Bảo vệ môi trường không khí hóa 8 năm 2024

  • * Foreign Language Studies
    • Chinese
    • ESL
      • Science & Mathematics
    • Astronomy & Space Sciences
    • Biology
      • Study Aids & Test Prep
    • Book Notes
    • College Entrance Exams
      • Teaching Methods & Materials
    • Early Childhood Education
    • Education Philosophy & Theory All categories
  • * Business
    • Business Analytics
    • Human Resources & Personnel Management
      • Career & Growth
    • Careers
    • Job Hunting
      • Computers
    • Applications & Software
    • CAD-CAM
      • Finance & Money Management
    • Accounting & Bookkeeping
    • Auditing
      • Law
    • Business & Financial
    • Contracts & Agreements
      • Politics
    • American Government
    • International Relations
      • Technology & Engineering
    • Automotive
    • Aviation & Aeronautics All categories
  • * Art
    • Antiques & Collectibles
    • Architecture
      • Biography & Memoir
    • Artists and Musicians
    • Entertainers and the Rich & Famous
      • Comics & Graphic Novels
      • History
    • Ancient
    • Modern
      • Philosophy
      • Language Arts & Discipline
    • Composition & Creative Writing
    • Linguistics
      • Literary Criticism
      • Social Science
    • Anthropology
    • Archaeology
      • True Crime All categories
  • Hobbies & Crafts Documents
    • Cooking, Food & Wine
      • Beverages
      • Courses & Dishes
    • Games & Activities
      • Card Games
      • Fantasy Sports
    • Home & Garden
      • Crafts & Hobbies
      • Gardening
    • Sports & Recreation
      • Baseball
      • Basketball All categories
  • Personal Growth Documents
    • Lifestyle
      • Beauty & Grooming
      • Fashion
    • Religion & Spirituality
      • Buddhism
      • Christianity
    • Self-Improvement
      • Addiction
      • Mental Health
    • Wellness
      • Body, Mind, & Spirit
      • Diet & Nutrition All categories

0% found this document useful [0 votes]

7 views

4 pages

Original Title

Ô nhiễm không khí - Hoá học 8.doc

Copyright

© © All Rights Reserved

Share this document

Did you find this document useful?

0% found this document useful [0 votes]

7 views4 pages

Ô nhiễm không khí - Hoá học 8

* Xin chào cô giáo và các bạn! Hôm nay, tổ 1 chúng em xin được thuyết trình về một vấn đề đang nhức nhối trên toàn thế giới hiện nay – đó là ô nhiễm không khí.* Bài thuyết trình của chúng em có 4 nội dung:

1. Thế nào là ô nhiễm không khí?2. Thực trạng ô nhiễm không khí.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.4. Hậu quả và biện pháp khắc phục.

1. Chúng ta cùng đến với phần đầu tiên: Thế nào là ô nhiễm không khí?

*Vậy ô nhiễm không khí là gì?

-

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí có thể dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường khác nhau.- Ô nhiễm không khí trong nhà và chất lượng không khí đô thị kém được liệt kê là hai trong số các vấn đề ô nhiễm độc hại tồi tệ nhất trên thế giới theo báo cáo của Viện Công nghiệp Blacksmith Institute vào năm 2008.

* Biểu hiện của ô nhiễm không khí:

- Biểu hiện của ô nhiễm không khí điển hình nhất là sự toả mùi bất thường [mùi khét, mùi khai, mùi hôi thối, mùi hắc,...], bụi bẩn xuất hiện nhiều trên bề mặt đồ vật trong nhà, các đám bụi ngoài trời giống như sương mù nên làm giảm tầm nhìn xa, màu sắc không khí xungquanh xám xịt như màu khói.

2. Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu về thực trạng của ô nhiễm không khí.

* Thực trạng ở Việt Nam

:- Nghiên cứu mới nhất về Chỉ số hiệu suất môi trường tự nhiên của Đại học Yale [Mỹ] cho thấy: Việt Nam là một trong 10 quốc gia ô nhiễm không khí nhất quốc tế.- Báo cáo môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 ghi nhận, ô nhiễm không khí ở Việt Nam chịu tác động rất rõ rệt bởi yếu tố khí hậu. Diễn biến nồng độ bụi trong không khí cũng thay đổi theo quy luật trong ngày, thể hiện rõ nhất tại các khu vực gần trục giao thông.- Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trong những địa điểm bị ô nhiễm không khí nặng nề nhất cả nước, tại nhiều thời điểm bụi mịn có thể đạt ở mức PM 2.5 và bao phủ cả một bầu trời khiến cho tầm nhìn của người đi đường bị hạn chế cũng như sức khỏe của con người bị ảnh hưởng tiêu cực.

* Thực trạng trên thế giới:

- Mức độ ô nhiễm không khí vẫn ở mức cao nguy hiểm ở nhiều nơi trên thế giới. Dữ liệu mới của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] cho thấy gần như toàn bộ dân số thế giới [99%] hít thở không khí có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao.- Một cuộc khảo sát về dữ liệu ô nhiễm ở 6.475 thành phố trên toàn thế giới công bố ngày 22/3 cho thấy, không một quốc gia nào đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng không khí của

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] vào năm 2021, và khói mù thậm chí còn bùng phát trở lại ở một số khu vực.- Kể từ năm 2015, mỗi năm có khoảng 9 triệu người tử vong do ô nhiễm không khí. Con số này đang dần tăng lên từng ngày theo như tình trạng ô nhiễm hiện nay.

