Bị dương tính là gì

Thế giới và Việt Nam đã ghi nhận các trường hợp tái nhiễm với các chủng virus SARS-CoV-2 khác nhau. Ở chủng Delta, tỷ lệ tái nhiễm là 1% và chủng Omicron thì số ca tái nhiễm cao hơn.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã chia sẻ bài viết "Ai có nguy cơ tái nhiễm COVID-19 cao hơn?" trên báo Sức khỏe và Đời sống với nhiều thông tin hữu ích.

Vì sao có tái nhiễm COVID-19?

Tái dương tính là tình trạng người mắc COVID-19 có thời gian mang virus SARS-CoV-2 kéo dài. Một số người có thể mang virus kéo dài nhiều tuần. Những trường hợp này dù xét nghiệm dương tính vẫn nhưng đa số không còn khả năng gây lây truyền sau 2 tuần nhiễm virus.

Tái nhiễm là trường hợp người bệnh mắc COVID-19 đã khỏi bệnh, sau đó lại nhiễm lại. Mỗi người có khả năng đáp ứng miễn dịch khác nhau. Một số người sau khi nhiễm bệnh hoặc tiêm vaccine sẽ có miễn dịch bảo vệ khá lâu. Một số người có thể nồng độ kháng thể bảo vệ sẽ sụt giảm nhanh dẫn đến khả năng tái nhiễm nhanh hơn.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Những trường hợp tái nhiễm COVID-19 sẽ có diễn biến lâm sàng thường nhẹ hơn so với người chưa được tiêm vaccine mà nhiễm bệnh lần đầu. Tuy nhiên vẫn có thể có một số bệnh nhân có diễn biến nặng.

Đặc biệt trong trường hợp lần nhiễm sau do một biến chủng virus có đặc tính kháng nguyên khác so với chủng trước nên kháng thể bảo vệ của lần nhiễm trước có hiệu quả bảo vệ thấp với chủng nhiễm sau.

Ngoài việc đã có những người lần 1 nhiễm biến chủng Delta, lần 2 nhiễm Omicron, trên thực tế đã có những báo cáo y khoa ghi nhận những trường hợp bệnh nhân lần trước đã nhiễm biến chủng Omicron BA.1 sau đó vẫn tái nhiễm với biến chủng BA.2.

Ai có nguy cơ tái nghiễm COVID-19 cao hơn?

Những người tình trạng miễn dịch suy giảm hoặc khả năng sinh kháng thể trung hòa thấp thì có nguy cơ tái nhiễm cao hơn.

Xác suất tái nhiễm cũng có thể cao hơn ở những người có tình trạng phơi nhiễm thường xuyên hơn so với những người sử dụng các biện pháp phòng lây nhiễm cá nhân hiệu quả.

Tái nhiễm F0 có lây được cho người khác không?

Người bệnh tái nhiễm là một lần nhiễm virus mới và phát bệnh. Do đó họ vẫn phát tán virus bình thường và vẫn có khả năng lây nhiễm cho những người khác nếu không có biện pháp phòng lây nhiễm hiệu quả.

Tái nhiễm COVID-19 điều trị ra sao?

Thông thường, những trường hợp tái nhiễm sẽ có diễn biến lâm sàng thường nhẹ hơn so với người chưa được tiêm vaccine mà nhiễm bệnh lần đầu. 

Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ bệnh nhân nhất định có thể có diễn biến nặng.

Việc điều trị sẽ căn cứ vào diễn biến bệnh cụ thể trên mỗi bệnh nhân.

Những người có diễn biến nhẹ thì chỉ cần đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng; điều trị các triệu chứng [nếu có].

Những người không may có diễn biến nặng thì sẽ được điều trị theo cơ chế bệnh sinh của mỗi tổn thương và áp dụng các biện pháp hồi sức nếu bệnh nhân có tình trạng nguy kịch.

Tái nhiễm COVID-19 có nguy hiểm không?

Những trường hợp tái nhiễm sẽ có diễn biến lâm sàng thường nhẹ hơn so với người chưa được tiêm vaccine mà nhiễm bệnh lần đầu. Tuy nhiên vẫn có thể có một số bệnh nhân có diễn biến nặng. Đặc biệt các vấn đề hậu COVID-19 có thể vẫn xuất hiện thêm sau mỗi lần tái nhiễm.

Theo Bộ Y tế, đến nay Tổ chức Y tế thế giới vẫn coi COVID-19 trong tình trạng đại dịch và quan ngại tiếp tục có các biến chủng không lường trước được của virus SARS-CoV-2.

TS. Phạm Quang Thái, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay: "Điều lạ ở virus SARS-CoV-2 khi tấn công vào cơ thể lần đầu tiên thì để lại miễn dịch không cao. Đây là cơ sở cho nguy cơ tái nhiễm.

Thế giới và Việt Nam đã ghi nhận các trường hợp tái nhiễm với các chủng virus SARS-CoV-2 khác nhau. Ở chủng Delta, tỷ lệ tái nhiễm là 1% và chủng Omicron thì số ca tái nhiễm cao hơn".

Molnupiravir được coi là thuốc đặc trị COVID-19 được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Tái nhiễm COVID-19 có được dùng thuốc đặc trị Molnupiravir lần 2 không?

Molnupiravir được coi là thuốc đặc trị COVID-19 được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Bộ Y tế cảnh báo rằng không phải tất cả các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đều được phép sử dụng Molnupiravir. Vậy những trường hợp có thể sử dụng Molnupiravir theo quy định có được sử dụng Molnupiravir lần 2 và nhiều lần sau nếu như không may tái nhiễm hay không?

Molnupiravir là loại thuốc có khả năng ức chế và ngăn chặn sự tái tạo và phát triển của virus SARS-CoV-2. Đây cũng là loại thuốc đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] cấp phép sử dụng khẩn cấp để điều trị COVID-19 từ nhẹ đến trung bình ở người lớn.

Là thuốc đặc trị virus cho nên Bộ Y tế quy định chỉ được phép uống Molnupiravir 800mg mỗi 12 giờ trong vòng 5 ngày. Tuyệt đối không được sử dụng Molnupiravir như một loại thuốc phòng ngừa trước và sau khi nhiễm bệnh. Chỉ sử dụng Molnupiravir khi được kê đơn bởi các tổ chức y tế hoặc bác sĩ có chuyên môn dựa trên tình trạng thực tế của mỗi ca bệnh.

Tái nhiễm COVID-19 có được tiếp tục sử dụng Molnupiravir hay không? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm rất lớn trong thời gian gần đây.

Chia sẻ trên báo Sức khỏe và Đời sống PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y dược TP.HCM cho biết, việc tái nhiễm COVID-19 trong thời gian gần [trong vòng 60 ngày] là rất hiếm và việc sử dụng Molnupiravir trong lần tái nhiễm tiếp theo là hoàn toàn có thể.

Sử dụng Molnupiravir trong các lần tái nhiễm cách xa nhau không gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc đủ 5 ngày liên tiếp thì chúng ta nên ngưng thuốc vì lúc này phần lớn virus đã được tiêu diệt, đồng thời cơ thể cũng đã tạo ra được các kháng thể để tiêu diệt hoàn toàn virus còn lại trong cơ thể.

Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất chúng ta nên sử dụng Molnupiravir ngay khi xét nghiệm dương tính và có triệu chứng không quan trọng là phát hiện dương tính vào buổi sáng hay chiều, lúc no hay đói.

Dùng Molnupiravir đủ liều nhưng vẫn dương tính thì phải làm sao?

Theo khuyến cáo, Molnupiravir không được sử dụng quá 5 ngày liên tục. Nhưng trên thực tế có rất nhiều các ca bệnh nhiễm COVID-19 đã sử dụng thuốc đặc trị đủ liều nhưng kết quả xét nghiệm PCR vẫn dương tính.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng tư vấn: Người bệnh đừng vội lo lắng hay tìm thêm những loại thuốc khác nhằm thay thế Molnupiravir vì khi sử dụng đủ liều Molnupiravir đồng nghĩa với việc cơ thể của bệnh nhân đã có được sự điều trị tốt nhất và cơ thể đã có thể sản sinh ra các kháng thể tự nhiên để tiêu diệt lượng virus còn sót lại trong cơ thể. 

Đã có những nghiên cứu về việc sử dụng Molnupiravir nhưng vẫn dương tính với COVID-19, kết quả cho thấy những virus khi được đưa ra để nuôi cấy lại không thể sống được. Có nghĩa là Molnupiravir có tiêu diệt và ức chế sự phát triển của virus và thứ còn sót lại đó chỉ là xác của chúng./.


最終更新日:2021年4月21日

Nếu bạn được bác sỹ chẩn đoán là có khả năng đã nhiễm COVID-19, bạn sẽ được tiến hành làm xét nghiệm. Vì thế, bạn hãy liên hệ tới bác sỹ gia đình hoặc cơ sở y tế gần nhất để được khám trước.

Nếu bạn không có bác sỹ gia đình hoặc không biết các cơ sở y tế gần mình, hãy gọi tới đường dây tư vấn chuyên dụng 078-322-6250 để được hướng dẫn.

2. Tôi có nghe nói rằng có những trường hợp không được xét nghiệm PCR, điều này có đúng không?

Nếu bạn được bác sỹ chẩn đoán là có khả năng đã nhiễm COVID-19, bạn sẽ được tiến hành làm xét nghiệm. Vì thế, bạn hãy liên hệ tới bác sỹ gia đình hoặc cơ sở y tế gần nhất để được khám trước.

Nếu bạn không có bác sỹ gia đình hoặc không biết các cơ sở y tế gần mình, hãy gọi tới đường dây tư vấn chuyên dụng 078-322-6250 để được hướng dẫn.

3. Tôi có mất phí khi xét nghiệm PCR không?

Nếu bạn được bác sỹ xác nhận là cần phải tiến hành xét nghiệm PCR, bạn sẽ không mất phí khi xét nghiệm PCR. Tuy nhiên, bạn phải chịu các chi phí khi khám và các chi phí khác không liên quan đến xét nghiệm PCR [vd: chi phí xét nghiệm máu, chi phí chụp X-quang v.v.].

4. Sẽ mất bao lâu để tôi biết kết quả xét nghiệm PCR

Tùy vào cơ sở y tế tiến hành xét nghiệm mà có thể mấy từ vài giờ đến vài ngày để biết kết quả. Cơ sở y tế tiến hành xét nghiệm sẽ liên hệ trực tiếp với bạn để thông báo kết quả.

5. Sự khác nhau giữa xét nghiệm PCR và xét nghiệm kháng nguyên là gì?

Kiểu xét nghiệm

Kháng nguyên

PCR

Nội dung xét nghiệm

Chất protein có mang đặc tính của virus.

Cấu trúc gen có đặc tính virus

Mức độ chính xác

Để tìm ra, cần một lượng virus cụ thể.

Để tìm ra, cần một lượng virus ít hơn so với xét nghiệm kháng nguyên.

Địa điểm xét nghiệm

Ngay tại nơi lấy mẫu

Cơ sở xét nghiệm [khác nơi lấy mẫu]

Thời gian cần thiết

Khoảng 30 phút

Vài giờ [cộng thêm thời gian gửi mẫu về cơ sở xét nghiệm]

6. Vì tôi chuẩn bị ra nước ngoài công tác, tôi cần chuẩn bị giấy chứng nhận âm tính với COVID-19. Nếu muốn xét nghiệm, tôi cần phải làm gì?

Hiệp hội y học dự phòng tỉnh Hyogo có tiến hành xét nghiệm và cấp giấy chứng nhận âm tính cho những người chuẩn bị sang nước ngoài công tác. Chi tiết xin liên hệ với hiệp hội này theo số 078-855-2740.

Ngoài ra “Hiệp hội y tế dành cho những người sang nước ngoài – 日本渡航医学会” cũng có thể giới thiệu các cơ sở y tế có thể xét nghiệm cho bạn.

7. Tôi có nghe nói rằng, với các cửa hàng có phục vụ rượu, nếu nhân viên của cửa hàng đó có tiếp xúc với khách hàng bị nghi đã nhiễm COVID-19, cửa hàng đó có thể tiến hành xét nghiệm cho toàn bộ nhân viên. Điều này có đúng không?

Để phòng tránh việc xảy ra các ổ dịch tại những khu vực buôn bán sầm uất, nếu các cửa hàng có phục vụ rượu thỏa mãn các điều kiện cần thiết khi đăng ký với chúng tôi, chúng tôi sẽ tiến hành xét nghiệm PCR cho nhân viên của quán đó.

8. Sau khi xét nghiệm PCR, tôi cần sinh hoạt thế nào?

Cho tới khi có kết quả chính thức, hãy hạn chế tối đa việc ra khỏi nhà. Hàng ngày hãy đo và ghi lại thân nhiệt. Khi thấy không được khỏe trong người, hãy nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế đã tiến hành xét nghiệm PCR. Nếu bạn sống chung với người khác, nếu có thể, hãy ở tách riêng phòng và đeo khẩu trang cả khi ở nhà.

9. Nếu tôi nhận được kết quả âm tính sau khi xét nghiệm PCR, tôi có thể đi làm, đi học được chứ?

Trong trường hợp bạn tiến hành xét nghiệm do thấy không được khỏe.

Sau khi có kết quả âm tính và sức khỏe đã hồi phục, bạn có thể đi học, đi làm bình thường.

Trong trường hợp bạn tiến hành xét nghiệm do mình có tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19.

Dù kết quả có là âm tính đi chăng nữa, hãy hạn chế đi học, đi làm vào khoảng thời gian mà sở y tế thông báo cho bạn.

*Người có tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19 [tại Việt Nam thường được gọi là F1] được định nghĩa là người: Trong khoảng thời gian 2 ngày trước khi người nhiễm COVID-19 phát bệnh cho tới khi được đưa đi cách ly, có tiếp xúc với người bệnh trên 15 phút mà không có biện pháp phòng chống lây bệnh [vd: đeo khẩu trang]. Các F1 sẽ được tiến hành xét nghiệm PCR, dù kết quả có là âm tính đi chăng nữa thì vẫn còn nguy cơ nhiễm bệnh nên hãy tự cách ly ở nhà trong vòng 14 ngày.

10. Nếu kết quả là dương tính, tôi cần làm thế nào?

Trước hết, hãy chờ điện thoại từ sở y tế. Với những người có tình trạng xấu hoặc có nguy cơ diễn biến xấu, chúng tôi sẽ điều trị tại bệnh viện, còn với những người không có triệu chứng gì hoặc tình trạng ở mức nhẹ, chúng tôi sẽ cách ly tại các nơi được chỉ định.

KHI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH BẠN BỊ NHIỄM COVID-19.

1. Người tôi mới gặp gần đây đã bị nhiễm COVID-19, tôi rất lo lắng không biết mình có bị nhiễm hay không?

Người của sở y tế sẽ phân tích các thông tin liên quan đến người nhiễm COVID-19 mà bạn đã gặp, họ sẽ liên hệ trực tiếp với bạn nếu họ nhận định bạn là F1. Nếu bạn có các biểu hiện nhiễm bệnh như ho, sốt, hãy liên hệ ngay tới số chuyên dụng sau để được hướng dẫn: 078-322-6250 [có hỗ trợ tiếng Việt].

2. Trong trường hợp nhân viên trong công ty của tôi đã bị nhiễm COVID-19, tôi cần phải làm gì?

Người của sở y tế sẽ phân tích các thông tin liên quan đến nhân viên đó, trong khoảng thời gian 2 ngày trước khi nhân viên đó phát bệnh, nếu nhân viên đó đã tới công ty, họ sẽ liên hệ trực tiếp với bạn, hãy kiên nhẫn chờ thêm. Nếu không có liên lạc gì từ họ, hãy gọi tới số chuyên dụng sau để được hướng dẫn: 078-322-6250 [có hỗ trợ tiếng Việt].

3. Xung quanh tôi có người bị nhiễm COVID-19, tuy nhiên tôi không nhận được liên lạc gì thông báo mình là F1. Trong trường hợp này, tôi cần làm gì?

