Bộ Công an là cơ quan thuộc hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước dụng hay sai

Tổng hợp giải đáp bài tập về bộ máy nhà nước

>>> Hệ thống bộ máy nhà nước qua từng thời kỳ 

>>> Tổng hợp điểm mới Hiến pháp 2013

>>> Toàn bộ điểm mới Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014

>>> Toàn bộ điểm mới Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014

>>> Đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức xã hội là gì?

>>> Toàn văn điểm mới Luật tổ chức Quốc hội

>>> Danh mục tên Tiếng Anh của các cơ quan, đơn vị, chức danh Nhà nước

>>> So sánh hệ thống luật Anh Mỹ và luật Pháp Đức

>>> Luật hoạt động giám sát Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015

>>> So sánh lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm

>>> So sánh Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội

>>> Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015

>>> Những điều cần biết về nghề điều tra viên

>>> So sánh pháp luật Singapore và Việt Nam

>>> Tên người đứng đầu cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2016 – 2021

>>> Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 2013

>>> Tên gọi các cơ quan nhà nước qua những bản Hiến pháp

Theo quy định của Hiến pháp, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Hoạt động trên nền tảng các nguyên tắc như nguyên tắc Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp và pháp luật; Nguyên tắc Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước, Nguyên tắc tập trung dân chủ và  Nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất , có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, tư pháp.

CÁC VĂN BẢN QUAN TRỌNG QUY ĐỊNH TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẦN BIẾT:

1. Hiến Pháp năm 2013  bản Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày1 tháng 1 năm 2014. Bản Hiến pháp được Quốc hội Việt Nam Khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày vào sáng ngày 28 tháng 11, và được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Lệnh công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp vào ngày 8 tháng 12 năm 2013, trong đó có quy định về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của một số cơ quan thuộc bộ máy nhà nước Việt Nam như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,...

2. Luật tổ chức Quốc hội 2014  quy định vị trí chức năng quyền hạn của Quốc hội và một số cơ quan khác thuộc Quốc hội. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

3. Luật tổ chức Chính phủ 2015 quy định vị trí, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

4. Luật tổ chức Tòa án 2014 và Luật tổ chức Viện kiểm sát 2014 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của  Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân

5. Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về đơn vị hành chính và tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính gồm Hội đồng nhân dân các cấp và ủy ban nhân dân các cấp

Ngoài ra các bạn còn có thể tham khảo tại các giáo trình bài giảng như:

- Giáo trình Đại cương Nhà nước và Pháp luật, TA VAN THIEN, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, tháng 4/2008.

- Giáo trình Pháp luật Đại cương,TA VAN THIEN, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2006.

CÁCH LÀM BÀI LIÊN QUAN TỚI BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

Thường các câu hỏi bài thi liên quan về tổ chức bộ máy nhà nước rơi vào bộ môn lý luận nhà nước pháp luật hoặc nhiều nhất là bộ môn Luật Hiến pháp, chính vì vậy chúng ta cần phải có sự định hướng về vấn đề này trước khi ôn tập:

1. Nếu là câu hỏi lý thuyết [ Dạng trình bày]: Thì cần nắm rõ Hiến pháp và các văn bản kể trên để biết được cơ cấu tổ chức của nó ra sao để từ đó áp dụng giải thích một số câu hỏi để bài đề ra. Kiến thức cơ bản dành cho bất cứ câu hỏi nào cũng cần phải biết đó là : Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của nhà nước, vì lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước Việt Nam là hệ thống 4 cơ quan. Đó là:

- Cơ quan quyền lực hay còn gọi là các cơ quan đại diện [lập pháp]: bao gồm Quốc hội ở cấp trung ương và Hội đồng nhân dân các cấp địa phương do nhân dân trực tiếp bầu ra và thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước.

- Cơ quan hành chính [hành pháp]: bao gồm Chính phủ ở cấp trung ương và Uỷ ban nhân dân các cấp địa phương do cơ quan quyền lực tương ứng bầu ra.

- Cơ quan xét xử [tư pháp]: bao gồm Tòa án nhân dân ở cấp trung ương và Tòa á nhân dân các cấp địa phương.

- Cơ quan kiểm sát [công tố]: bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở cấp trung ương và Viện kiểm sát nhân dân các cấp địa phương.

2. Đối với các câu hỏi nhận định: Thì cần bám sát vào Hiến pháp, bởi vì các câu hỏi thường hay xoáy vào tổ chức nhiệm vụ quyền hạn của một cơ quan nào đó, nếu không nắm rõ vị trí vai trò của mỗi cơ quan thì rất dễ nhầm lẫn. Dữ kiện mà đề bài cho thường có đặt bẫy và tương đối rắc rối. Vấn đề cần đặt ra là nên vẽ một sơ đồ thường là sơ đồ bộ máy nhà nước để chúng ta có thể nhớ lâu đồng thời chuyển hướng khác đỡ rối hơn trong quá trình làm bài tập.

BÀI TẬP MẪU

1. Chính phủ là cơ quan chấp hành và là cơ quan hành chính cao nhất của cơ quan đại biểu cao nhất.

Nhận định trên là Sai. Bởi vì căn cứ theo Điều 94 Hiến pháp 2013 thì Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

2. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan Nhà nước bằng những hình thức cụ thể nào?

- QH thực hiện quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của NN với 3 hình thức:

+ Xem xét báo cáo công tác của các chủ thể: CTN, UBTVQH, CP, TANDTC, VKSNDTC.