3. Vậy ô nhiễm không khí là bắt nguồn từ đâu?

* Nguyên nhân chủ quan:

- Nguyên nhân thứ nhất là:

Các nhà máy và các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều là một trong những lý do khiến cho khói, bụi và khí thải độc hại như CO, CO2, SO2,... từ quá trình sản xuất gây nên tình trạng ô nhiễm không khí trên diện rộng. Bên cạnh đó, trong nông nghiệp việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa hóa và các hoạt động đốt rơm, rạ cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề.- Nguyên nhân thứ 2 là: Với số lượng các phương tiện giao thông ngày càng tăng cao và di chuyển dày đặc nên lượng khí thải từ ô tô, xe máy xả thải ra ngoài môi trường cũng vô cùngnhiều. Nhất là đối với những phương tiện cũ với máy móc hoạt động lâu đời thì lượng khí thải càng lớn.- Nguyên nhân thứ 3 là: Hiện nay, một bộ phận người dân vẫn còn rất thiếu ý thức trong việc xả rác bừa bãi ra ngoài môi trường, điều này đã làm cho rác thải không được tập kết và xử lý đúng như quy định, khiến cho mùi hôi thối phát tán ra bên ngoài. Bên cạnh đó, một phần cũng do các phương pháp xử lý rác thải thủ công ở nước ta hiện nay làm cho không khí trở nên ô nhiễm trầm trọng hơn.- Nguyên nhân thứ 4 là: Tại nhiều khu vực của Việt Nam, đặc biệt là vùng nông thôn thì nhiều gia đình vẫn giữ thói quen đun nấu bằng bếp củi. Điều này chính là nguyên nhân sinh ra các lượng khí độc như CO, CO2, NOx, SOx,... làm ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống cũng như chất lượng không khí hằng ngày của con người.- Nguyên nhân thứ 5 là: Việc xây dựng nhà ở, dự án trung tâm thương mại, chung cơ ở các thành phố lớn như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh chính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí nặng nề. Các vật liệu xây dựng phục vụ cho quá trình thi công nếu không được che chắn cẩn thận thì các bụi bẩn sẽ vương vãi ra bên ngoài môi trường và là một trong các tác nhân gây ô nhiễm không khí.- Những khu công nghiệp là một trong những tác nhân làm ô nhiễm môi trường không khí [Slide ảnh].

* Nguyên nhân khách quan:

- Thứ 1 là do gió bụi. Lượng khí thải khi chưa được thông qua xử lý, khi gặp phải các cơn gió nó sẽ đưa các hạt bụi bẩn này đi xa hàng trăm kilomet. Từ đây, sự ô nhiễm cũng sẽ đượclan ra một diện rộng hơn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật và con người.- Thứ 2 là do lốc xoáy, bão. Sau mỗi trận bão lớn, lượng khí thải NOx đều sản sinh ra rất lớn và khiến cho tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 và PM 10 tăng cao.

- Thứ 3 là do núi lửa phun trào. Hiện tượng núi lửa phun trào sẽ làm cho các khí lưu huỳnh, clo, metan,... ở sâu bên trong lớp dung nham bị đẩy ra ngoài, việc này cũng chính là tác nhân khiến cho không khí ngày một ô nhiễm nặng nề.- Thứ 4 là do cháy rừng. Cháy rừng là một trong những nguyên nhân làm cho lượng Nitơ Oxit ở trong không khí tăng lên một cách đột ngột và đáng kể. Nhất là những đám cháy có quy mô lớn, thời gian dập tắt chúng thường lâu hơn và vì thế mà lượng Nitơ Oxit cũng hòa vào không khí nhiều hơn.- Thứ 5 là do thời điểm giao mùa. Thời điểm giao mùa là giai đoạn mà bầu trời xuất hiện nhiều lớp sương mù dày đặc khiến cho lớp bụi mịn không thể nào thoát ra được và gây nên tình trạng ô nhiễm không khí ở nhiều khu vực.

4. Vậy hậu quả của ô nhiễm không khí và khắc phục nó như thế nào?

* Hậu quả

: - Đối với con người: Khi phải sinh sống ở một khu vực có mức độ ô nhiễm không khí trong một thời gian dài thì rất có thể sẽ mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp như dị ứng, viêm phổi,... nguy hiểm là tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư, đột quỵ,...- Đối với động, thực vật: Các loại khí thải vào bên trong không khí sẽ làm giảm đi sức đề kháng của các loại động vật. Đồng thời thực vật cũng sẽ không có đủ lượng oxy đi quang hợp làm cho khả năng thoát nước suy giảm, sâu bệnh hoành hành nhiều.- Các hiện tượng biến đổi khí hậu, mưa axit, hiệu ứng nhà kính xảy ra do ô nhiễm môi trường không khí gián tiếp tác động lên các loài thực vật. Cây thiếu thức ăn là các chất dinhdưỡng, vi sinh vật, canxi,... Bên cạnh đó, mưa axit cũng làm giải phóng ion nhôm vào nước làm hại rễ cây, giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của chúng, đồng thời ăn mòn lớp bảo vệ sáp của lá cây khiến cho chúng chết dần chết mòn.

* Một số biện pháp khắc phục:

- Mỗi người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường hơn.- Trồng nhiều cây xanh.- Xử lý rác thải đúng tiêu chuẩn.- Hạn chế sử dụng hoá chất trong hoạt động nuôi trồng.- Ưu tiên sử dụng các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

Cuối cùng, chúng em xin tổng kết lại như sau:

- Ô nhiễm không khí là một vấn đề đáng báo động ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay.- Ô nhiễm không khí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người cũng nhưcủa các loài động, thực vật trên thế giới.- Không khí cần thiết cho sự sống của con người cũng như các sinh vật trên thế giới, nó baoquanh cuộc sống hằng ngày của chúng ta.- Không khí khi bị ô nhiễm sẽ làm tác động tới mọi hoạt động trong đời sống xã hội.

Chủ Đề