Caần bao nhiêu năm để làm sạch rác trên biển năm 2024

Ngày nào cũng vậy, người dân ở khu vực bờ kè thôn 2, xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đều bắt gặp một người phụ nữ gầy nhom đạp chiếc xe đạp cà tàng chở theo chiếc cào cỏ chậm rãi từng bước đi cào rác ngoài bãi biển…

Việc làm thầm lặng trong suốt hơn 5 năm qua của bà Phạm Ngọc Mẫn đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện môi trường sống, nâng cao ý thức của người dân trong việc thu gom rác thải, chung tay bảo vệ môi trường biển.

Cứ vào mỗi sáng sớm, công việc thường lệ của bà lại bắt đầu. Khi chúng tôi gặp gỡ bà để trò chuyện thì công việc của bà cũng gần xong. Vừa tranh thủ cào cho xong những đám rau muống biển, bà Mẫn vừa nói, sáng nào cũng vậy, cứ tầm 5 giờ sáng, bà lại mang theo cào cỏ ra bãi biển cào rác, cắt rau muống biển và nhặt rác. Bà Mẫn cho biết việc làm của bà là tự nguyện và hết sức bình thường, bà coi đó như việc tập thể dục chứ không mưu cầu lợi lộc gì, chỉ muốn góp phần giữ gìn bãi biển quê hương luôn sạch, đẹp.

Bà Mẫn không phải là người dân đầu tiên của xã Phước Thể tình nguyện ra bãi biển nhặt rác nhưng tiếng lành đồn xa, việc làm hay được lan tỏa. Nhiều năm qua, trên địa bàn xã Phước Thể cũng đã có nhiều cá nhân tập thể tự nguyện thu gom rác thải dọc bãi biển, đa số đều ý thức được việc giữ gìn bãi biển sạch đẹp. Địa phương đang tiếp tục nhân rộng các mô hình này, để khu vực biển Phước thể ngày càng sạch hơn. Chị Trịnh Thị Tâm – Chủ tịch Hội LHPN xã Phước Thể cho biết: “Việc thay đổi nhận thức của người dân tuy khó nhưng bước đầu đã lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến nhiều người”.

Sau bao nhiêu năm làm công việc mà nhiều người vẫn thường nói là “điên rồ” là “gàn dở”, xem bà là “người khùng”… thì có lẽ đến nay điều làm bà Mẫn hạnh phúc nhất là tình cảm yêu mến mà người dân trong thôn dành cho bà, giờ đây mọi người quý trọng việc làm của bà và ý thức bảo vệ môi trường của mọi người cũng dần thay đổi.

Có thể thấy việc làm của bà Phạm Ngọc Mẫn mang ý nghĩa rất tốt đẹp, không những góp một phần nhỏ trong giữ gìn vệ sinh môi trường ở khu vực bờ kè thôn 2 nói riêng mà còn có sức lan tỏa, nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường nói chung. Nhờ đó đã khơi gợi được tinh thần tự giác và ý thức cộng đồng, mọi người hạn chế vứt rác bừa bãi, cùng chung tay bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Và trong dịp sơ kết công tác “dân vận khéo” năm 2023, bà Phạm Ngọc Mẫn vinh dự được đề xuất công nhận mô hình “dân vận khéo” tiêu biểu cấp tỉnh.

Mọi hoạt động trong cuộc sống sinh hoạt hoặc sản xuất hàng ngày đều đã và đang làm phát sinh một lượng rác thải lớn với đủ mọi chủng loại, thành phần. Việc nắm chắc thời gian phân hủy của từng loại rác thải sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cũng như nhận biết được mức độ nguy hiểm, từ đó có những tiết chế trong việc sử dụng các loại vật dụng. Vậy rác thải nhựa, kim loại và giấy cần bao lâu để phân hủy là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Cùng New Star Paper tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây!

Contents

Vấn đề rác thải ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường hiện nay

Tình trạng ô nhiễm môi trường trong những năm gần đây trở nên ngày càng trầm trọng, dẫn tới suy thoái môi trường đất, nước và không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớn – nơi có lượng rác thải sinh hoạt ngày một tăng cao. Mặc dù số lượng nhà máy đã tăng số lượng trạm xử lý chất thải nhưng hiện trang ô nhiễm do rác thải vẫn chưa được cải thiện.

Chính vì vậy, biết được các loại rác thải như kim loại, nhựa, giấy cần bao lâu để phân hủy giúp bạn biết được mức độ nguy hiểm của từng loại rác thải này với môi trường, từ đó biết cách tiết chế và giảm thiểu sử dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày.

Rác thải tác động nghiêm trọng đến môi trường hiện nay

Rác thải nhựa, kim loại và giấy cần bao lâu để phân hủy?