+ Giám sát trực  tiếp hoạt động của các cơ quan của QH: UBTVQH, Hội đồng dân tộc và 9 Ủy ban của QH [UB chuyên trách: UB pháp luật; UB tư pháp; UB ktế; UB tài chính, ngân sách; UB văn hóa GD thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; UB quốc phòng và an ninh; UB về các vấn đề XH; UB KH công nghệ và môi trường; UB đối ngoại của Qhội].

+ Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Hi vọng mọi người có những kiến thức bổ ích và thi đạt kết quả cao!

P/S: Ngoài ra, có thắc mắc về bài tập liên quan tổ chức bộ máy nhà nước, các bạn có thể đặt câu hỏi tại đây để được hỗ trợ. Tuy nhiên, trước tiên, bạn cần nêu quan điểm của mình về bài tập đó nhé! 

1. Danh sách 18 Bộ và người đứng đầu

STT

Bộ

Bộ trưởng

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

1

Bộ Quốc phòng

ÔngPhan Văn Giang

-

2

Bộ Công an

ÔngTô Lâm

-

3

Bộ Ngoại giao

ÔngBùi Thanh Sơn

Xem tạiNghị định 26/2017/NĐ-CP

4

Bộ Nội vụ

Bà Phạm Thị Thanh Trà

Xem tạiNghị định 34/2017/NĐ-CP

5

Bộ Tư pháp

ÔngLê Thành Long

Xem tạiNghị định 96/2017/NĐ-CP

6

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

ÔngNguyễn Chí Dũng

Xem tạiNghị định 86/2017/NĐ-CP

7

Bộ Tài chính

ÔngHồ Đức Phớc

Xem tạiNghị định 87/2017/NĐ-CP

8

Bộ Công thương

Ông Nguyễn Hồng Diên

Xem tạiNghị định 98/2017/NĐ-CP

9

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

ÔngLê Minh Hoan

Xem tạiNghị định 15/2017/NĐ-CP

10

Bộ Giao thông vận tải

ÔngNguyễn Văn Thể

Xem tạiNghị định 12/2017/NĐ-CP

11

Bộ Xây dựng

ÔngNguyễn Thanh Nghị

Xem tạiNghị định 81/2017/NĐ-CP

12

Bộ Tài nguyên và Môi trường

ÔngTrần Hồng Hà

Xem tạiNghị định 36/2017/NĐ-CP

13

Bộ Thông tin và Truyền thông

ÔngNguyễn Mạnh Hùng

Xem tạiNghị định 17/2017/NĐ-CP

14

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

ÔngĐào Ngọc Dung

Xem tạiNghị định 14/2017/NĐ-CP

15

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

ÔngNguyễn Văn Hùng

Xem tạiNghị định 79/2017/NĐ-CP

16

Bộ Khoa học và Công nghệ

ÔngHuỳnh Thành Đạt

Xem tạiNghị định 95/2017/NĐ-CP

17

Bộ Giáo dục và Đào tạo

ÔngNguyễn Kim Sơn

Xem tạiNghị định 69/2017/NĐ-CP

18

Bộ Y tế

ÔngNguyễn Thanh Long

Xem tạiNghị định 75/2017/NĐ-CP

2. Danh sách 04 cơ quan ngang Bộ và người đứng đầu

STT

Cơ quan ngang Bộ

Người đứng đầu

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

1

Ủy ban Dân tộc

Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc:ÔngHầu A Lềnh

Xem tạiNghị định 13/2017/NĐ-CP

2

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:BàNguyễn Thị Hồng

Xem tạiNghị định 16/2017/NĐ-CP

3

Thanh tra Chính phủ

Tổng Thanh tra Chính phủ:Ông Đoàn Hồng Phong

Xem tạiNghị định 50/2018/NĐ-CP

4

Văn phòng Chính phủ

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ:ÔngTrần Văn Sơn

Xem tạiNghị định 150/2016/NĐ-CP

3. Danh sách 8 Cơ quan thuộc Chính phủ và người đứng đầu

STT

Cơ quan thuộc Chính phủ

Người đứng đầu

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

1

Đài Tiếng nói Việt Nam

Tổng giám đốcĐỗ Tiến Sỹ

Xem tạiNghị đinh 03/2018/NĐ-CP

2

Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Quyền Trưởng ban Bùi Hải Sơn

Xem tạiNghị đinh 18/2018/NĐ-CP

3

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh

Xem tạiNghị đinh 01/2016/NĐ-CP

4

Thông tấn xã Việt Nam

Tổng giám đốc

Xem tạiNghị đinh 118/2017/NĐ-CP

5

Đài Truyền hình Việt Nam

Tổng Giám đốc Lê Ngọc Quang

Xem tạiNghị đinh 02/2018/NĐ-CP

6

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Chủ tịch:Ông Châu Văn Minh

Xem tạiNghị đinh 60/2017/NĐ-CP

7

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Chủ tịch:Ông Bùi Nhật Quang

Xem tạiNghị đinh 99/2017/NĐ-CP

8

Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Chủ tịch:Ông Nguyễn Hoàng Anh

Xem tạiNghị đinh 131/2018/NĐ-CP

Căn cứ:

- Nghị quyết 03/2011/QH13 ngày 02/8/2011;

- Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

>>> Xem thêm:Trong bộ máy hành chính, các bộ, cơ quan ngang bộ có cơ cấu tổ chức như thế nào? Cơ quan thuộc Chính phủ là gì?

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong bộ máy hành chính Việt Nam được quy định như thế nào?

Việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được quy định như thế nào?

Châu Thanh

Video liên quan

Chủ Đề