Biị rối loạn tiền đình khoảng bao lâu

Rối loạn tiền đình là một trong những bệnh lý rất dễ gặp phải ở mọi lứa tuổi, nếu không điều trị dứt điểm thì bệnh rất dễ tái phát.

Ảnh hưởng của rối loạn tiền đình đối với cuộc sống

Bệnh lý của tiền đình hầu hết là do nguyên nhân lành tính, chỉ một số ít liên quan đến các bệnh về não. Ảnh hưởng của bệnh thường gây ra triệu chứng chóng mặt. Nghĩa là khi chóng mặt thì các sinh hoạt, vận động của bệnh nhân sẽ gặp khó khăn. Cảm giác trong người luôn mệt mỏi, không thoải mái, tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến công việc, làm giảm chất lượng cột sống.

Rối loạn tiền đình gây ra các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt

Theo các chuyên gia, rối loạn tiền đình là quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn, từ đó gây mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai… Những triệu chứng này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện đột ngột, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, cuộc sống.

Rối loạn tiền đình được chia làm 2 loại:

  • Rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên với triệu chứng là chóng mặt và mất thăng bằng, không nguy hiểm đến tính mạng.
  • Rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương: thường là do tổn thương nhân tiền đình ở thân não, tiểu não, triệu chứng không rầm rộ nhưng thường nguy hiểm và khó chữa.
  • Xem thêm: Tìm hiểu về các bệnh lý khác cách trị huyết trắng, cách chữa kinh nguyệt ra nhiều

Rối loạn tiền đình thường kéo dài bao lâu?

Như đã nói, các triệu chứng của rối loạn tiền đình thường là chóng mặt, hoa mắt. Nếu sau vài giờ, vài ngày mà không còn triệu chứng, hoạt động bình thường thì bệnh không còn ảnh hưởng gì khác. Để biết được tình trạng của bệnh như thế nào thì bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân cũng như hướng điều trị phù hợp.

  • Đối với người bệnh tiền đình ngoại biên có thể tự khỏi. Một số trường hợp khỏi rất nhanh, chưa đầy 1 tiếng, song cũng có nhiều người phải mất vài ngày, cả tuần, thậm chí cả tháng mới hết. Vậy nên, nếu bác sĩ chẩn đoán bệnh không liên quan đến bệnh lý của não thì có thể an tâm, hết triệu chứng là ổn.

Trong nhiều trường hợp rôi loạn tiền đình gây té ngã rất nhuy hiểm

  • Đối với bệnh tiền đình gốc trung ương, hoặc tiền đình kéo dài, tái đi tái lại thì phải tìm nguyên nhân, giải quyết nguyên nhân gây bệnh thì mới có thể hết rối loạn tiền đình. Vậy nên, khi thấy dấu hiệu chóng mặt, kèm theo cảm giác tê yếu tay chân, yếu mặt, khó nói… thì phải đi khám ngay.

=> Xem thêm: Làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ?

Phòng bệnh và lưu ý khi điều trị rối loạn tiền đình

Để việc điều trị đạt hiệu quả cũng như phòng bệnh rối loạn tiền đình không phát đi phát lại thì bạn nên:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng và đủ liều theo đơn đã kê.
  • Tập các bài tập phục hồi chức năng tiền đình. Tìm các bài tập cho mắt, bài tập với đầu, và bài tập toàn thân rất hữu ích cho những ai rối loạn tiền đình.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách tập thể dục đều đặn, việc này giúp quá trình tuần hoàn máu não ổn định hơn.
  • Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi. Bạn nên ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, không bỏ bữa, tránh thức khuya.
  • Nên bổ sung nhóm thực phẩm giàu acid folic như rau chân vịt, nước cam, bánh mì, đậu trắng, đậu phộng; nhóm thực phẩm giàu chất xơ như: bông cải xanh, măng tây, đậu bắp, cải bó xôi, súp lơ, cà chua, bí ngô; nhóm thực phẩm giàu vitamin thiết yếu như cam, chanh, bưởi, kiwi, dứa, táo, chuối, đu đủ, bơ, quả óc chó, quả hạnh nhân và các loại ngũ cốc.

Nhóm thực phẩm Axit Folic

  • Tránh rượu bia, caffeine, nicotine trong thuốc lá, chất béo như mỡ động vật, kem bơ, sữa dừa, bánh kem…
  • Sử dụng thêm sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên tốt cho não bộ như Bonaobido của Dược Bình Đông. Bonaobido là sản phẩm Đông y được bào chế dựa trên sự kết hợp từ nhiều loại thảo dược có tác dụng giúp hoạt huyết dưỡng não như Đương quy, Xuyên khung, Hoài sơn, Ngưu tất, Hồng hoa, Nữ trinh có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, hay quên do thiểu năng tuần hoàn não hiệu quả.

Phòng ngừa rối loạn tiền đình với Bonaobido

Đặc biệt: Khi kết hợp Bonaobido với chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp và có lối sống khỏe mỗi ngày sẽ giúp tình trạng đau đầu, chóng mặt… và rối loạn tiền đình được suy giảm tốt và nhanh hơn.

Bệnh rối loạn tiền đình có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi nhưng đặc biệt phổ biến ở người cao tuổi. Nếu không được phát hiện từ sớm và điều trị dứt điểm, hội chứng này sẽ dẫn đến hàng loạt hệ lụy khó lường. Vậy rối loạn tiền đình có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?

Bệnh rối loạn tiền đình có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?

Rối loạn tiền đình là tình trạng trục trặc trong quá trình truyền dẫn – tiếp nhận thông tin hai chiều liên quan đến đến sự tổn thương não bộ hoặc dây thần kinh.

Rối loạn tiền đình thường bắt nguồn từ những nguyên nhân lành tính [chỉ có một số ít trường hợp xuất phát từ các bệnh lý về thần kinh, não bộ]. Khi mắc phải vấn đề sức khỏe này, bệnh nhân sẽ thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, quay cuồng, vận động khó khăn, mệt mỏi, uể oải, từ đó suy giảm chất lượng cuộc sống.

Những triệu chứng trên có thể diễn ra đột ngột, lặp lại nhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Các chuyên gia phân chia bệnh lý này thành hai dạng là rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại biên, cụ thể:

  • Rối loạn tiền đình trung ương là kết quả của hiện tượng tổn thương nhân tiền đình tại tiểu não, thân não với những triệu chứng âm thầm, không rõ ràng, nguy hiểm và khó trị.
  • Rối loạn tiền đình ngoại biên có nguồn gốc ngoại biên, được đặc trưng bởi triệu chứng mất thăng bằng và chóng mặt nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nhằm chữa bệnh rối loạn tiền đình một cách triệt để, trước hết, bệnh nhân cần xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bao gồm:

  • Thạch nhĩ lạc chỗ
  • Thiếu máu, tai biến, bệnh lý tim mạch, huyết áp thấp
  • Mất ngủ, căng thẳng thần kinh, áp lực công việc
  • Viêm tai giữa, viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, u não
  • Yếu tố tuổi tác
  • Lạm dụng rượu bia, mất máu quá nhiều, sử dụng thuốc Tây, nhiễm độc cơ thể
  • Lối sống không lành mạnh
  • Môi trường sống quá nhiều tiếng ồn

Hoa mắt, chóng mặt là hai dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh rối loạn tiền đình. Nếu các triệu chứng vẫn không hề thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày, bệnh nhân cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị đúng hướng.

Nhìn chung, rối loạn tiền đình ngoại biên thường tự khỏi. Trong một số trường hợp, các biểu hiện khó chịu sẽ nhanh chóng chấm dứt trong vòng chưa đầy 1 tiếng. Thế nhưng, nhiều bệnh nhân phải mất đến vài ngày, vài tuần, thậm chí một tháng mới tự hết bệnh.

Nếu kết quả chẩn đoán cho thấy, tình trạng này không liên quan đến bất cứ bệnh lý nào về thần kinh và não bộ thì độc giả có thể hoàn toàn yên tâm. Bạn sẽ khỏe mạnh như bình thường sau khi các triệu chứng biến mất.

Trái lại, bệnh rối loạn tiền đình trung ương thường có xu hướng kéo dài dai dẳng và tái phát thường xuyên. Do đó, bạn cần nắm vững nguyên nhân hình thành để xử lý triệt để. Nếu bị chóng mặt kèm khó nói, yếu mặt, tê yếu chân tay, người đọc hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Sau khi phát hiện tác nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, an toàn và dặn dò bệnh nhân bám sát chặt chẽ. Thời gian điều trị phụ thuộc rất nhiều vào mức độ bệnh lý cũng như thái độ hợp tác của người bệnh trong suốt quá trình chữa bệnh.

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ chữa bệnh của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần ghi nhớ những vấn đề sau:

  • Dùng thuốc theo toa với liều lượng an toàn, phù hợp
  • Chăm chỉ thực hiện các bài tập hồi phục chức năng tiền đình, đặc biệt là bài tập luyện đầu, mắt và toàn thân
  • Thường xuyên tập luyện thể dục – thể thao
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc, không thức khuya
  • Kiêng cữ thuốc lá, đồ ngọt, cà phê, rượu bia, nước tăng lực
  • Tăng cường dung nạp nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất [măng tây, cải bó xôi, đậu bắp, bí ngô, bông cải xanh, trái bưởi, hạnh nhân, hạt óc chó, ngũ cốc nguyên cám…]

Bài viết đã giải đáp chi tiết câu hỏi: “Bệnh rối loạn tiền đình có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?” Tóm lại, rối loạn tiền đình ngoại biên sẽ tự hết chỉ sau một khoảng thời gian ngắn hình thành. Tuy nhiên, các bệnh nhân rối loạn tiền đình trung ương cần được chẩn đoán chính xác ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường, đồng thời tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Video liên quan

Chủ Đề