Báo cáo tham luận thực hiện chuyên de Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

BÁO CÁO THAM LUẬN CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Trường Mầm non 3- Phường 3- TPVL

Báo cáo tham luận- trường Mầm non 3
Đọc bài Lưu

BÁO CÁO THAM LUẬN

CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG

TRONG VIỆC XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

Trường Mầm non 3- Phường 3- TPVL

Thực hiện chuyên đề Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm trường Mầm non 3- Phường 3 đã chú trọng vào công tác đổi mới sáng tạo trong việc xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn; có sự bố trí khu vực chơi, trong và ngoài lớp học phù hợp. Môi trường giáo dục theo quan điểm Lấy trẻ làm trung tâm có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Vì vậy để đạt được mục tiêu trên cần phải có sự chung tay góp sức, có sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội.

Được sự phân công của Phòng GD & ĐT TPVL, trường MN 3 xin được chia sẻ với các trường bạn về những giải pháp và bài học đúc kết được trong công tác phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh và cộng đồng trong việc Xây dựng trường mầm non Lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2016- 2020.

Trong quá trình thực hiện Chuyên đề Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, bên cạnh những thuận lợi thì nhà trường đã gặp một số khó khăn nhất định. Khó khăn lớn nhất của nhà trường hiện nay là cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất của nhà trường được xây dựng đã lâu, đang xuống cấp, diện tích sinh hoạt bình quân trên trẻ chưa đảm bảo . Điểm trường ở Khóm 1 sân chơi chưa có cây xanh, diện tích chật hẹp không đủ không gian cho trẻ hoạt động ngoài trời. Sân chơi ở điểm khóm 3 hiện tại cũng chưa đáp ứng được hết số trẻ ra hoạt động. cùng lúc. Trước những khó khăn trên, chúng tôi- tập thể sư phạm trường MN3 đã cùng nhau xây dựng những giải pháp nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong chuyên đề.

1.Giải pháp thực hiện:

Nhà trường xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện nhà trường và thực tế của địa phương. Nghĩa là học hỏi và có chọn lọc, thêm một ít sáng tạo sao cho việc xây dựng môi trường giáo dục có tính khả thi, khai thác và tận dụng, sử dụng có hiệu quả những gì mình làm được. Trong đó:

Xác định công tác tuyên truyền, vận động là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả cao nhất. Sự thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp CSGD trẻ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng là điều kiện tiên quyết thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ. Trường đã mạnh dạn thực hiện các hình thức và biện pháp tuyên truyền theo phương châm đa dạng, phong phú và linh hoạt cụ thể như sau:

- Ngay từ đầu năm học, Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch công tác tuyên truyền phối kết hợp giữa nhà trường và cha mẹ trong chăm sóc giáo dục trẻ, trong đó có mục đích, ý nghĩa của việc Xây dựng môi trường theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tới tất cả các bậc phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của nó. Phụ huynh tham gia vào kế hoạch hoạt động của trường và có thêm đóng góp những ý tưởng hay, cách làm mới trong các hoạt động của trường. Ví dụ: như ý tưởng cải tạo bồn cây trồng không hiệu quả thành hồ cho trẻ câu cá, thảm cỏ cho trẻ làm góc chơi, góc đọc sách....

- Cuộc họp phụ huynh đầu năm là một trong những hình thức tuyên truyền hữu hiệu nhất của trường, vì đây là dịp giáo viên cùng phụ huynh trực tiếp trao đổi về chế độ sinh hoạt, kế hoạch hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ cụ thể theo tình hình nhóm, lớp. Đồng thời giáo viên cũng được lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của phụ huynh, cũng như những khả năng, nhu cầu, đặc điểm của trẻ. Từ đó sẽ tạo mối quan hệ gắn kết, hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên, cha mẹ và cộng đồng trong chăm sóc giáo dục trẻ. Hoạt động này được nhà trường duy trì nhiều năm nay và đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của phụ huynh giúp cho nhà trường có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ, còn cha mẹ trẻ cũng hiểu được thêm những hoạt động của nhà trường, của trẻ và thật sự yên tâm khi gửi con ở trường.

- Xây dựng bản tin tuyên truyền ở lớp, ở trường, tuyên truyền với phụ huynh trong giờ đón trả trẻ với các nội dung như: Chương trình GDMN theo từng chủ đề, về giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục lễ giáo, giáo dục an toàn giao thông... Tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi con theo khoa học: về quá trình phát triển của trẻ em, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, các loại bệnh theo mùa, những dịch bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ... Thông báo trước thời gian, kế hoạch, nội dung tổ chức các hoạt động để cha mẹ trẻ có thể chủ động tham gia thực hiện các nội dung giáo dục, cũng như các hoạt động phong trào, lễ hội... của nhà trường tổ chức.

