Ca sĩ ngọc đạt giải chuong trinh bông lúa vàng là ai?

Nguyễn Hồng Bảo Ngọc [giữa], Nguyễn Thị Hương [phải], và Bùi Thị Kim Phượng đạt 3 giải thưởng cao nhất của giải thưởng Bông lúa Vàng 2019. [Ảnh: Thúy Bình]

[Thanhuytphcm.vn] - Chính thức khởi động từ tháng 3/2019, giải thưởng Bông lúa vàng 2019 - lần thứ 26, do Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM tổ chức, đã đi đến chặng cuối với Gala chung kết xếp hạng diễn ra sôi nổi tại Nhà hát VOH [Quận 1] vào chiều 11/1.

Năm nay, lần đầu tiên, giải thưởng Bông lúa Vàng mở rộng tuyển chọn tại nhiều điểm thi trên cả nước [TPHCM, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Hà Nội, Đà Nẵng] đã thu hút hơn 300 lượt thí sinh đăng ký dự thi. Trải qua 10 tháng với các vòng thi - Gieo hạt, Mạ non, Trổ đòng và Lúa vàng, Hội đồng giám khảo gồm 5 tên tuổi uy tín là NSND - TS Bạch Tuyết, NSND Minh Vương, NSND Thanh Tuấn, NSƯT Huỳnh Khải, nghệ sĩ Thanh Hằng đã chọn được 6 thí sinh xuất sắc nhất tranh tài ở Gala chung kết xếp hạng là: Trần Kim Soan [sinh năm 1995, quê quán An Giang], Huỳnh Kim Tho [1990, Kiên Giang], Nguyễn Thị Hương [1977, TPHCM], Bùi Thị Kim Phượng [1972, Đồng Tháp], Nguyễn Hồng Bảo Ngọc [2003, TPHCM], và Hồ Tấn Danh [1979, TPHCM]. Mỗi thí sinh phải ca diễn một trích đoạn cải lương [không quá 15 phút] với sự trợ diễn của nghệ sĩ chuyên nghiệp.

Thí sinh 17 tuổi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc thể hiện thành công trích đoạn Ánh sáng phù du và đạt danh hiệu quán quân Bông lúa Vàng 2019. [Ảnh: Thúy Bình]

Kết quả, thí sinh Nguyễn Hồng Bảo Ngọc, chỉ mới 17 tuổi, đã xuất sắc chinh phục Hội đồng giám khảo với phần ca diễn đầy cảm xúc trong trích đoạn Ánh sáng phù du [soạn giả: Kha Tuấn - Hữu Lộc] và đoạt danh hiệu quán quân Bông lúa Vàng 2019 đầy thuyết phục. Giải II thuộc về thí sinh Nguyễn Thị Hương với phần thể hiện trích đoạn Người không cô đơn [soạn giả: Minh Khoa - Hồng Quân]; Giải III thuộc về thí sinh Bùi Thị Kim Phượng với trích đoạn Đêm lạnh chùa hoang [soạn giả: Yên Lang]; 3 giải Khuyến khích thuộc về thí sinh Trần Kim Soan, Huỳnh Kim Tho và Hồ Tấn Danh. Thí sinh Hồ Tấn Danh với vai diễn Võ Minh Thành trong trích đoạn Đời cô Lựu [soạn giả: Trần Hữu Trang] cũng đạt giải Thí sinh được yêu thích nhất.

Chia sẻ về mùa giải Bông lúa Vàng 2019, đại diện Hội đồng giám khảo, NSND Bạch Tuyết cho rằng Ban tổ chức đã nỗ lực lớn trong việc làm mới cuộc thi qua 26 năm, duy trì được một món ăn tinh thần đặc sắc cho khán giả mộ điệu. Kết quả với danh hiệu quán quân thuộc về một thí sinh chỉ 17 tuổi là một dấu hiệu đáng mừng, thể hiện xu hướng phát triển đúng khi mỗi mùa giải đi qua thì lại xuất hiện lực lượng kết thừa ca hay hơn và còn trẻ hơn, sẽ đưa nghệ thuật cải lương mãi trường tồn cùng nghệ thuật dân tộc Việt Nam.

Ngọc Tuyết

Tin liên quan

So với các mùa giải trước mà gần nhất là mùa giải lần thứ 9 diễn ra vào năm 2011, số lượng thí sinh năm nay tăng hơn nhiều, độ tuổi cũng trẻ hơn. Một điều đáng mừng là thí sinh của mùa giải năm nay có nhiều chất giọng lạ, giọng ca đẹp và hầu như thể hiện khá tốt các bản Bắc. Không có tình trạng đi thi thì chỉ biết mỗi bài tủ như một số mùa giải trước. Ngay từ vòng sơ tuyển hội đồng giám khảo cũng đươc Ban tổ chức chuẩn bị chu đáo với 4 vị giám khảo là những soạn giả, nghệ sĩ, giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài tử cải lương như: Soạn giả Ngô Hồng Khanh, NSUT Ngọc Mai, Nhà giáo ưu tú Diệu Đức, Tác giả Mình Thùy.

Mà cũng thật lạ, dù có ai bảo rằng sân khấu cải lương đang gặp nhiều khó khăn, âm nhạc tài tử cải lương đang bị khán giả quay lưng nhưng những người làm chương trình này suốt 20 năm qua thì không thấy như vậy. Chỉ có một điều dễ nhận thấy rằng cứ mỗi mùa thi trôi qua thí sinh lại nhiều thêm, tuổi đời lại trẻ thêm, đam mê hơn, máu lửa hơn và giọng ca lại làm say lòng người hơn. Bền bỉ cùng năm tháng, bền bỉ cùng âm nhạc dân tộc cả nước, giải thưởng Bông Lúa Vàng ngoài việc góp phần bảo tồn phát huy những giá trị của âm nhạc tài tử còn góp phần thắp lên biết bao hy vọng cho những tài năng trẻ yêu sân khấu.

Từ sau mùa giải đầu tiên vào năm 1993, giải thưởng Bông Lúa Vàng đã từng bước đổi mới, khẳng định vị thế là một trong những giải thưởng uy tín, có sức ảnh hưởng lớn đối với hoạt động văn hóa nghệ thuật của TP nói riêng và cả nước nói chung. Nhìn lại chặng đường đã đi qua, giải thưởng “Bông lúa vàng” tự hào với những điều đã làm được và luôn cố gắng mỗi ngày để cuộc thi ngày một hay hơn, hoàn thiện hơn. Những kết quả đạt được của giải “Bông lúa vàng” trong suốt 20 năm qua là sự góp sức, sự sáng tạo của cả một ê kíp từ đạo diễn, biên tập, nghệ sĩ khách mời, giám khảo, thí sinh cho đến các bộ phận âm thanh, ánh sáng, hậu đài… Soạn giả Ngô Hồng Khanh – chủ tịch hội đồng giám khảo cuộc thi tuyển chọn giọng ca cải lương hàng tuần – Giải Bông Lúa Vàng nhiều mùa giải cho biết bản thân dã tham gia chấm nhiều cuộc thi nhưng với giải Bông Lúa Vàng đặc biệt để lại cho ông nhiều cảm xúc, nhiều vui buồn hơn cả:

“Tôi nhớ có những năm thí sinh trên cả ngàn, có nhiều em ở tận Cà Mau ngồi đợi cả ngày mà chưa tới lượt thi của mình nhưng vẫn vui vẻ, có khi thi sơ tuyển kéo dài đến mấy ngày mà lòng vẫn thấy vui phơi phới, không thấy chút mệt mỏi vì tôi mừng cải lương còn nhiều người yêu thích. Rồi năm tháng trôi qua tôi thấy chất lượng thí sinh ngày một nâng cao hơn. Có nhiều em ca hay cả bản Bắc, bản Nam lẫn bản Oán. Tôi cũng đã chứng kiến nhiều thí sinh đoạt giải và trở thành nghệ sĩ, rồi nghệ sĩ ưu tú, giọng ca ngày một xúc cảm hơn, có hồn hơn và diễn xuất ngày một rung cảm hơn. Một điều nữa cũng làm cho công việc của tôi thêm ý nghĩa là từ những ngày đầu tiên cho đến hôm nay sân khấu hội trường Đài TNND TPHCM chưa bao giờ vơi khán giả, có những buổi ở vòng chung kết khán giả còn phải đứng dọc ở hai bên lối đi, tôi cho rằng đây là một trong những điều thành công mà không phải cuộc thi nào cũng có được.”

Để giải thưởng Bông Lúa Vàng có được những kết quả như 20 năm qua có một người đã luôn âm thầm ở phía sau sân khấu, cũng bền bỉ cùng các thí sinh, cùng các khán thính giả - đó chính là nhà báo Phạm Phú Túc. Rất nhiều cảm xúc, hạnh phúc cùng nhiều khó khăn ít người biết được khi là người biên tập, đạo diễn cho một cuộc thi lớn như thế này.

