Biện pháp phòng chống vi khuẩn gây bệnh tiêu hóa

Vi khuẩn tả xâm nhập vào đường tiêu hóa của người lành từ nước uống và thức ăn có nhiễm vi khuẩn tả. Vi khuẩn tả sống tập trung chủ yếu ở các loài thực động vật phù du như tảo, động vật giáp xác [tôm, cua…] và sò, hến… Các loại rau, hoa quả dùng để ăn sống được tưới, bón trực tiếp bằng nước cống hoặc phân tươi nhưng không xử lý sạch cũng có khả năng làm lây nhiễm phẩy khuẩn tả rất cao. Khoảng 75% người nhiễm vi khuẩn tả là không có biểu hiện triệu chứng bệnh, tuy nhiên họ vẫn đào thải vi khuẩn ra môi trường trong vòng 7 – 14 ngày. Trong số những người có biểu hiện triệu chứng, 80% là ở thể nhẹ và vừa, chỉ có 20% có biểu hiện mất nước nặng.

Vi khuẩn V. Cholerae gây bệnh tả

Các biện pháp phòng bệnh Bệnh tả được xếp vào loại bệnh “tối nguy hiểm”, bệnh có thể điều trị khỏi tuy nhiên việc điều trị bệnh tương đối phức tạp và khi xuất hiện bệnh có thể lây lan thành dịch trong cộng đồng. Chủ động phòng bệnh là biện pháp tối ưu và vô cùng cần thiết để không có ca bệnh. Người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau để phòng bệnh có hiệu quả: Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường - Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp, cần rắc vôi bột hoặc Cloramin B sau mỗi lần đi tiêu. - Phân và chất thải của người bệnh phải được đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột, Cloramin B… vào nhà tiêu để sát khuẩn. - Hạn chế người ra vào vùng đang có dịch. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm - Mọi nhà, mọi người đều thực hiện ăn chín uống sôi. - Không ăn rau sống, uống nước lã. - Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua… Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch - Nguồn nước uống phải được bảo vệ sạch sẽ. - Tất cả các nguồn nước dùng để ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất Cloramin B. - Không đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh, xác súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông, giếng gây ô nhiễm môi trường nước. Khi có người bị tiêu chảy cấp - Phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. - Hiện nay đã có vaccine phòng bệnh tả tuy nhiên thời gian duy trì miễn dịch sau khi tiêm vắc xin này tương đối ngắn, chỉ có hiệu quả làm giảm tỷ lệ mắc bệnh trong vòng 3 đến 6 tháng. Bởi vậy, nên tiêm một liều củng cố cách 6 tháng một lần nếu vẫn tiếp tục có nguy cơ tiếp xúc với nguồn lây bệnh và mầm bệnh. * Chủ động tiêm vắc xin phòng tả là biện pháp hữu hiệu chống bệnh tả Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh tả là bệnh truyền nhiễm diễn tiến nhanh, gây sa sút sức khỏe và nhiều biến chứng nguy hiểm. Người dân cần trang bị các kiến thức về bệnh tả và tiêu cấp cấp, các biện pháp thực hành vệ sinh cá nhân [rửa tay bằng xà phòng thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh], vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm [ăn chín, uống chín]; bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch; khi có người bị tiêu chảy cấp, nhanh chóng báo cáo cho cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và điều trị kịp thời. Người dân nên tạo miễn dịch chủ động bằng vắc xin. Để được bảo vệ chống lại bệnh tả tốt nhất, người dân nên hoàn tất lịch tiêm vắc xin theo lịch của Bộ Y tế. Trên thế giới hiện đang lưu hành 3 loại vắc xin tả uống an toàn và hiệu quả. Việt Nam cũng đã nghiên cứu, phát triển và sản xuất thành công vắc xin tả uống và đưa vào sử dụng từ năm 1996. Việc sử dụng vắc xin tả uống tại Việt Nam những năm qua đã góp phần vào việc ngăn chặn bệnh dịch ở những vùng nguy cơ cao hay vùng thường xuyên gặp, thiên tai bão lũ. Phòng bệnh chủ động bằng vắc xin kết hợp với đảm bảo ăn chín, uống sôi, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn rất cần thiết để chống lại dịch bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm như dịch tả. Ở nước ta hiện nay, vắc xin tả được sử dụng là vắc xin mORCVAX. Đây là vắc xin được điều chế từ các chủng vi khuẩn tả 01 [gồm týp sinh học cổ điển và EI Tor] và chủng vi khuẩn tả 0139, được chỉ định để phòng bệnh tả cho trẻ em trên 2 tuổi và người lớn sống trong vùng dịch tả lưu hành. Lịch uống cơ bản gồm 2 liều, cách nhau tối thiểu 2 tuần [14 ngày].

