Các chính sách của doanh nghiệp

Nghị quyết 35 nêu rõ, mục tiêu đến năm 2020, xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Khu vực tư nhân Việt Nam đóng góp khoảng 48 - 49% GDP, khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năng suất các nhân tố tổng hợp [TFP] đóng góp khoảng 30 - 35% GDP. Năng suất lao động xã hội tăng khoảng 5%/năm. Hàng năm, có khoảng 30 - 35% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo.

Theo đó, để xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và trở thành động lực của nền kinh tế, cần bảo đảm các nguyên tắc: nhà nước bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; Thực hiện chủ trương Nhà nước kiến tạo, lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh và phát triển để xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật liên quan đến doanh nghiệp; Nhà nước bảo đảm sự ổn định, nhất quán, dễ dự báo của chính sách; ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi, an toàn và thân thiện; Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực như: vốn, tài nguyên, đất đai... và đầu tư kinh doanh; Nhà nước có chính sách đặc thù để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao phát triển; Các cơ quan quản lý nhà nước khi ban hành và thực thi chính sách phải bảo đảm xác định rõ mỗi nhiệm vụ có một đầu mối và người chịu trách nhiệm; Các quy định về điều kiện kinh doanh phải rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, có lộ trình phù hợp để sớm bỏ các loại giấy phép con, phí, phụ phí bất hợp lý. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước theo hướng đơn giản hóa khâu tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm gắn với điều kiện, quy định cụ thể và thanh tra, kiểm tra, giám sát; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cần bảo đảm Mục tiêu ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật.

Nghị quyết 35 yêu cầu, đối với công tác cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan: Nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 66/TB-VPCP ngày 27 tháng 4 năm 2016 về tình hình triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử để công khai, minh bạch nhằm tạo Điều kiện cho doanh nghiệp giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước qua môi trường mạng; mở một chuyên Mục về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử. Công khai quy trình, thủ tục, điều kiện kinh doanh [nếu có], kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại của doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị mình. Nghiêm túc thực hiện Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và đạo đức đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ theo tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp.

Để tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ như rà soát, đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; đề xuất biện pháp đẩy mạnh việc thực hiện hoặc bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng với Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và các quỹ của khu vực tư nhân nhằm tăng cường nguồn vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao; Nghiên cứu việc thành lập, tổ chức và vận hành các mô hình vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, chương trình tăng tốc đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp theo hình thức đối tác công tư với sự tham gia của các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Xây dựng cơ chế tạo điều kiện, hỗ trợ và khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi và đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Nghị quyết 35 cũng nhấn mạnh việc bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, Chính phủ giao cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ như triển khai và thực hiện nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các quy định hiện hành về chính sách cấp phép xuất nhập khẩu, quản lý thị trường, cạnh tranh, công nghiệp hỗ trợ theo hướng tạo thuận lợi, giảm chi phí cho doanh nghiệp theo đúng các cam kết quốc tế; xây dựng Đề án tổ chức lại thị trường trong nước và thị trường biên mậu, đẩy mạnh Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, trình Chính phủ trong quý III năm 2016; Xây dựng Chiến lược tổng thể phát triển thị trường trong nước giai đoạn đến 2025, tầm nhìn đến 2035, chú trọng phát triển hệ thống bán lẻ, thúc đẩy sản xuất và khuyến khích tiêu dùng hàng Việt Nam, trình Chính phủ trong quý I năm 2017; Tăng cường cung cấp, phổ biến thông tin và các hướng dẫn thực thi cam kết trong khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế [ASEAN, WTO, APEC, ASEM...] và các hiệp định kinh tế - thương mại, đặc biệt là các hiệp định - thương mại tự do thế hệ mới để nâng cao năng lực hội nhập cho doanh nghiệp, tiếp cận, mở rộng thị trường xuất khẩu và đầu tư, đặc biệt là về AEC, TPP, RCEP…; Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp, tạo mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ở vùng nông thôn; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động khuyến công,…

Ðến nay, một số chính sách triển khai và thực hiện sớm, bước đầu đạt hiệu quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, tỷ lệ thụ hưởng những chính sách hỗ trợ còn hạn chế, nhiều chính sách ban hành ngắn hạn, chưa tương xứng tình trạng và khả năng phục hồi của doanh nghiệp.

Khó khăn bủa vây

Ðại diện các doanh nghiệp cho rằng, các cơ quan quản lý cần đẩy nhanh hơn nữa việc triển khai thực thi các chính sách mới giúp mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Cần có sự đồng đều giữa các địa phương về triển khai các chính sách, nhằm kích hoạt cả nền kinh tế cùng phát triển ổn định. Nhiều ý kiến từ phía hiệp hội và doanh nghiệp ở địa phương cũng có chung nhận định, việc triển khai các chương trình trợ giúp doanh nghiệp chưa thật sự phát huy hiệu quả trong thực tiễn, chưa đáp ứng mong đợi của số đông doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế phải gồng mình chống chịu những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 khi mọi doanh nghiệp đang phải nỗ lực duy trì hoạt động để thích ứng tình hình mới.

