Bệnh quai bị ở trẻ em và cách điều trị

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus, thường gặp ở trẻ em. Bệnh lây truyền từ người này sang người khác thông qua nước bọt, dịch tiết mũi và tiếp xúc gần với người mắc bệnh. Tình trạng chủ yếu ảnh hưởng đến tuyến nước bọt, còn được gọi là tuyến mang tai. 

Triệu chứng của bệnh quai bị:

Các triệu chứng quai bị thường xuất hiện trong vòng 2 tuần sau khi tiếp xúc với virus. Các triệu chứng ban đầu có thể tương tự bệnh cúm, bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Đau đầu
  • Biếng ăn
  • Sốt nhẹ

Trong vài ngày tiếp theo, trẻ sẽ sốt cao khoảng 39 độ C và sưng tuyến nước bọt. Các tuyến có thể không sưng lên cùng một lúc. Thông thường, chúng sẽ sưng và đau từng đợt. Trẻ có thể truyền virus quai bị cho người khác kể từ khi trẻ tiếp xúc với virus cho đến khi tuyến mang tai sưng lên.

Hầu hết những trẻ mắc bệnh đều có biểu hiện của việc nhiễm virus gây bệnh nhưng cũng có trẻ có rất ít hoặc không có triệu chứng nào.

Ba mẹ cần làm gì khi trẻ mắc bệnh quai bị?

Vì quai bị do một loại virus gây ra nên kháng sinh hoặc các loại thuốc sẽ vô hiệu. Tuy nhiên, việc điều trị các triệu chứng sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn:

  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen và ibuprofen để hạ sốt. 
  • Làm dịu các tuyến bị sưng bằng túi chườm đá
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước do sốt
  • Ăn thức ăn mềm như súp, sữa chua…để hạn chế đau
  • Tránh các loại thức ăn và nước uống chứa axit.

Phòng ngừa bệnh quai bị cho trẻ:

Tiêm vaccine có thể ngăn ngừa quai bị. Hầu hết trẻ từ 12 - 15 tháng tuổi đều được chủng ngừa sởi, quai bị và rubella cùng một lúc. Liều thứ 2 của vaccine sẽ được tiêm khi trẻ 4 - 6 tuổi.

🇺🇸 Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vaccine; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng; và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh.

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính và thường gặp ở đối tượng trẻ từ 2 đến 16 tuổi. Căn bệnh này do virus Paramyxovirus gây ra, nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tuyến sinh dục, viêm màng não,… Vậy triệu chứng bệnh là gì, triệu chứng bệnh quai bị bé trai và bé gái khác nhau như thế nào, phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh ra sao?


26/04/2021 | Tư vấn: Có cần thiết phải tiêm vắc xin quai bị cho bé không?
13/04/2021 | Chỉ điểm những triệu chứng quai bị dễ nhận diện
25/02/2021 | Bệnh quai bị lây qua đường nào và cách phòng ngừa ra sao?
12/06/2020 | Nhận biết và thận trọng trước những biến chứng do quai bị gây ra

1. Triệu chứng quai bị bé trai và bé gái khác nhau như thế nào?

1.1. Những triệu chứng bệnh quai bị xảy ra ở cả bé trai và bé gái

Ở bé trai và bé gái, khi mắc quai bị có thể xảy ra những triệu chứng giống nhau, đó là những triệu chứng sau: 

Giai đoạn khởi phát: Trẻ bị sốt, mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ kèm theo tình trạng đau nhức đầu. 

Giai đoạn toàn phát: Phần lớn trẻ sẽ có hiện tượng viêm tuyến nước bọt mang tai, trẻ sốt cao trong vòng nhiều giờ. 

Bệnh quai bị ở trẻ em và cách điều trị

Khi mắc quai bị, cả bé trai và bé gái đều có thể sốt, chán ăn, mệt mỏi

Trẻ mắc quai bị bị sốt cao nhiều giờ, sưng một bên bạnh cằm ở dưới mang tai. Khoảng 1 đến 2 ngày sau, bạnh cằm bên kia cũng sẽ sưng lên. Rất ít trường hợp trẻ chỉ bị sưng một bên. Ở vùng bị sưng thường không bị tấy đỏ, sờ nóng, khi ấn không thấy hiện tượng lõm, thông thường 2 bên sưng viêm do mắc bệnh quai bị sẽ không đối xứng nhau. 

Giai đoạn lui bệnh: Sau khoảng 3 đến 4 ngày phát bệnh, tuyến nước bọt mang tai sẽ hết sưng, phần hạch có thể sưng lâu hơn. Theo các chuyên gia, nếu kiêng tốt và điều trị tích cực, bệnh nhân sẽ khỏi bệnh trong khoảng 10 ngày và hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng. 

1.2. Những biểu hiện khác nhau giữa bé trai và bé gái khi bị bệnh quai bị 

Rất nhiều người thắc mắc biểu hiện quai bị bé trai và bé gái khác nhau như thế nào và các chuyên gia đưa ra câu trả lời như sau: 

Quai bị ở bé trai có thể gây ra tình trạng viêm tinh hoàn 

Những bé trai mắc bệnh quai bị khi đang ở giai đoạn dậy thì sẽ có nguy cơ cao bị viêm tinh hoàn và nếu như không được điều trị đúng cách, các em có thể bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai.