Anh Tài [Tổng hợp]

Nhiễm trùng đường ruột có thể gây tiêu chảy, nôn mửa và nhiều triệu chứng khó chịu khác. Bệnh thường điều trị tập trung vào việc duy trì uống đủ nước và nghỉ ngơi nhiều nhưng có thể khác nhau tùy thuộc vào loại nhiễm trùng.

1. Các loại nhiễm trùng đường ruột

Có ba loại nhiễm trùng đường ruột chính là vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.

1.1 Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột

Nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn bao gồm nhiễm trùng do thực phẩm và ngộ độc thực phẩm. Các nguồn phổ biến của nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn bao gồm:

  • Salmonella
  • E. coli
  • Clostridium perfringens [ vi khuẩn kỵ khí sinh bào tử gram dương]
  • Listeria
  • Staphylococcus [nhiễm trùng tụ cầu]

Vi khuẩn Salmonella gây nhiễm trùng đường ruột.

Mặc dù hầu hết mọi thực phẩm bị ô nhiễm đều có thể gây nhiễm trùng, nhưng một số thực phẩm lại tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn những thực phẩm khác, ví dụ như: Thịt, trứng hoặc thịt gia cầm nấu chưa chín hoặc sống, sữa và nước trái cây chưa tiệt trùng, nước bị ô nhiễm đặc biệt là các sản phẩm thịt và trứng, không được bảo quản tốt, an toàn. Thịt nguội, trái cây và rau chưa rửa hoặc ăn sống...

Ngoài ra, những người bị nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn có thể lây lan vi khuẩn sang thức ăn mà con người tiếp xúc. Thực phẩm này sau đó có thể lây nhiễm sang người khác nếu tiêu thụ thực phẩm đó.

1.2 Virus gây nhiễm trùng đường ruột

Nhiễm trùng đường ruột do virus rất phổ biến. Các loại virus có thể gây nhiễm trùng đường tiêu hóa. Vaccine có thể ngăn ngừa một số loại bệnh nhiễm trùng do virus, bao gồm cả virus rota.

1.3 Ký sinh gây nhiễm trùng đường ruột

Giun sán đường ruột, hoặc giun, sán đơn bào gây nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa. 2 bệnh nhiễm ký sinh trùng phổ biến nhất là giardia và cryptosporidiosis.

Tiếp xúc với phân người trong đất có thể lây lan các ký sinh trùng này. Ai cũng có thể mắc các bệnh nhiễm trùng này do uống hoặc bơi trong nước bị ô nhiễm.

Một số bệnh nhiễm ký sinh trùng có thể lây lan từ động vật sang người. Chúng bao gồm bệnh toxoplasmosis mà mọi người có thể tiếp xúc với phân mèo.

2. Triệu chứng nhiễm trùng đường ruột

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường ruột đều có các triệu chứng tương tự nhau, mặc dù chúng có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng.

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường ruột bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn, nôn
  • Co thắt dạ dày
  • Chán ăn, ăn không ngon
  • Sốt
  • Đau cơ
  • Mất cân bằng điện giải
  • Đầy hơi và chướng bụng
  • Sụt cân

Hầu hết các bệnh đường ruột do virus đều khởi phát đột ngột và kéo dài dưới một tuần.

Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể có biểu hiện tương tự như nhiễm virus, nhưng một số có thể gây sốt cao hoặc tiêu chảy ra máu.

Nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa thường gây ra máu hoặc chất nhầy trong tiêu chảy và có thể kéo dài cho đến khi được điều trị.

3. Khi nào đến gặp bác sĩ?

Nếu bị đau bụng dữ dội cần đên bệnh viện ngay lập tức để được bác sĩ khám và diều trị .

