Bệnh viện Y học dân tộc ở đầu

Viện Y dược học dân tộc TPHCM được xem là một trong những đơn vị khám chữa bệnh theo phương thức y học cổ truyền uy tín hàng đầu của TPHCM cũng như của cả nước.

Thành lập từ năm 1975, Viện Y Dược học Dân tộc thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua hành trình 45 năm kế thừa và nhân bản những tinh hoa y đạo của nền Y học cổ truyền với 5 chủ đề: Y học nhân bản, Y lý, Y thuật, Y nghệ thuật và Y đức, góp phần xây dựng nền y học của nước nhà đa dạng hơn.

Y Dược học Dân tộc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khám và điều trị kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại trên các loại bệnh như:

Tiêu hóa – Gan mật

Nội thần kinh

Cơ xương khớp

Điều trị bệnh Trẻ em – Tự kỷ

Tai mũi họng

Nam giới

Hỗ trợ điều trị Ung bướu

Nội tim mạch

Bệnh lý ngoài da

Phụ khoa

Tư vấn hiếm muộn

Dinh dưỡng

Nội tiết

Hậu môn trực tràng… với việc kết hợp các phương pháp dùng thuốc [Đông – Tây y kết hợp] và các phương pháp không dùng thuốc [Châm cứu, Xoa bóp day ấn huyệt, Bó thuốc, Vật lý trị liệu, Dưỡng sinh, Cấy chỉ, Thủy châm, Nhĩ châm…].

Bên cạnh việc thăm khám chữa bệnh, Viện Y Dược học Dân tộc thành phố Hồ Chí Minh còn là nơi nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối thuốc đông dược thông qua Trung Tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ Đông y Đông dược

Địa chỉ Viện Y Dược Học Dân Tộc

Địa chỉ: 273 – 275 Nguyễn Văn Trỗi, phường 10, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

Số điện thoại: [028] 3844 3047

Địa chỉ: Số 273 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện :Tuyến Tỉnh

Điện thoại :[08] 38443047 – [08] 38422193.

Thông tin:Viện Y Dược Học Dân Tộc thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 43/YTXHTB-TC ngày 24/12/1975 của Bộ Xã hội và Thương binh, được chuyển giao về Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 161/BYT-QĐ ngày 02/3/1985 của Bộ Y tế.
Viện Y Dược Học Dân Tộc thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị phụ trách đầu ngành khám bệnh, chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền của 19 tỉnh, thành miền Nam [trong đó có thành phố Hồ Chí Minh] và 05 tỉnh Tây Nguyên theo quyết định số 4026/QĐ-BYT ngày 20/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định phân công công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh.

Quy trình khám bệnh ở Viện Y Dược Học Dân Tộc TPHCM

+ Bước 1: Gửi xe trong BV, lấy số thứ tự ở bàn nhận số 

+ Bước 2: Đến quầy nhận bệnh, ghi thông tin vào phiếu đăng ký khám bệnh. Đóng tiền khám bệnh.

+ Bước 3: Mang phiếu khám bệnh và biên lai đóng tiền nộp vào phòng khám, chờ gọi tên vào khám.
+ Bước 4: Làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán [nếu cần]

+ Bước 5: Nhận thuốc điều trị hoặc nhập viện điều trị

Viện Y Dược Học Dân Tộc cũng nhận khám bệnh ngoài giờ, do đó nếu bận giờ hành chính bạn cũng có thể khám ngoài giờ từ 16h30 – 19h: Khám ngoài giờ và thứ 7, chủ nhật: 7h30 – 11h30: Khám ngoài giờ. Phí khám bệnh ngoài giờ là 90.000đ nhé!