Bệnh quai bị ở trẻ em và cách điều trị

Bé trai mắc quai bị có thể gây ra triệu chứng viêm tinh hoàn

Thông thường biểu hiện viêm tinh hoàn sẽ xảy ra sau khi viêm tuyến nước bọt diễn ra khoảng 5 đến 7 ngày. Tuy nhiên, tình trạng viêm tinh hoàn thường chỉ xảy ra một bên, rất ít trường hợp trẻ bị viêm cả hai bên. Nếu bị viêm tinh hoàn, trẻ sẽ bị sốt cao hơn khi sốt do viêm tuyến nước bọt. 

Bên cạnh đó, một số biểu hiện viêm tinh hoàn có thể quan sát bằng mắt thường như sau: Tinh hoàn bị sưng và đau, có hiện tượng phù nề, căng, đỏ, tinh hoàn có mật độ chắc. Trong một số trường hợp nặng còn có thể bị viêm mào tinh hoàn hay tràn dịch mào tinh hoàn,…

Tình trạng sốt do viêm tinh hoàn có thể kéo dài từ 3 đến 5 ngày và phải mất từ 3 đến 4 tuần tinh hoàn mới hết sưng,…

Tình trạng viêm tinh hoàn do quai bị có thể biến chứng thành teo tinh hoàn nếu không được điều trị đúng cách và sẽ có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai của trẻ.

Bệnh quai bị ở trẻ em và cách điều trị

Bé gái bị quai bị có thể gây viêm buồng trứng

Bệnh quai bị ở bé gái có thể gây viêm buồng trứng 

Tuy rằng với tỉ lệ thấp, nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh quai bị có thể dẫn đến tình trạng viêm buồng trứng ở bé gái. 

2. Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc khi trẻ bị quai bị

Khi nghi ngờ trẻ bị bệnh, mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị bệnh. Hiện nay, chưa có loại thuốc đặc hiệu nào có thể điều trị được bệnh quai bị. Cách tốt nhất là điều trị theo triệu chứng và để bệnh nhân được nghỉ ngơi tuyệt đối, hơn nữa, căn bệnh này có thể lây nhiễm, vì thế nên để trẻ cách ly ít nhất khoảng 15 ngày khi phát hiện bệnh.

Dưới đây là một số hướng dẫn về cách chăm sóc khi trẻ bị quai bị mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo: 

  • Nên cho trẻ uống thật nhiều nước, nhưng bố mẹ lưu ý, chỉ nên cho con uống nước lọc. Không nên cho trẻ uống nước ngọt hay nước trái cây vì những loại nước này có thể gây ra tình trạng kích thích sản xuất nước bọt và khiến trẻ bị đau nhiều hơn. 

Bệnh quai bị ở trẻ em và cách điều trị

Tiêm vắc xin là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất

  • Mẹ có thể áp dụng chườm lạnh để giảm triệu chứng sưng và đau cho con. 

  • Khi bị bệnh, trẻ thường chán ăn và bị đau khi nhai, vì thế, mẹ nên lựa chọn những loại thức ăn mềm, dễ ăn, chẳng hạn như cháo. 

  • Tránh cho con ăn một số loại quả như cam, chanh, bưởi,… vì những loại quả này có tính axit cao khiến triệu chứng bệnh thêm nặng. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ. 

  • Bổ sung các loại rau xanh cho trẻ.

  • Để trẻ được nghỉ ngơi tuyệt đối. 

  • Nên cho con súc miệng thường xuyên, có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước muối ấm,…

  • Mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho con khi không có chỉ định của bác sĩ hoặc tự ý mua một số loại thuốc đắp lên vùng bị sưng của con. Điều này không những không giúp con khỏi bệnh mà còn khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

  • Không nên để trẻ chạy nhảy hoặc hoạt động nhiều trong những ngày bị bệnh.

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh quai bị đó là tiêm phòng bệnh. Nếu được tiêm phòng đầy đủ, trẻ sẽ có khả năng miễn dịch tốt với căn bệnh này. Hiện nay, loại vắc xin phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm dưới dạng kết hợp phòng ngừa Sởi - quai bị - rubella (MMR II).

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn mong muốn được đồng hành cùng với các bậc phụ huynh trên hành trình chăm sóc và bảo vệ con yêu. Chính vì thế, chúng tôi đã triển khai chương trình tiêm vắc xin Sởi - quai bị - rubella (MMR II) cùng với nhiều loại vắc xin khác để giúp bé được bảo vệ một cách toàn diện và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh một cách tốt nhất. 

Bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng vắc xin vì toàn bộ vắc xin của bệnh viện đều có nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản trong dây chuyền lạnh, đạt chuẩn. Nếu có nhu cầu tiêm phòng hoặc có những vấn đề sức khỏe cần giải đáp hay mong muốn đặt lịch khám sớm, bạn hãy nhấc máy và gọi chúng tôi theo số 1900 56 56 56.