Bệnh bạch biến nguyên nhân

Da bị mất sắc tố một trong các biểu hiện của bệnh bạch biến. Khi gặp phải bệnh lý này khiến người bệnh trở nên mất tự tin dễ bị xa lánh, do mất thẩm mỹ. Do đó, tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn tới bệnh bạch biến là gì? Một phần giúp người bệnh biết rõ về bệnh lý này. Mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung qua bài viết sau.

Nguyên nhân gây ra bệnh bạch biến ?

Bệnh bạch biến một căn bệnh gây mất màu da theo từng mảng. Mức độ và tỷ lệ mất màu từ bạch biến khó có thể đoán trước được. Bạch biến thường xuất hiện ở 1 – 2% dân số thế giới, đối tượng thường gặp ở nhóm người da màu.

Khi bị bệnh bạch biến tại các vùng da có thể rộng tới vài cm, giới hạn rõ ràng, vùng da lành xung quanh đốm bạch biến thường có màu sắc hơi đậm khiến đốm bạch biến rất dễ quan sát bằng mắt thường. Một số trường hợp bị mất hắc sắc tố lan rộng toàn thân thường dễ nhầm lẫn với bệnh bạch tạng.

Bị bạch biến thường tập trung ở các vị trí sau: Mặt, ngực, mu bàn tay, nách, háng, cơ quan sinh dục ngoài…

Các bác sĩ chuyên khoa da liễu chia sẻ, nguyên nhân dẫn tới bệnh bạch biến thường do:

 Di truyền nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì khả năng bạn cũng có thể bị bệnh. Yếu tố di truyền do da thiếu tế bào Manocytes sẽ không thể tổng hợp được các hắc sắc tố Melamin nên bệnh nhân sẽ có làn da trắng bạch diện rộng. Ngoài ra, bệnh lý này còn khiến tóc, lông nhanh bạc.

 Tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại gây cản trở quá trình hình thành nên hắc sắc tố khiến da bị loang lổ.

 Hậu quả của mắc các bệnh tự miễn chủ yếu do sự rối loạn bên trong của bệnh tuyến giáp, thiếu máu làm ức chế quá trình hình thành hắc sắc tố dưới da.

 Tâm lý căng thẳng, stress sẽ làm bệnh nhanh chóng phát triển tạo nên các đốm bạch biến trong thời gian ngắn.

Các phương pháp điều trị bệnh bạch biến hiệu quả hiện nay

Khi vô tình gặp phải căn bệnh này luôn khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin khi tiếp xúc với người xung quanh. Tình trạng da xuất hiện các mảng loang lổ, trông mất thẩm mỹ, bệnh lý này cũng rất giống với bệnh lang ben, bạch tạng.

Vì thế, tiến hành thăm khám giúp phát hiện bệnh kịp thời, từ đó giúp người bệnh tự giác trong việc đến các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị.

Dùng thuốc chữa trị bệnh bạch biến

Bác sĩ tiến hành chỉ định một số loại thuốc có chứa corticoid và một số dưỡng chất bảo vệ da. Tác dụng làm giảm miễn dịch tại vùng da bị bệnh, hỗ trợ hấp thụ ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo, tăng tổng hợp hắc sắc tố.

Phương pháp quang trị liệu

Sử dụng các tia cực tím UVB, UVA, Laser… Hỗ trợ da tổng hợp hắc sắc tố Melamin giúp da đều màu hơn. Thực hiện cách này có thể kết hợp bôi và thêm một số thuốc giúp tăng hấp thụ ánh sáng.

Liệu pháp miễn dịch chuyên sâu đông tây y kết hợp

Một trong các phương pháp chữa trị tiên tiến hiện nay. Tiến hành dùng một số loại thuốc kê đơn dưới dạng uống và bôi khả năng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ da tổng hợp hắc sắc tố, ngăn ngừa bội nhiễm.

Ứng dụng kỹ thuật xông hơi Nano tác dụng làm giãn lỗ chân lông, tăng cường trao đổi chất dưới da, hấp thụ tốt các loại sóng ánh sáng đem lại hiệu quả tốt hơn.

Ngoài ra, còn dùng các loại tia cực tím dài hẹp, tia Laser, tia Hồng Quang, ánh sáng IPL nhằm thúc đẩy quá trình hồi phục da giúp bệnh nhân nhanh chóng có lan da khỏe mạnh như bình thường.

Cấy ghép da

Chỉ áp dụng với trường hợp bị bệnh bạch biến chiếm phần lớn trên cơ thể, phương pháp cấy ghép da một trong các sự lựa chọn tối ưu. Ưu điểm giúp loại bỏ vùng da bị bệnh, lấy da từ vùng da khỏe để cấy vào vùng da mắc bệnh giúp da người bệnh được cải thiện trở lại như lúc ban đầu.

Với các phương pháp điều trị đem lại hiệu quả nhanh chóng. Phòng khám còn hội tụ đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm hành nghề trong khám và chữa trị bệnh bạch biến uy tín.