“Nếu tính đúng ra thì giải Bông Lúa Vàng đã là 22 năm, trừ một năm không tổ chức. Là người theo cuộc thi này từ những ngày đầu tiên tôi cảm nhận được sức lan tỏa của một cuộc thi về âm nhạc dân tộc, thí sinh ngày một nhiều hơn, khán giả ngày một nồng hậu hơn. Thật sự làm đạo diễn cho  một cuộc thi phát thanh thật sự không dễ dàng chút nào. Làm sao để vừa hấp dẫn ngay tại sân khấu mà còn tạo được sự lôi cuốn với người nghe trên sóng. Cùng với cả ê kíp phòng văn nghệ chúng tôi từng bước cố gắng, thay đổi để cuộc thi ngày một chỉnh chu hơn, ý nghĩa hơn và có sức nặng hơn. Đối với các bạn trẻ chúng tôi cho rằng đây không chỉ là một cuộc thi mà còn là một cơ hội thiết thực để các em được nối tiếp niềm đam mê của mình, riêng đối với khán giả trong suốt hơn 20 năm qua cuộc thi này đã là một món ăn tinh thần bổ ích vào mỗi chiều thứ 7 hàng tuần.”

Nếu để kể hết những tên tuổi đã từng được vinh danh và trưởng thành từ giải thưởng này thì có lẽ sẽ không có đủ thời gian để chia sẻ nhưng những cái tên ít nhiều cũng có được những vị trí rất riêng trong lòng khán thính giả mộ điệu sân khấu  như: NSUT Tuyết Ngân [Huy chương đồng năm 1993] sau đó chị cũng mang về cho mình hàng loạt giải vàng từ nhiều cuộc thi như: Huy chương vàng liên hoan sân khấu cải lương chuyên nghiệp, huy chương vàng giải triển vọng Trần Hữu Trang, huy chương vàng giải tài năng trẻ, huy chương vàng giải giọng ca đồng bằng sông Cửu Long – hiện đang là đào chính đoàn cải lương Bến Tre. Chị tâm sự rằng: “Đài TNND TPHCM luôn là “Ngôi nhà” mà Ngân dành nhiều tình cảm, vì đây chính là nơi chấp cánh cho sự nghiệp của Ngân khi vừa tròn 20 tuổi. Từ giải thưởng này Ngân đã tự tin để viết tiếp niềm đam mê của mình. Càng về sau thì Ngân càng thây giải thưởng này càng hay hơn, hấp dẫn hơn, những giọng ca được phát hiện từ cuộc thi này cũng ngày  một hay hơn, lạ hơn đặc biệt là có nhiều gương mặt đã vô cùng thành công khi chính thức đi theo con đường chuyên nghiệp.”

NS Đào Vũ Thanh – đoạt huy chương bạc giải BLV năm 2003, huy chương vàng hội diễn sân khấu 2009, 2012, huy chương vàng giải triển vọng Trần Hữu Trang năm 2012, huy chương vàng giải giọng ca Đồng bằng sông Cửu Long… Hiện nay anh đang là kép chánh đoàn nghệ thuật tổng hợp Tiền Giang cũng xúc động cho biết: “Thanh thấy mỗi năm giải thưởng này ngày  một đổi mới hơn và thí sinh  ngày một bản lĩnh hơn. Thanh nghĩ giải “Bông Lúa Vàng” đã là bàn đạp cho nhiều bạn trẻ yêu cải lương trong đó có Thanh. Bây giờ dù có nhiều show hay bận diễn ở đâu chỉ cần Đài gọi là Thanh về ngay. Thanh hạnh phúc khi  nơi đây hơn 10 năm trước đã mở ra cho mình một hy vọng để  mình tự tin thực hiện ước mơ của mình. Nhân kỷ niệm 20 năm giải thưởng “Bông lúa vàng” Thanh cũng chúc giải thưởng ngày  một hay hơn, tìm được nhiều giọng ca triển vọng hơn và mãi là một sân chơi ý nghĩa cho tất cả những ai yêu tài tử cải lương”

NS Hải Long cũng đoạt giải thưởng này năm 1999, giải triển vọng Trần Hữu Trang 2007 cùng nhiều giải thưởng khác – hiện là giảng viên trường đại học sân khấu điện ảnh TPHCM và với anh giải thưởng Bông Lúa Vàng do Đài TNND TPHCM tổ chức cũng chính là giải thưởng đầu tiên anh được nhận trong sự nghiệp ca hát của mình, theo anh một giải thưởng mà có thể kéo dài đến hơn 20 năm là một kỷ lục đáng nể, đặc biệt là cho thấy cái tâm cũng như cái tầm của những người thực hiện giải thưởng này.

Một nghệ sĩ cũng nhận được nhiều sự yêu mến của khán thính giả mộ điệu từ sau khi anh đoạt được huy chương bạc của giải Bông Lúa Vàng vào năm đầu tiên [1993] đó là nghệ sĩ Tuấn Anh và 20 năm trôi qua, anh vẫn khẳng định vị trí và chỗ đứng của mình trong lòng người mộ điệu.

Nghệ sĩ Bùi Trung Đẳng sau khi đoạt huy chương đồng giải“Bông Lúa Vàng” vào năm 2009 đến năm 2010 anh đã xuất sắc mang về cho mình giải Chuông vàng cuộc thi “Chuông vàng vọng cổ” do Đài truyền hình TP HCM tổ chức, hiện đang là kép chánh đoàn cải lương Nhân dân Kiên Giang. Anh cũng hồ hởi chia sẻ nhiều cảm xúc về cuộc thi: “Nếu có một điều gì đó để nói về cuộc thi Đẳng chỉ xin được dùng hai từ “Cảm ơn” để tri ân đến ban tổ chức, khán thính giả những người đã đồng hành giúp đỡ Đẳng tại cuộc thi và sau đó Đẳng đã biết mình đang thiếu gì, cần phải làm gì để có thể theo đuổi niềm đam mê của mình. Đẳng mong rằng giải thưởng “Bông Lúa Vàng” sẽ không chỉ dừng lại ở 20 năm mà sẽ còn mãi mãi để còn phát hiện ra nhiều hơn nữa những tài năng sân khấu.”

Gần nhất là nghệ sĩ Minh Trường đoạt huy chương vàng giải Bông lúa vàng vào năm 2011 và hiện đang là một nghệ sĩ thủ các vai kép tính cách của Đoàn Thắp sáng niềm tin… cũng cho biết huy chương vàng giải thưởng Bông Lúa Vàng năm 2011 đã chính thức đưa cuộc đời anh bước sang trang mới, từ đó bản thân mới hiểu thì ra con đường mình đi là đúng và niềm tin đó đã đưa anh đến gần với sân khấu cải lương chuyên nghiệp và gặt hái được nhiều thành công. Bên cạnh đó còn rất nhiều gương mặt trưởng thành từ cuộc thi Bông lúa vàng như: Tạ Thiên Tài [HCV năm 2003], Ngọc Thảo [HCV năm 2005], Xêri [HCV năm 2007], Chí Trung [HCV năm 2009]>>>

Để có thể đi được chặng đường 20 năm, giải thưởng Bông Lúa Vàng đã vượt qua không ít khó khăn, không ngừng đổi mới và cho đến hôm nay giải thưởng “Bông Lúa Vàng” tự tin đúng với chất “Vàng” như tên gọi của mình. Từ việc chỉ có dự thi, ban tổ chức đã sắp xếp thêm phần trò chơi, giao lưu cùng nghệ sĩ, có thêm phần nhận xét chuyên môn của hội đồng nghệ thuật ở vòng chung kết để tăng thêm tính hấp dẫn cho cuộc thi, từ việc chỉ trực tiếp truyền thanh trên sóng AM 610KHz, giải thưởng đã được trực tiếp truyền hình hàng tuần trên kênh HTV1 Đài truyền hình TPHCM. Đặc biệt từ mùa giải năm 2013, ngay từ vòng bán kết đã là một cuộc đua thú vị khi mà thí sinh phải bốc thăm phần bài bản chứ không được tự chọn như các mùa giải trước. Mỗi thí sinh phải bốc thăm thể hiện 1 lớp trong 3 bài năm hoặc 1 lớp trong 3 bài bắc. Riêng ở vòng chung kết, các thí sinh sẽ phải thể hiện bài oán ở phần bài bản [bỏ bản phụng hoàng cải lương và Văn thiên tường khúc dựng – Văn thiên tường chỉ được dự thi tù câu 1 đến câu 6]. Ông Lê Hồng Chinh – phó trưởng ban văn nghệ Đài TNND TPHCM hy vọng rằng những đổi mới này sẽ mang lại một diện mạo mới hơn cho cuộc thi, giúp các thí sinh nâng cao hơn về giọng ca cũng như những kiến thúc về âm nhạc tài tử cải lương. Với sự quyết tâm, nhiệt thành, nỗ lực không ngừng của ban tổ chức rồi đây giải thưởng Bông Lúa Vàng vẫn sẽ tiếp tục mang về cho mình những mùa vàng bội thu, để xứng đáng với những người yêu tài tử - với khán thính giả mộ điệu và tiếp tục ươm mầm cho những tài năng sân khấu.

ĐOAN NGỌC

Video liên quan

Chủ Đề