Tất cả rác thải đều phải trải qua quá trình phân hủy sinh học. Tuy nhiên, mỗi loại vật liệu khác nhau đều trải qua thời gian phân hủy khác nhau. Có những loại chỉ cần 2 – 4 tuần là phân hủy hoàn toàn. Nhưng cũng có những loại phải mất hàng trăm, hàng nghìn năm, thậm chí là “vô định” vì không một ai có thể kiểm chứng được khi nào chúng phân hủy hoàn toàn. Vậy rác thải nhựa, kim loại và giấy cần bao lâu để phân hủy? Dưới đây là bảng thời gian phân hủy của những loại rác thải này để bạn tham khảo.

Rác thải nhựa cần bao lâu để phân hủy

Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và môi trường, tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường mỗi năm. Tuy nhiên, chỉ có 27% trong số đó được tái chế và tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp. Số còn lại bị chôn, lấp trong lòng đất hoặc thải ra biển. Chính vì vậy, quan tâm đến thời gian phân hủy của rác thải nhựa là vô cùng cần thiết để nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng và tái chế loại rác thải này.

Rác thải nhựa tác động tiêu cực tới môi trường

Tùy theo cấu trúc và nguyên liệu cấu tạo mà mỗi loại rác thải nhựa lại có thời gian phân hủy khác nhau. Nhưng nhìn chung, thời gian phân hủy của loại rác thải này rất lâu, có thể lên đến hơn 1000 năm.

Sản phẩm Nguyên liệu cấu tạo Thời gian phân hủyTúi nilon và bao nhựa mỏng Hợp chất High – Density Polyethylene [HDPE] Từ 10 – 100 năm Túi nhựa dày, dai Hợp chất Low – Density Polyethylene [LDPE] Từ 500 – 1000 năm Chai nhựa Nhựa Polyethylene Terephthalate [PET] Từ 450 – 1000 năm Chai chất tẩy rửa Hợp chất High – Density Polyethylene [HDPE] Từ 500 – 1000 năm Ống hút nhựa Nhựa Polypropylene [PP] Từ 100 – 500 năm Thìa, nĩa nhựa Nhựa PE, PP,… Từ 100 – 500 năm Bàn chải đánh răng Nhựa Polyamide [PA] Trên 500 năm Cốc sữa chua NhựaPolypropylene [PP] Từ 100 – 500 năm Ly xốp Nhựa Extruded Polystyrene Foam [XPS] Từ 50 – 500 năm Nắp chai Nhựa Polypropylene [PP] Từ 100 – 500 năm Tã lót và băng vệ sinh Nhựa Polypropylene [PP] Từ 250 – 500 năm

Thời gian phân hủy của từng loại rác thải nhựa

Rác thải kim loại cần bao lâu để phân hủy?

Thời gian phân hủy của kim loại phụ thuộc vào khối lượng, độ dày và điều kiện môi trường mà kim loại được tìm thấy. Ví dụ, những kim loại có tính chất mịn, được sử dụng để đóng lon, chai, bình xịt,… thường mất khoảng vài chục năm để phân hủy. Trong khi đó, có những kim loại phải mất hàng trăm năm để phân hủy, hoặc không thể phân hủy hoàn toàn. Cụ thể như sau:

  • Hộp thiếc đựng thực phẩm: 50 năm.
  • Lon nhôm: Bắt đầu phân hủy sau 80 đến 100 năm.
  • Dầm sắt: Có thời gian phân hủy từ 200 đến 500 năm.
  • Lá nhôm: Không thể phân hủy.
  • Thép tấm, đinh tán: Không thể phân hủy.

Có thể thấy, rác thải kim loại có thời gian phân hủy chậm, thậm chí là không thể phân hủy trong môi trường tự nhiên. Biện pháp hữu hiệu nhất lúc này là tái chế kim loại vì chúng có thể nấu chảy và biến thành nguồn nguyên liệu thô hữu ích cho hoạt động sản xuất của con người.

Rác thải giấy cần bao lâu để phân hủy?

Chất thải giấy chiếm gần một phần ba tổng lượng chất thải rắn được tạo ra trên toàn cầu. Tuy vậy, đây lại là loại rác thải có thời gian phân hủy ngắn nhất. Vậy giấy cần bao lâu để phân hủy?

  • Chất thải giấy: 2 – 6 tuần.
  • Khăn giấy: 2 – 4 tuần.
  • Túi giấy: 4 tuần
  • Giấy báo: 6 tuần.
  • Giấy carton: 2 tháng.
  • Vỏ hộp sữa, hộp đựng nước trái cây: 3 tháng.
  • Hộp carton tráng parafin: 5 năm.

Rác thải giấy, túi giấy mất bao lâu để phân hủy?