Thiết bị, máy móc y tế hiện đại được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển. Mô hình khám và chữa trị chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế giúp tiết kiếm tối đa thời gian, không phải chờ đợi lâu.

Trên đây là bài viết về: " Nguyên nhân gây ra bệnh bạch biến và cách chữa trị ". Nếu bạn còn thắc mắc hãy liên hệ với các chuyên khoa da liễu để biết thêm thông tin hơn.

Tìm hiểu chung

Bệnh bạch biến là gì? 

Bạch biến là một bệnh da do rối loạn sắc tố với các đám da giảm hoặc mất sắc tố có thể gặp ở mọi vị trí trên cơ thể nhưng thường gặp ở vùng mặt, cẳng tay và bộ phận sinh dục.

Bệnh bạch biến có thể khởi phát ở bất kỳ tuổi nào, nhưng thường gặp ở người trẻ. Nam chiếm 32,5% và nữ là 67,5%. Một số trường hợp bệnh có tính chất gia đình.

Các thể lâm sàng của bạch biến bao gồm:

  • Thể khu trú: Mảng với kích thước to nhỏ khác nhau, đám mất sắc tố một hoặc hai bên cơ thể. Thể đoạn cả một đoạn chi, hay thân mình xuất hiện đám da mất sắc tố.

  • Thể lan tỏa: Gần như toàn bộ mặt hoặc rải rác trên thân mình có thể có đối xứng hoặc không, xuất hiện các đám da mất sắc tố trông tương tự như bệnh bạch tạng.

  • Thể hỗn hợp: Tổn thương ở cả mặt và rải rác khắp toàn thân.

Một số bệnh có liên quan đến bệnh bạch biến:

  • 2 - 38% người bệnh bạch biến có liên quan đến tuyến giáp.

  • 1 - 7,1% người bệnh bạch biến bị tiểu đường.

  • Khoảng 2% người bệnh bị bạch biến bị bệnh Addison.

  • Khoảng 16% người bệnh bạch biến có rụng tóc thành từng mảng.

  • Khoảng 37% lông, tóc trắng trên dát bạch biến.

  • Có một số người bệnh bạch biến có bớt dạng Halo.

  • Một số người bệnh bạch biến xuất hiện ung thư da.

Trong bệnh bạch biến không phân đoạn [còn gọi là bạch biến hai bên hoặc toàn thể], các triệu chứng thường xuất hiện ở cả hai bên cơ thể của bạn dưới dạng các mảng trắng đối xứng. Bạch biến không phân đoạn là loại bạch biến phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 9 trong số 10 người mắc bệnh.

Trong bệnh bạch biến từng đoạn [còn được gọi là bạch biến một bên hoặc cục bộ], các mảng trắng chỉ ảnh hưởng đến một vùng trên cơ thể bạn.

Bạch biến từng đoạn ít phổ biến hơn bạch biến không phân đoạn, mặc dù bệnh này phổ biến hơn ở trẻ em. Nó thường bắt đầu sớm hơn và ảnh hưởng đến 3 trong số 10 trẻ em mắc bệnh bạch biến.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bạch biến

Thương tổn da

Trên da xuất hiện các vết mất sắc tố hình tròn hay bầu dục, giới hạn rõ, có khuynh hướng phát triển ra ngoại vi và liên kết với nhau, xung quanh có một vùng da đậm sắc hơn màu da bình thường.

Thương tổn không có vảy, không ngứa, không đau. Các vết trắng dần lan rộng và liên kết thành những đám da mất sắc tố rộng hơn, tồn tại dai dẳng có khi cả chục năm. Có những vùng da mất sắc tố tự mờ đi hoặc mất hẳn nhưng thường tái phát những vết mất sắc tố ở các vị trí khác.

Có thể gặp ở vị trí bất kỳ của cơ thể, thường ở mu bàn tay, cổ tay, cẳng tay, mặt, cổ, bộ phận sinh dục, quanh bộ phận sinh dục. Khoảng 80% trường hợp các vết mất sắc tố khu trú ở vùng hở. Các tổn thương thường đối xứng. Nhiều trường hợp chỉ có một bên của cơ thể.

Các triệu chứng khác

Bệnh khởi phát từ từ, rất khó nhận thấy, nhưng cũng có trường hợp bệnh xuất hiện một cách nhanh chóng. Một số ít bắt đầu bằng giai đoạn đỏ da hoặc một số vùng da bị viêm tấy hơi cao hơn mặt da, biến đi nhanh chóng sau đó mới xuất hiện vết mất sắc tố da. Ở một số người bệnh sau khi phơi nắng, bờ và trung tâm các vết mất sắc tố xuất hiện da thâm dạng như tàn nhang nhưng đến mùa đông biến mất, gặp ở một nửa số người bệnh bị bạch biến.