- Hình thức tuyên truyền qua sổ bé ngoan mỗi tháng và trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ trong các giờ đón, trả trẻ mỗi ngày về tình hình sức khỏe của trẻ, khả năng nhận thức, sự phát triển của trẻ, về chế độ dinh dưỡng, lượng kcalo đảm bảo trong ngày cho trẻ, qua đó phụ huynh quan tâm và phối hợp hỗ trợ giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân, bổ sung dưỡng chất, rèn thêm những kĩ năng sống cho trẻ như: biết chào hỏi, lễ phép, kỉ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng hợp tác ...

- Tạo điều kiện để các bậc cha mẹ tham gia vào các hoạt động của lớp, của trường như: lễ hội chào đón năm mới, vui hội trăng rằm, lễ hội mừng xuân, các hoạt động tham quan dã ngoại, tham quan trường tiểu học...đều có sự tham gia của cha mẹ trẻ, Ban đại diện cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội cùng phối hợp thực hiện, chia sẻ tìm những điểm đồng thuận để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ.

- Phát thanh trong nhà trường giờ đón và trả trẻ.: Là hình thức tuyên truyền rất hiệu quả cung cấp các thông tin cần thiết tới phụ huynh

- Phát thanh tại địa phương: Nhà trường tạo mối gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân và các ban ngành đoàn thể tại địa phương: Những hoạt động của nhà được báo cáo đầy đủ hàng tháng và được thông báo trên đài những thông tin, các hoạt động của nhà trường như: Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, hoạt động lễ hội, Hội thi, chuyên đề, Mừng ngày đến trường của bé, công tác tuyển sinh, PCGD, vận động trẻ ra lớp...

- Tuyên truyền vận động phối kết hợp cùng các ban ngành đoàn thể qua kế hoạch phối hợp và chương trình hành động cụ thể như: Sự đóng góp hỗ trợ về an ninh trật tự bảo vệ tài sản nhà trường, Kết hợp với y tế chăm sóc sức khỏe cho trẻ, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh cho trẻ, đóng góp của đoàn thanh niên sửa chữa đồ chơi ngoài trời, xây dựng vườn trường, làm đẹp sân chơi cho trẻ. Hội phụ nữ hỗ trợ bồi dưỡng kiến thức nghề nấu ăn cho nhân viên cấp dưỡng, Hội khuyến học tham gia hỗ trợ vận động trẻ ra lớp, trẻ em nghèo, khuyết tật... Góp phần tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia các hoạt động như trẻ được tham gia văn nghệ Vui hội trăng rằm, Mừng Đảng Mừng Xuân, Lễ Giáng sinh ở địa phương; trẻ được chủ động vui chơi, tìm tòi khám phá, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo, hợp tác với bạn bè, trò chuyện và chia sẻ ý kiến; Trẻ được thể hiện ý tưởng mà không bị gò bó qua hoạt động chơi mà học, học bằng chơi .

- Tích cực đẩy mạnh công tác XHH giáo dục nhằm huy động các nguồn lực hỗ trợ trong công tác xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm [ phụ huynh đóng góp ngày công, nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi, cải tạo sân chơi, cảnh quan môi trường bên trong và bên ngoài lớp học] cũng như khuyến khích cha mẹ trẻ được tham gia hoạt động giáo dục, đánh giá và giám sát chất lượng giáo dục. Và tổng số tiền huy động được từ phụ huynh và cộng đồng trong 05 năm là 122.076.930 đồng.

2/Bài học kinh nghiệm

Trường MN 3 thực hiện chuyên đề: Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm năm thứ 5 với kết quả đạt được ngoài sự chủ động nỗ lực phấn đấu của nhà trường còn có sự đóng góp hỗ trợ nhiệt tình của phụ huynh và cộng đồng xã hội. Trong quá trình thực hiện nhà trường cũng đúc kết ra được một bài học kinh nghiệm và xin được chia sẻ: muốn làm tốt công tác này trước hết cần quan tâm đến điều kiện cần có trong công tác vận động, tuyên truyền:

- Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, giáo viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng trên cơ sở tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau.

- Cần phải tạo được sự nhất trí, đồng lòng vượt khó trong tập thể sư phạm. Phát huy sức mạnh nội lực, óc sáng tạo của mỗi cá nhân và tập thể.

- Xây dựng kế hoạch phù hợp, khả thi và có sự điều chỉnh kịp thời.

- Làm tốt công tác tham mưu và công tác vận động phối hợp để làm nguồn lực cho việc thực hiện kế hoạch thuận lợi hơn.

- Có mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường và gia đình, giữa giáo viên và phụ huynh; tạo được không khí giao tiếp tích cực gữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ, giúp trẻ luôn hứng thú hoạt động.

-Thực hiện tuyên truyền đa dạng về nội dung lẫn hình thức, linh hoạt về phương pháp.

- Tuyên truyền vận động phải phù hợp với tình hình thực tế của trường của phụ huynh và của địa phương./.

Tác giả: Trường Mầm non 3
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề