Bí quyết để học ít - hiểu nhiều - nhớ lâu - hiệu quả review

Làm sao học ít hiểu nhiều – Phương pháp dung nạp kiến thức hiệu quả. Bằng những đúc rút hàng chục năm nghiên cứu thần kinh học và tâm lý học, bác sĩ Zion Kabasawa sẽ giúp bạn: Nắm chắc cách học tập hiệu quả nhất dù chỉ học ít nhưng vẫn hiểu nhiều và làm được vô số thứ phi thường. Cùng Eccthai tìm hiểu cuốn sách này bạn nhé!

Đặt mua Làm Sao Học Ít Hiểu Nhiều Trên TIKI

[So sánh giá rẻ nhất – giảm 34%]

Nội dung sách Làm sao học ít hiểu nhiều

Không ngừng dung nạp kiến thức là một cách phát triển bản thân đúng đắn nhất. Học – Học nữa – Học mãi cũng chính là con đường duy nhất để bạn trở nên tốt đẹp hơn mỗi ngày. Nhưng bạn đã biết cách học tập hiệu quả tối đa trong khi dùng ít nhất có thể: Thời gian, tiền bạc, công sức?

Làm sao học ít hiểu nhiều không chỉ là cuốn sách phù hợp với lứa tuổi học sinh mà nó còn thực sự cần kíp cho cả những người đi làm. Bởi học hành là một sự nghiệp trọn đời và ai ai cũng có nhu cầu học thêm nữa. Nhưng càng lớn tuổi, bạn càng dễ rơi vào cục diện bế tắt của việc học nhiều mà không hiểu bao nhiêu, lãng phí tiền bạc và công sức.

Bằng kiến thức trong hơn 30 năm nghiên cứu về não bộ – cơ chế của việc tiếp nhận, hấp thu và xử lý thông tin. Tác giả cuốn sách Làm sao học ít hiểu nhiều sẽ giúp bạn hiểu được:

  • Tận cùng bản chất của việc học
  • Những hướng dẫn tường tận về phương pháp học tập vui vẻ. Ông gọi là Phương pháp “vui vẻ hóa” não bộ khi học

Qua cuốn sách này, bạn sẽ ồ lên vui sướng, à thì ra việc học không phải là chuyện quá đỗi khó khăn và ai cũng làm được.

Thông tin sách và tác giả

Thông tin sách

Tên sách: Làm sao học ít hiểu nhiều

Tác giả: Zion Kabasawa

Dịch giả: Đặng Thị Nga

Thể loại: Phát triển bản thân

Nhà xuất bản: NXB Dân Trí

Năm đầu tiên xuất bản: 2019 [tiếng Việt]

Về tác giả

Zion Kabasawa là một chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về thần kinh học và tâm lý học. Ông cũng là tác giả của những cuốn sách hay về nghệ thuật đọc sách thế nào để nhớ lâu – hiểu sâu – áp dụng hiệu quả. Tiêu biểu như: : Đọc nhiều nhớ được bao nhiêu, Làm sao học ít hiểu nhiều, Phương pháp tối ưu hóa trí nhớ, Phương pháp tối ưu hóa trí nhớ trong công việc,…

Lời kết

Cuốn sách này giúp bạn thấu hiểu mình học hoài không hiểu không phải do mình không ham học. Mà là do mình chưa biết cách học đúng đắn mà thôi. Và bạn càng thêm hiểu thì ra việc học không đòi hỏi một trí nhớ siêu phàm hay bộ não xuất chúng. Chỉ cần ta học tập đúng cách ta sẽ tìm được niềm vui trên con đường học hành, hấp thu nhiều thứ hữu ích để bản thân không ngừng phát triển. Quá trình học trở nên dễ dàng, vui sướng mà không còn chiếm nhiều thời gian – công sức – hay tiền bạc của bạn nữa.

Trước kia mình có review cuốn sách Đọc nhiều nhớ được bao nhiêu của tác giả Zion Kabasawa. 

Thời điểm đó mình có mua 3 quyển sách của tác giả này. Ngoài cuốn Đọc nhiều nhớ được bao nhiêu, 2 cuốn còn lại là Làm sao học ít hiểu nhiều và Phương pháp tăng cường trí nhớ trong công việc. 

Chúng đều là những sách phát triển kỹ năng học tập và ghi nhớ. Bài viết này mình sẽ review tiếp cuốn Làm sao học ít hiểu nhiều. 

Bạn đang hứng thú với cuốn sách này. Hãy tiếp tục đọc cảm nhân cá nhân về sách ở ngay bên dưới. 

Đến cuốn sách thứ hai này của Zion Kabasawa, mình thích lối văn phong của tác giả. Tác giả viết sách rất dễ hiểu. 

Mới đầu nghĩ ông này là bác sĩ tâm lý thần kinh chắc sách phải có nhiều thuật ngữ chuyên môn. Hay phương pháp có tính cao siêu. 

Hóa ra không vậy. Quả thật cũng có chút kiến thức về thần kinh liên quan hoạt động ghi nhớ. Nhưng không có quá nhiều thuật ngữ chuyên môn. 

Tất cả nội dung đều ở dạng dễ hấp thu với mọi đối tượng độc giả.

Có lẽ tác giả là người chuyên chia sẻ nội dung trên Youtube, Twitter. Do vậy ông ấy có cách để viết nội dung dễ hiểu. 

Ví dụ như không có đoạn nào quá dài. Các đề mục phân chia logic. Mục lục dễ tra cứu. Mỗi phần có in đậm ở đoạn quan trọng cần ghi nhớ. 

Như vậy, khi đọc sách của tác giả này bạn sẽ dễ dàng nắm bắt những ý chính của từng phần nội dung. 

Thêm nữa, cuốn sách này cũng dạng sách khổ nhỏ. Chỉ to hơn bàn tay một chút xíu. Cộng với nội dung gói gọn trong khoảng 300 trang. 

Mình là người đi làm cũng chỉ mất 2-3 ngày hoàn thành đọc xong. 

Một điểm hay nữa ở cuốn sách Làm sao học ít hiểu nhiều: 

Cách tiếp cận vấn đề của tác giả có tính logic cao. Đầu tiên tác giả xác định lý do vì sao việc học của bạn không suôn sẻ. 

Sau khi đã chẩn đoán, bắt bệnh, ông ấy mới đưa phương pháp chữa trị. Tức là những cách giúp cải thiện việc học. 

Bạn sợ rằng cuốn sách này không phù hợp với mình? 

Yên tâm đi. 

Cuốn sách này phù hợp với mọi đối tượng. Từ học sinh cho đến người đi làm.

Dù đối tượng nào. Dù khó khăn của bạn là gì. Dù bạn đang ở giai đoạn nào của quá trình học. Tác giả cũng có kỹ thuật và cách thức giải quyết vấn đề riêng. 

Ví dụ nếu bạn cảm giác học không vui vẻ, ông ấy có những cách giúp bạn lấy lại niềm vui học tập. 

Hoặc nếu bạn là người đi làm không biết bắt đầu học như nào, chương 3 của sách tác giả gợi ý nhiều vấn đề về cách học cho người đi làm. 

Còn cách học cụ thể ra sao? Làm sao để học hiệu quả?

 Câu trả lời sẽ nằm trong các chương 4 [phương pháp học bắt chước], chương 5 [phương pháp đầu ra đầu vào], chương 6 [phương pháp siêu đầu ra]. 

Chương 7 phương pháp học liên tục mưới năm cũng là một chương hay. Chương nhấn mạnh tầm quan trọng của tính kiên trì trong học tập. 

Về tổng thể, sách không có quá nhiều kỹ thuật mới đột phát gì cả. 

Một số phương pháp như đầu ra đầu vào. Nhấn mạnh đầu ra hơn đầu vào. Thực ra là một dạng của câu nói học đi đôi với hành ở Việt Nam. 

Hiện tại xu hướng học và giáo dục đang nhấn vào tính thực hành. 

Hay phương pháp Suhari. Nghe có vẻ Nhật Bản. Thực chất là quy trình học từ cơ bản đến nâng cao. 

Học phải diễn ra tuần tự như vậy. Học không hiệu quả chẳng qua là bạn đã đốt cháy giai đoạn. Chọn nhận nhầm điểm xuất phát. 

Vậy làm sao học ít hiểu nhiều? 

Trong cuốn sách này, tác giả có nói bộ nhớ con người chỉ có khả năng giữ 3 thông tin một lúc. Nhiều hơn sẽ quá tải dẫn tới không nhớ gì cả. 

Vậy nên ở đây, mình đưa ra 3 điểm tâm đắc về làm sao học ít hiểu nhiều,

Tuân thủ phương pháp đầu ra/đầu vào

Đầu ra và đầu vào giống như học đi đôi với hành. Trong đó phần đầu ra quan trọng hơn. Giống như tác giả có nói lượng đầu ra gấp đôi đầu vào. 

Vì vậy học ít nhưng áp dụng nhiều mới có ý nghĩa. Học nhiều mà chả áp dụng được gì. Kiến thức như vậy sẽ quên mau. Không đem lại lợi ích gì nhiều. 

Có một vài điểm cần nhớ ở đây: 

Ở đầu vào, tránh lối học ghi chép quá nhiều. Cách học này lỗi thời không hiệu quả.

Thay vào đó:

Học bằng cách trao đổi, thảo luận. Học chủ động bằng cách đặt câu hỏi.

Nếu ghi chép chỉ ghi lại những thông tin quan trọng. Tập trung vào lắng nghe người giảng thay vì chỉ chăm chăm ghi chú. 

Bất cứ quá trình học hay làm gì phải xác định mục tiêu thổng thể. Cũng như lộ trình học một cách chi tiết.

Cũng giống như đi đường cần phải có bản đồ vậy. Có như vậy không bị lạc đường. Không lãng phí vào học những thứ không đem lại ích lợi gì. 

Ở đầu ra, chúng ta cần phải đa dạng hóa đầu ra.

Càng áp dụng nhiều hình thức đầu ra kiến thức càng củng cố.

Một vài hình thức đầu ra như:

  • giải bài tập, dạy hay chia sẻ kiến thức với bạn bè [cái này áp dụng với học sinh đang đi học]
  • tổ chức buổi chia sẻ kiến thức [công ty mình ngày xưa thường tổ chức nhóm để chia sẻ kiến thức sau khi nhóm nghiên cứu về chủ đề nào đó]
  • chia sẻ kiến thức lên phương tiện xã hội [làm youtube, tiktok, facebook, viết blog],
  • viết sách, đi dạy [những hình thức đầu ra cao cấp hơn nhưng hiệu quả thu về tuyệt vời nhất]

Tuân thủ phương pháp học Shuhari

Shuhari là 3 giai đoạn học tập. Gồm: 

  • Shu: giai đoạn học tập sơ cấp. Chủ yếu bắt chước một phương pháp nào đó. Học những khái niệm, lý thuyết cơ bản về chủ đề nào đó. 
  • Ha: bắt đầu mở rộng kiến thức hơn, học nhiều phương pháp kỹ thuật khác nhau về chủ đề đó. 
  • Ri: bắt đầu tiến đến giai đoạn sáng tạo để hình thành phong cách riêng, quan điểm lý luận riêng của bản thân. 

3 bước này khiến mình liên tưởng đến tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung. Để sáng tạo nên một chiêu thức một loại võ công mới bạn cần phải có 2 thứ cơ bản: 

Đầu tiên phải biết cơ bản về võ công. Sau đó bạn phải có am hiểu về võ công các môn các phái. Ưu nhược điểm của từng trường phái.

Trên cơ sở hai thứ này, bạn mới có thể sáng tạo bí kíp võ công riêng của mình. 

Kiên trì là mẹ của thành công

Nhiều người học hay làm một cái gì đó mãi chưa thấy hiệu quả, thường vội bỏ cuộc. Trong khi thực ra họ đang tiến rất gần đến thành công. 

Giống như hình ảnh một người đào vàng. Đào mãi mà không thấy vàng nên bỏ cuộc. Trong khi chỉ cần thêm vài nhát cuốc nữa là đến kho vàng. 

Trong chương 7, tác giả có đưa một luận điểm khoa học: 

Nỗ lực của bạn và kết quả mong đợi không có mối quan hệ tỷ lệ thuận. Mà là mối quan hệ lũy thừa. 

Vậy nên có cố gắng nhiều mà chẳng được bao nhiêu cũng là một điều hết sức bình thường. 

Tác giả có nhấn mạnh đến một cụm từ điểm bùng phát. Đó là giai đoạn của mà bạn sẽ thấy việc học của mình có tăng tiến đột ngột. 

Thực ra đó chính là kết quả tích lũy trong thời gian khổ luyện lâu dài. Thế nên mới gọi là quan hệ lũy thừa. 

Lò xo nén cao lâu và càng sâu sức bật càng lớn. Kiên trì học tập và khổ luyện cộng với một hướng đi đúng chính là câu trả lời cho thành công trong học tập. 

Sách Làm sao học ít hiểu nhiều giá bao nhiêu, mua ở đâu? 

Mình mua sách trên Tiki. Lúc mua giá đâu đấy gần 100k. Mình có để link sản phẩm bên dưới. 

Không biết có ebook hay pdf gì không. Nhưng mình nghĩ bạn nên mua sách giấy để ủng hộ đơn vị xuất bản. 

Hơn nữa, như tác giả Zion có nói đọc sách cho cảm giác nhớ tốt hơn. 

Làm sao học ít hiểu nhiều là cuốn sách hay. Nội dung sách dễ hiểu. 

Các chiến lược tổng thể của sách không mới. Nhưng khi đi sâu vào chi tiết, tác giả hé lộ vô số những típ, mẹo và kỹ thuật hữu ích trong việc cải thiện việc học. 

Vì vậy, mình khuyên bạn nên mua và đọc sách. 

Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé. 

Video liên quan

Chủ Đề