp hơn -50 điểm cơ bản so với mức trước đại dịch. NHNN có thể vẫn giữ xu hướng tăng lãi suất trong năm tới để tránh bị tụt so với đường cong lãi suất cũng như so với các ngân hàng trung ương khác của khu vực trong bối cảnh FED tăng lãi suất. Nhưng NHNN có thể sẽ nhận thức được sự cần thiết phải duy trì một lập trường thích ứng, trước những rủi ro suy thoái toàn cầu đang gia tăng, đe dọa đà tăng trưởng.

Với quan điểm của Maybank IBG, việc tăng lãi suất sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến sự phục hồi, duy trì dự báo tăng trưởng GDP lần lượt là +8% cho năm 2022 và +6% cho năm 2023. D

ự báo lạm phát trung bình hàng năm của Maybank IBG  là 3,4% cho năm 2022 và 3,6% cho năm 2023 cũng không thay đổi. Nhóm chuyên gia tỷ giá ngoại hối của Maybank IBG dự đoán USD/VND sẽ ở mức 23.500 vào cuối năm 2022 và 23.200 vào cuối năm 2023.

Chủ Đề