Quy trình khám chữa bệnh trĩ ở Viện Y Dược Học Dân Tộc:

  • Gửi xe trong BV, lấy số thứ tự ở bàn nhận số.
  • Đến quầy nhận bệnh, ghi thông tin vào phiếu đăng ký khám bệnh. Đóng tiền khám bệnh.
  • Mang phiếu khám bệnh và biên lai đóng tiền nộp vào phòng khám, chờ gọi tên vào khám. Khám bệnh trĩ thì bạn đến buồng số 20.

Về chi phí thì vì không có BHYT nên ngốn cũng khá tiền. Về phí tiêm trĩ tại Viện Y Dược Học Dân Tộc mình cũng chia sẻ cho bạn biết luôn nè:

  • Tiêm trĩ trong giờ: 165.000đ/lần.
  • Tiêm trĩ ngoài giờ: 205.000đ/lần.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài viết này có nhiều vấn đề. Xin vui lòng giúp đỡ cải thiện nó hoặc thảo luận về những vấn đề này trên trang thảo luận.

Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết. [tháng 11/2021]

Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí MinhVị tríVị tríTổ chứcNgân quỹLoại bệnh việnGiườngLịch sửThành lậpLiên kếtĐiện thoạiWebsite
số 273 - 275 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 10, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh,
Việt Nam
Bệnh viện công lập
Bệnh viện đa khoa
239
1975
[028] 38443047
0964392632
vienydhdt.gov.vn

Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh [tên tiếng Anh: Traditional Medicine Institute] được thành lập theo Quyết định số 43/YTXHTB-TC ngày 24/12/1975 của Bộ Xã hội và Thương binh, được chuyển giao về Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 161/BYT-QĐ ngày 02/3/1985 của Bộ Y tế.

Sứ mạng[sửa | sửa mã nguồn]

Viện Y Dược Học Dân tộc thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị phụ trách đầu ngành khám bệnh, chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền của 19 tỉnh, thành miền Nam [trong đó có thành phố Hồ Chí Minh] và 05 tỉnh Tây Nguyên theo quyết định số 4026/QĐ-BYT ngày 20/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định phân công công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Viện Y Dược Học Dân tộc thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 43/YTXHTB-TC ngày 24/12/1975 của Bộ Xã hội và Thương binh, được chuyển giao về Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 161/BYT-QĐ ngày 02/3/1985 của Bộ Y tế.

Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]

Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh đa khoa và phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại; nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền; đào tạo, chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật và là cơ sở thực hành về y, dược cổ truyền của các cơ sở đào tạo y, dược và các đơn vị có nhu cầu.

Căn cứ Quyết định số 161/BYT-QĐ ngày 02/3/1985 của Bộ trưởng Bộ Y tế ký chuyển giao Viện Y Dược Học Dân tộc thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Y tế về cho Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quản lý toàn diện và Quyết định số 4026/QĐ-BYT ngày 20/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định phân công công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, Viện Y Dược Học Dân tộc thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Y tế giao, cụ thể như sau:

  • Nghiên cứu khoa học và tuyên truyền phổ cập những kiến thức Y học dân tộc trong cán bộ và nhân dân.
  • Thừa kế và phát huy, chỉ đạo toàn diện công tác y dược học dân tộc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời hỗ trợ giúp Cục quản lý Y Dược cổ truyền – Bộ Y tế trong việc tổ chức chỉ đạo thừa kế phát huy y, dược học dân tộc ở 19 tỉnh, thành miền Nam và 5 tỉnh Tây Nguyên.
  • Khám và chữa bệnh bằng các phương pháp y học dân tộc cho cán bộ và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong cả nước.
  • Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đại học và Trung học y dược học dân tộc, đồng thời là cơ sở hướng dẫn thực hành cho Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
  • Chỉ đạo tuyến trước về Y dược học dân tộc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời hỗ trợ giúp Cục quản lý Y Dược cổ truyền chỉ đạo, xây dựng phong trào Y dược dân tộc ở 19 tỉnh miền Nam [bao gồm thành phố Hồ Chí Minh] và 05 tỉnh Tây Nguyên.

Nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]

Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng:[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức cấp cứu, khám bệnh, điều trị ngoại trú, nội trú; chăm sóc, phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại theo quy định. Chú trọng sử dụng thuốc nam, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và các phương pháp điều trị khác theo đúng quy chế chuyên môn

Nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền:[sửa | sửa mã nguồn]

  • Triển khai nghiên cứu khoa học, nghiên cứu kế thừa, nghiên cứu ứng dụng và kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại.
  • Phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch bảo tồn, phát triển y, dược cổ truyền trên đại bàn.
  • Chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, bảo tồn, kế thừa, ứng dụng theo quy định của pháp luật.

Đào tạo:[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tiếp nhận, tạo điều kiện và hướng dẫn cho học sinh, sinh viên, học viên của các cơ sở đào tạo và các đơn vị có nhu cầu đến thực hành lâm sàng tại Viện.
  • Cử công chức, viên chức đủ năng lực tham gia giảng dạy và hướng dẫn thực hành lâm sàng.
  • Tổ chức đào tạo liên tục cho cán bộ y tế về lĩnh vực y, dược cổ truyền theo quy định.
  • Cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng và thực hành lâm sàng cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng, thực hành tại Viện theo quy định.

Chỉ đạo tuyến:[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tổ chức tiếp nhận và triển khai các kỹ thuật được chuyển giao.
  • Lập kế hoạch chỉ đạo, triển khai công tác chỉ đạo tuyến về y, dược cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại cho các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, 18 tỉnh, thành miền Nam và 5 tỉnh Tây Nguyên; tham gia kiểm tra việc thực hiện các quy chế chuyên môn, kỹ thuật về y, dược cổ truyền đối với các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, 18 tỉnh, thành miền Nam và 5 tỉnh Tây Nguyên.
  • Phối hợp với các đơn vị có liên quan chỉ đạo xây dựng vườn thuốc nam trong các cơ sở y tế và thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng y, dược cổ truyền.

Phòng, chống dịch bệnh:[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chủ động hướng dẫn người bệnh và người dân phòng bệnh bằng các phương pháp y học cổ truyền.
  • Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn theo quy định.

Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe:[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tổ chức tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác y, dược cổ truyền.
  • Tuyên truyền ứng dụng các biện pháp y, dược cổ truyền hợp lý, an toàn, hiệu quả trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
  • Tuyên truyền vận động nhân dân nuôi trồng, thu hái, bảo tồn và sử dụng có hiệu quả cây con làm thuốc.

Công tác dược và vật tư y tế:[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phối hợp với các đơn vị chức năng tham mưu cho các cấp lãnh đạo về công tác bảo tồn, phát triển dược liệu.
  • Cung ứng đầy đủ, kịp thời, bảo đảm chất lượng thuốc, hóa chất, vật tư y tế cho công tác khám, chữa bệnh nội, ngoại trú.
  • Tổ chức bào chế, sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu đáp ứng nhu cầu của người bệnh và nhân dân trên địa bàn.
  • Hướng dẫn sử dụng dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và các vị thuốc y học cổ truyền hợp lý, an toàn, hiệu quả.
  • Bố trí trang thiết bị theo danh mục tiêu chuẩn trang thiết bị y tế theo quy định của Bộ Y tế.

Quản lý Viện:[sửa | sửa mã nguồn]

  • Quản lý, sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong lĩnh vực y, dược cổ truyền theo quy định.
  • Quản lý nhân lực, cơ sở vật chất của Viện theo quy định.

Hợp tác quốc tế:[sửa | sửa mã nguồn]

Tham gia thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về y, dược cổ truyền với các tổ chức và cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao.[sửa | sửa mã nguồn]

Thành tựu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Huân chương Lao động hạng Nhì [2012], hạng Ba [2006][1].

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Cổng thông tin điện tử Viện Y dược học Dân tộc TP.HCM

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Thành Tích Đạt Được”.

Chủ Đề