Người của sở y tế sẽ xác định ai là F1. Nếu bạn không nhận được liên lạc gì từ sở y tế, tức là bạn không phải là F1, bạn hãy sinh hoạt như bình thường. Nếu bạn có những biểu hiện của việc nhiễm bệnh, hãy trao đổi với bác sỹ gia đình.

Nếu không có bác sỹ gia đình, hãy gọi tới số 078-322-6250 [có hỗ trợ tiếng Việt] để được tư vấn.

NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ VIỆC KHÁM BỆNH

1. Khi khám COVID-19, tôi cần chú ý những điều gì? Thêm nữa, nếu tôi không có bác sỹ gia đình, tôi nên làm thế nào?

  • Nếu xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt, hãy gọi điện tới bác sỹ gia đình của bạn.
  • Trước khi bạn đi khám, hãy gọi điện tới nơi bạn muốn đến khám.
  • Tại thời điểm ngày 5/11, trên địa bàn thành phố đã có 216 cơ sở có thể tiến hành khám bệnh nhân có các triệu chứng như ho, sốt. Dự kiến, con số này sẽ còn tăng.
  • Bác sỹ gia đình có thể giới thiệu cho bạn tới các cơ sở y tế thích hợp.
  • Nếu không biết liên hệ tới đâu để được tư vấn, hãy gọi tới đường dây chuyên dụng phục vụ 24/7 sau đây: 078-322-6250 [có hỗ trợ tiếng Việt].[FAX: 078-391-5532]

NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ VIỆC NHẬP VIỆN

1. Khi có những triệu chứng mắc COVID-19 và nhập viện, sau bao nhiêu lâu sẽ được xuất viện?

10 ngày sau ngày phát bệnh [được gọi là “ngày số 0”], cộng thêm việc tình hình đã thuyên giảm được hơn 72 giờ, bệnh nhân sẽ được xuất viện. [Không tính từ ngày nhập viện mà là ngày phát bệnh].

Hoặc là

2. Với những bệnh nhân không có triệu chứng hoặc chỉ bị nhẹ, sau khi vào cách ly tại các cơ sở như chỉ định, sau bao lâu sẽ được ra khỏi đó?

Với những bệnh nhân bị nhẹ, bệnh nhân đó cần tuân thủ biện pháp xử lý như ở câu 1.

Với những bệnh nhân không có triệu chứng, sau 10 ngày kể từ ngày lấy mẫu xét nghiệm [được gọi là “ngày số 0”], bệnh nhân đó sẽ được ra khỏi cơ sở cách ly.

3. Chi phí nhập viện là bao nhiêu?

  • Với những người nhập viện do nhiễm COVID-19, chi phiếu điều trị và chi phí ăn uống sẽ được miễn.
    Tuy nhiên, những chi phí cho các nhu cầu cá nhân hàng ngày sẽ do bệnh nhân tự chi trả.
  • Với những người có thu nhập cao [Người phải đóng thuế thị dân [Shiminze, mức thuế được tính dựa trên thu nhập thực tế chứ không phải mức thuế đồng nhất] trên 56,4 vạn yen] thì sẽ phải trả 2 vạn yen/1tháng [Chi phí phải trả sẽ tính trên số ngày thực tế].

[Thông tin tham khảo: Chi phí xét nghiệm PCR và xét nghiệm kháng nguyên sẽ được miễn phí, còn với những chi phí khám, xét nghiệm khác với 2 loại xét nghiệm trên, bệnh nhân sẽ phải tự chi trả].

4. Chi phí cách ly tại các cơ sở chỉ định là bao nhiêu?

Người nhiễm COVID-19 sẽ không phải chịu chi phí cách ly.

5. Sau khi ra viện hoặc ra khỏi cơ sở cách ly, tôi có thể đi học, đi làm như bình thường chứ?

  • Sau khi ra viện, hoặc ra khỏi cơ sở cách ly, bạn có thể đi học, đi làm bình thường.
  • Trong 4 tuần kể từ ngày ra khỏi cơ sở cách ly, bạn cần tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe [ví dụ: đo thân nhiệt].
  • Nếu lại xuất hiện các triệu chứng của việc nhiễm bệnh, hãy liên lạc tới sở y tế của quận nơi bạn đang sống.

Video liên quan

Chủ Đề