Hầu hết mọi người thường không đến gặp bác sĩ khi họ có các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiêu hóa. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng nên đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Đau bụng dữ dội
  • Sốt cao
  • Tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày
  • Phân đen
  • Đi phân lỏng từ 6 lần trở lên/ ngày
  • Thường xuyên nôn mửa
  • Thay đổi trạng thái tinh thần

Hoặc cũng nên đi khám bác sĩ nếu bị nhiễm trùng đường ruột mà cơ thể không thể giữ chất lỏng hoặc có dấu hiệu mất nước theo các dấu hiệu dưới đây:

  • Cực kỳ khát nước
  • Nước tiểu sẫm màu, không thường xuyên
  • Má và mắt trũng sâu
  • Miệng khô
  • Da không phẳng trở lại sau khi véo
  • Người lâng lâng

Một số người nên luôn tham khảo ý kiến bác sĩ về nhiễm trùng đường ruột vì họ có nguy cơ biến chứng cao hơn như phụ nữ mang thai, những người có hệ thống miễn dịch kém, người cao tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

4. Điều trị nhiễm trùng đường ruột

Nội soi đường ruột giúp phát hiện sớm các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Một số bệnh nhiễm trùng đường ruột, đặc biệt là nhiễm ký sinh trùng, cần đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh sẽ thuyên giảm mà không cần điều trị. Nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước có thể giúp hệ thống miễn dịch của chống lại nhiễm trùng đường ruột. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bị nhiễm trùng đường ruột có thể phải nhập viện để được chăm sóc hỗ trợ bù nước.

5. Các biện pháp khắc phục tại nhà

Người bị nhiễm trùng đường ruột có thể giúp điều trị bệnh tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, thường xuyên uống nước và uống từng ngụm, sử dụng thuốc không kê đơn một cách thận trọng, ăn thức ăn nhạt, dễ tiêu khi cảm thấy khỏe hơn.

6. Phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột

Nhiều bệnh đường ruột rất dễ lây lan, nhưng có nhiều cách có thể thực hiện để giúp phòng ngừa nhiễm virus nhiễm trùng đường ruột và ngăn chặn sự lây lan.

Tổ chức Y tế Thế giới - WHO khuyến nghị:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước
  • Không thay thế được nước rửa tay chứa cồn để rửa tay
  • Thực hành an toàn thực phẩm, bao gồm rửa trái cây, rau quả và nấu chín thịt
  • Tránh nấu ăn hoặc chuẩn bị thức ăn cho người khác khi bị ốm
  • Khử trùng bề mặt cứng bằng thuốc tẩy
  • Giặt quần áo hoặc khăn trải giường cẩn thận

Để tránh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn, mọi người cần:

  • Rửa tay và các bề mặt trước, trong và sau khi chế biến thực phẩm
  • Tách thịt sống, hải sản, thịt gia cầm và trứng xa thức ăn chế biến sẵn
  • Nấu thức ăn đến nhiệt độ bên trong an toàn và tránh thức ăn chưa nấu chín
  • Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ 4°C trong vòng 2 giờ sau khi nấu.

Những người có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường ruột và các biến chứng cũng nên tránh thực phẩm nấu chưa chín hoặc sống từ động vật, các sản phẩm sữa và nước trái cây chưa tiệt trùng và rau mầm sống.

Để tránh bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột, mọi người nên:

  • Thực hành vệ sinh tốt bao gồm cả rửa tay
  • Tránh thức ăn và nước bị ô nhiễm
  • Thận trọng khi đi du lịch đến những nơi nhiễm ký sinh trùng phổ biến hơn
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa bệnh toxoplasmosis, tránh sử dụng hộp vệ sinh cho mèo nếu đang mang thai.

Nhiễm trùng đường ruột có thể do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Bất kể nguyên nhân là gì, các triệu chứng đều khó chịu và có thể bao gồm tiêu chảy, đau quặn bụng và buồn nôn.

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng sẽ tự hết, điều cần thiết là phải nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước để quá trình hồi phục nhanh chóng. Nhưng nếu một người có các triệu chứng mất nước hoặc các biến chứng khác cần đi khám bác sĩ. Ngoài ra, để tăng cường sức khỏe cho đường ruột cần bổ sung lợi khuẩn hoặc men vi sinh đường ruột.

Chủ Đề