Bao nhiêu doanh nghiệp hoạt động sau 10 năm

Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 10/2023, cả nước có hơn 15,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 21,7% so với tháng trước và tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước.

Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 10 tháng qua là 146,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân một tháng có gần 18,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động

Bên cạnh đó, cả nước còn có 5,6 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 3,1% so với tháng trước và tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, trong tháng 10, cả nước có 5.501 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tương ứng tăng 33,4% và tăng 35,6%; 4.898 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 7,1% và tăng 16,6%; 1.501 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 4,2% và giảm 6,3%.

Tính chung 10 tháng năm 2023, cả nước có 183,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có gần 18,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 146,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 14,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,4%

Về thị trường trong nước, Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung 10 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 5.105,4 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước [cùng kỳ năm 2022 tăng 20,8%], nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,9% [cùng kỳ năm 2022 tăng 16,7%].

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 10/2023 đạt 1,1 triệu lượt người, tăng 5,5% so với tháng trước và gấp 2,3 lần cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2023, khách quốc tế đạt gần 10 triệu lượt người, gấp 4,2 lần cùng kỳ năm trước nhưng vẫn chỉ bằng 69% so với cùng kỳ năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch COVID-19.

Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,61 tỷ USD

Tính chung 10 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 557,95 tỷ USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 291,28 tỷ USD, giảm 7,1%.

Tính chung 10 tháng năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 24,61 tỷ USD [cùng kỳ năm trước xuất siêu 9,56 tỷ USD]. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 17,99 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài [kể cả dầu thô] xuất siêu 42,6 tỷ USD.

CPI 10 tháng tăng 3,2%

Một số địa phương thực hiện tăng học phí, giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng [CPI] tháng 10/2023 tăng nhẹ 0,08% so với tháng trước.

So với tháng 12/2022, CPI tháng 10/2023 tăng 3,2% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,59%. Bình quân 10 tháng năm 2023, CPI tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,38%.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 9,1 tỷ đồng, giảm 8,2% so với tháng trước và giảm 38,2% so với cùng kỳ năm 2022. Nếu tính cả 279 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 4,5 nghìn doanh nghiệp tăng vốn, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong tháng 1/2023 là 378,1 nghìn tỷ đồng, giảm 29,5% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, cả nước có 15,1 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động [tăng 146,8% so với tháng 12/2022 và giảm 21,2% so với cùng kỳ năm 2022], nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tháng 01/2023 lên 25,9 nghìn doanh nghiệp, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm trước.

Theo khu vực kinh tế, tháng 01/2023 có 125 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 43,9% so với tháng 01/2022; 2.540 doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, giảm 22,9%; 8.178 doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, giảm 13,8%.

Cũng trong tháng 01/2023, có 34.994 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2022; có 6.841 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 3,4%; có 2.038 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 0,6%.

Your browser does not support the audio element.

BNEWS Theo khu vực kinh tế, 10 tháng năm nay có 31,3 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng 0,8%. Hơn 99 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, tăng 6,4%...

Tổng cục Thống kê cho biết, trong tháng 10/2023, cả nước có hơn 15,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 125,8 nghìn tỷ đồng, số lao động đăng ký gần 131,6 nghìn lao động, tăng 21,7% về số doanh nghiệp, tăng 7,4% về vốn đăng ký và tăng 64,3% về số lao động so với tháng 9/2023. So với cùng kỳ năm trước, tăng 18,5% về số doanh nghiệp, tăng 17,7% về số vốn đăng ký và tăng 71,2% về số lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 10 đạt 8,2 tỉ đồng, giảm 11,7% so với tháng trước và giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, cả nước còn có 5,6 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 3,1% so với tháng trước và tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung 10 tháng năm 2023, cả nước có 131,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký gần 1.212,6 nghìn tỷ đồng, tổng số lao động đăng ký là 880 nghìn lao động, tăng 4,7% về số doanh nghiệp, giảm 12,1% về vốn đăng ký và tăng 5,4% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 10 tháng năm 2023 đạt 9,2 tỷ đồng, giảm 16,1% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 10 tháng năm 2023 là 2.861,4 nghìn tỷ đồng, giảm 31,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn đăng ký tăng thêm của doanh nghiệp tăng vốn là 1.648,7 nghìn tỷ đồng, giảm 41%.

Bên cạnh đó, 51,9 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động [giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2022], nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 10 tháng năm 2023 lên 183,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có gần 18,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Theo khu vực kinh tế, 10 tháng năm nay có 1.427 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước. Có 31,3 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng 0,8%. Hơn 99 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, tăng 6,4%. Cũng trong tháng 10, có 5.501 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 33,4% so với tháng trước và tăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2022. Có 4.898 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 7,1% và tăng 16,6%. Có 1.501 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 4,2% và giảm 6,3%.

Tính chung 10 tháng năm 2023, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 81 nghìn doanh nghiệp, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước. 50,7 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 25,9%. Có 14,7 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 4,5%. Bình quân một tháng có 14,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Tỷ lệ doanh nghiệp ngành công nghiệp thành lập mới tăng một lần nữa minh chứng cho sản xuất công nghiệp tiếp đà khởi sắc sau nhiều tháng tăng trưởng âm; đồng thời, cho thấy những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành đã phát huy hiệu quả tích cực. Riêng Bộ Công Thương đã kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển sản xuất trên cơ sở bám sát tình hình sản xuất của các ngành, lĩnh vực, một số địa phương trọng điểm về công nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng đề nghị các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp chủ động hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp trong xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại phù hợp với nhu cầu và năng lực của mỗi đơn vị, chủ động chuyển đổi sản xuất, kinh doanh phù hợp với xu hướng thị trường đặc biệt chuyển đổi xuất khẩu xanh, bền vững. Mặt khác, các đơn vị tập trung cung cấp thông tin về hoạt động của doanh nghiệp, trao đổi kịp thời với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan, các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để phối hợp thực hiện có hiệu quả. Đối với doanh nghiệp, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải lưu ý doanh nghiệp tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ quy định, chính sách của nhà nước, hướng dẫn của bộ, ngành trong tổ chức sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu, bảo đảm truy xuất nguồn gốc và quy trình, quy định, yêu cầu, điều kiện của thị trường ngoài nước. Cùng với đó, tranh thủ tối đa cơ hội, xu hướng phục hồi của các thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu. Theo đó, kịp thời thông tin về thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng nhanh, kịp thời các tiêu chuẩn mới của nước đối tác xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu các nhóm hàng chủ lực, tranh thủ cơ hội xuất khẩu từ hiệp định thương mại đã ký kết./.

Chủ Đề