Tóc hay lông trên vùng tổn thương có nhiều trường hợp cũng mất sắc tố. Lòng bàn tay, bàn chân và niêm mạc thường không xuất hiện tổn thương.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh bạch biến

Bạch biến cũng có thể liên quan đến các vấn đề về mắt, chẳng hạn như viêm mống mắt, viêm lớp giữa của mắt [viêm màng bồ đào] và mất một phần thính giác [giảm thị lực].

Bệnh ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý và thẩm mỹ của người bệnh. 

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch biến

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh bạch biến, các nguyên nhân này được xếp thành các nhóm chính sau đây:

  • Nguyên nhân có thể do di truyền hoặc phát sinh trong quá trình phát triển.

  • Đột biến ở gen DR4, B13, B35 của HLA.

  • Ảnh hưởng của một bệnh tự miễn.

Cơ chế bệnh sinh: Hình thành các tự kháng thể chống lại kháng nguyên của tế bào sắc tố, gây độc cho tế bào, hoặc làm giảm sản xuất sắc tố melanin. Khoảng 20 - 30% người bệnh bạch biến có tự kháng thể chống tuyến giáp, tuyến thượng thận.

Một số người bệnh bạch biến phát sinh bệnh là do hoá chất phá huỷ hoặc ức chế hoạt động của tế bào sắc tố dẫn đến quá trình sản xuất sắc tố da melanin cũng giảm theo.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải [bị] bệnh bạch biến?

Bạn có thể có nhiều nguy cơ phát triển bệnh bạch biến nếu:

  • Các thành viên khác trong gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh bạch biến.

  • Có tiền sử gia đình về các tình trạng tự miễn dịch khác - ví dụ: Nếu một trong số cha mẹ của bạn bị thiếu máu ác tính [một tình trạng tự miễn dịch ảnh hưởng đến dạ dày].

  • Tiền sử bệnh miễn dịch khác.

  • Ban đang có bệnh u ác tính [một loại ung thư da] hoặc u lympho không Hodgkin [ung thư hệ bạch huyết].

  • Bạn có những thay đổi cụ thể trong gen của bạn được biết là có liên quan đến bệnh bạch biến.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc [bị] bệnh bạch biến

 Một số yếu tố thuận lợi phát bệnh: Sốc về tình cảm, chấn thương, cháy, rám nắng.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh bạch biến

Chẩn đoán bệnh bạch biến chủ yếu dựa vào việc khai thác tiền sử và các triệu chứng lâm sàng. Da bị mất màu thường rất rõ ràng khi khám. Các tổn thương giảm sắc tố nhìn rõ hơn dưới ánh sáng đèn Wood. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng. 

Cận lâm sàng

  • Mô bệnh học: Giảm hoặc không có tế bào sắc tố thượng bì.

  • Phản ứng DOPA: Giúp phân biệt hai loại bạch biến, có ý nghĩa quan trọng trong điều trị và tiên lượng bệnh. Loại không có tế bào sắc tố là DOPA âm tính. Loại có tế bào sắc tố, tuy có giảm là DOPA dương tính.

  • Xét nghiệm định lượng hormon tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên và insulin để phát hiện các bệnh kèm theo.

Phương pháp điều trị bệnh bạch biến hiệu quả

Điều trị tại chỗ

Mỡ corticoid: Khoảng 1 tuần, nghỉ 10 ngày sau đó bôi thêm 1 đến 2 đợt nữa.

Hoặc bôi dung dịch meladinine 1,0% tại tổn thương ngày từ 1 - 2 lần.

Bôi tại chỗ hay tắm nước có pha psoralen hoặc uống sau đó chiếu tia UVA, UVB. Chú ý nếu chiếu nhiều có thể làm tăng tỷ lệ ung thư da.

Gây bỏng tại tổn thương có thể làm tăng sắc tố sau viêm.

Tacrolimus 0,03 - 0,1%, bôi ngày 2 lần sáng, tối, kéo dài hàng tháng, nhiều trường hợp bệnh giảm hoặc khỏi, nhất là ở trẻ em.

Bôi mỹ phẩm: Loại kem có cùng màu sắc với da của mỗi người khi trang điểm.

Cấy da kết hợp với thuốc ức chế miễn dịch.

Điều trị toàn thân

Meladinin 10mg uống 1 viên/ngày, từ 1 - 3 tháng, thậm chí là 6 tháng.

Một số trường hợp lan tỏa có thể dùng corticoid toàn thân liều thấp hoặc một số thuốc ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, cần theo dõi các biến chứng và các tác dụng phụ của thuốc.

Uống vitamin liều cao, đặc biệt là vitamin nhóm B.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh bạch biến

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa bệnh bạch biến hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tránh dùng chất kích thích như cà phê, bia rượu, thức khuya, giảm stress.

  • Khi ra ngoài trời đội mũ rộng vành, đeo kính, mặc quần áo dài.

  • Nên bôi kem chống nắng trước khi ra nắng 30 phút kể cả ngày trời râm.

  • Làm xét nghiệm định kỳ phát hiện một số bệnh liên quan như bệnh tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên và định lượng insulin máu.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Chủ Đề