Không chỉ có thời gian phân hủy nhanh, giấy còn dễ dàng được tái chế thành những sản phẩm mới có ích trong cuộc sống. Nếu tái chế các mặt hàng từ giấy, chúng ta có thể tiết kiệm được rất nhiều không gian bãi chôn lấp rác thải, đồng thời giảm yêu cầu về năng lượng và nguyên liệu thô của việc sản xuất giấy không tái chế.

Tuy nhiên theo Báo cáo Kiểm toán nhãn hiệu giai đoạn 2018 – 2020 của Liên minh Không rác Việt Nam, chỉ có khoảng 1% rác thải giấy tại nước ta được thu gom để tái chế. Đây là một con số vô cùng nhỏ và cần có những biện pháp kêu gọi để mọi người cùng hưởng ứng.

Giảm thiểu mức độ nguy hại đối với môi trường do rác thải bằng cách nào?

Từ thông tin trên có thể thấy, rác thải có nguồn gốc từ nhựa và kim loại thường có thời gian phân hủy rất lâu. Trong khi đó, lượng tiêu thụ các sản phẩm từ nhựa lại tăng cao theo mỗi năm. Điều này càng khiến cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Để giảm thiểu tối đa mức độ nguy hiểm của rác thải đối với môi trường, chúng ta hãy bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất như:

1. Lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường

Sản phẩm thân thiện với môi trường là các sản phẩm không tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sản xuất, sử dụng và xử lý sau quá trình sử dụng. Bằng cách sử dụng các sản phẩm này, chúng ta đang góp phần bảo vệ Trái Đất xanh – sạch – đẹp và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân.

Điều này cũng buộc nhiều chuỗi cửa hàng F&B thích ứng linh hoạt, chuyển đổi từ ly nhựa, ống hút nhựa bằng các loại ly giấy, ống hút giấy, hộp giấy đựng thức ăn bảo vệ môi trường để hợp với xu hướng, vì lợi ích sức khỏe của cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Cả hai sản phẩm này đều có thể tự phân hủy và dễ tái chế. Vậy ly giấy và ống hút giấy cần bao lâu để phân hủy? Thông thường một ống hút giấy chỉ cần 1 tháng phân hủy trong đất và 6 tháng phân hủy hoàn toàn trong nước. Có thể thấy, thời gian phân hủy của ống hút giấy ngắn hơn rất nhiều so với các loại ống hút nhựa, với thời gian phân hủy lên đến vài trăm năm.

Thời gian phân hủy của ống hút giấy từ 1 – 6 tháng

Trong khi đó, ly giấy có thời gian phân hủy nhanh gấp 23 lần so với ly nhựa. Đặc biệt, ly giấy còn có thể tái chế thành nhiều sản phẩm mới, có ích cho cuộc sống hiện nay như túi giấy, sách vở, bàn ghế,… Chính vì vậy, nhiều người tin rằng ly giấy và ống hút giấy là giải pháp thay thế phù hợp trong tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa như hiện nay.

Ly giấy có thể tái chế thành nhiều sản phẩm có ích

2. Sử dụng túi vải và tái sử dụng túi nilon

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bình quân mỗi gia đình Việt Nam sử dụng 1kg túi nilon/hộ/tháng. Do đó, sử dụng túi vải thay thế túi nilon chính là giải pháp tuyệt vời để giảm thải rác thải nhựa. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng túi nilon, bạn có thể rửa sạch, phơi khô và tái sử dụng.

3. Phân loại rác đúng cách

Phân loại rác đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý chất thải, đồng thời góp phần tiết kiệm tài nguyên và giảm chi phí cho công tác thu gom, xử lý rác thải Bên cạnh đó, phân loại rác thải cũng giúp đảm bảo rằng các loại rác hữu cơ, rác tái chế không bị đổ vào các bãi chôn lấp. Bởi chất hữu cơ phân hủy trong bãi chôn lấp có thể giải pháp các khí gây hiệu ứng nhà kính.

Phân loại rác là cách giảm tác hại của rác thải với môi trường

Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên, bạn đã biết các loại rác thải như nhựa, kim loại, giấy cần bao lâu để phân hủy. Từ đó nâng cao nhận thức và có hành động thiết thực để giảm thiểu mức độ nguy hại của rác thải đối với môi trường.

New Star Paper tự hào đồng hành cùng doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc giảm thiểu rác thải nhựa, hướng đến một trường xanh – sạch – đẹp. Tất cả các sản phẩm ly giấy, ống hút giấy của New Star Paper được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu theo tiêu chuẩn ISO 22000 cùng các chứng nhận về xuất khẩu, mang đến các sản phẩm chất lượng, đảm bảo thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe cộng đồng. Để nhận tư vấn và báo giá sản phẩm, vui lòng liên hệ với

Chủ Đề