Theo chia sẻ của Giám đốc Công ty may Nam Linh Lê Tuấn Linh, doanh nghiệp nào cũng ngóng chờ các chương trình, chính sách hỗ trợ, song thực tế khi triển khai còn rất chậm chạp, doanh nghiệp khi tiếp cận gặp rất nhiều rào cản. Việc phải chạy vòng vèo qua nhiều "cửa", đáp ứng các điều kiện được thụ hưởng và chờ đợi rà soát danh sách để tới lượt mình cũng là cả một hành trình dài, khiến không ít doanh nghiệp nhụt chí. Thí dụ, muốn vay vốn ưu đãi để khôi phục sản xuất, kinh doanh, nếu không phải đối tác uy tín, có lịch sử tín dụng sạch, có phương án kinh doanh khả thi, thậm chí không phải là khách hàng thân thiết, được ưu tiên của ngân hàng thì cũng rất khó tiếp cận các gói hỗ trợ có quy mô lớn như đang được tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Báo cáo PCI 2021 vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam [VCCI] công bố mới đây tiếp tục phản ánh một số khó khăn lớn mà doanh nghiệp đang gặp phải trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo đó, có 69% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng, vấn đề tìm kiếm khách hàng là khó khăn nhất; 47% đang gặp phải vướng mắc trong quá trình tiếp cận vốn; 32% đang phải chịu sức ép từ biến động thị trường và 27% đang tìm kiếm nhân sự thích hợp. Ngoài ra, việc cải cách thủ tục cấp các loại giấy phép kinh doanh; tiếp cận đất đai, mặt bằng cho doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, gây khó cho các doanh nghiệp tư nhân.

Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam Nguyễn Văn Ðệ cho rằng, trong cơ chế, chính sách vẫn còn sự phân biệt "công-tư" khi các bệnh viện công lập ai cũng nói ủng hộ thành lập bệnh viện tư nhưng thực tế khi làm thì ngược lại. Theo Luật Ðất đai, đất y tế là loại hình được Nhà nước cho thuê không thu tiền sử dụng đất, nhưng đang buộc phải đấu thầu, như vậy là gây khó cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng bệnh viện tư nhân. Cần có sự công bằng giữa bệnh viện tư nhân và bệnh viện công lập. Ðể cạnh tranh được, doanh nghiệp bệnh viện tư nhân phải chịu nhiều hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực, luồn lách, đây là yếu tố nguy nan cho cộng đồng doanh nghiệp. Do đó, Nhà nước nên mạnh dạn xã hội hóa, tin tưởng doanh nghiệp, có chính sách tốt hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia xã hội hóa. Trong lĩnh vực y tế phải có sự "cởi trói" về chính sách để bệnh viện tư nhân phát triển.

 Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH in bao bì YUTO Việt Nam, Khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. [Ảnh VIẾT CHUNG]

Triển khai nhanh chính sách hỗ trợ

Thống kê từ Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tính đến hết tháng 4/2022 có hơn 49.500 doanh nghiệp thành lập mới [tăng 12,3% so cùng kỳ năm 2021] với tổng vốn đăng ký đạt hơn 635 nghìn tỷ đồng [tăng 1,2% so cùng kỳ năm 2021]. Cùng với đó là gần 35 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động [tăng 60,6% so cùng kỳ năm 2021]. Ðiều này cho thấy, hoạt động kinh doanh đang dần phục hồi, sôi động trở lại và các doanh nghiệp đã có kế hoạch đón đầu cơ hội. Tuy nhiên, khó khăn vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt, khi có tới hơn 46.500 doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh, hoàn tất thủ tục giải thể trong 4 tháng đầu năm. Vì vậy, việc đẩy nhanh tốc độ thực thi các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thời điểm này là cú huých rất lớn, có ý nghĩa quan trọng để tiếp sức cho doanh nghiệp.

Trưởng ban Pháp chế VCCI Ðậu Anh Tuấn cho biết, 51,3% doanh nghiệp được VCCI khảo sát đang không biết đến Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, chỉ có khoảng 8% doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ từ các chương trình, chính sách theo luật định; khoảng 7,34% doanh nghiệp được cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, khoảng 4,75% doanh nghiệp tiếp cận được hỗ trợ giảm giá thuê mặt bằng tại các khu công nghiệp.

Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận chính sách hỗ trợ từ Nhà nước còn thấp, song có tới 80% doanh nghiệp đã đi qua đầy đủ các bước trong quy trình thủ tục để nhận được hỗ trợ đều ghi nhận rằng, các thủ tục hành chính được triển khai theo các chương trình này khá dễ thực hiện. Do đó, cần đẩy nhanh việc tiếp cận tín dụng lãi suất thấp, miễn giảm tiền thuê đất, thuế, phí,... theo tinh thần của Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội để doanh nghiệp có điều kiện tái lập lại hoạt động, mở rộng quy mô và thúc đẩy năng suất cao hơn bù đắp cho quá trình bị đình đốn do dịch bệnh cũng vô cùng chật vật vừa qua. Mặt khác, hơn lúc nào hết, đây là thời điểm nước rút để các địa phương, các ban, ngành chức năng không chỉ nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn đẩy nhanh quá trình triển khai các chính sách "trợ lực" cho doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phục hồi và phát triển.

Ðể chương trình phục hồi và phát triển kinh tế phát huy hiệu quả, các chính sách đưa ra cần phù hợp thực tiễn và nhu cầu của từng doanh nghiệp. Việc ban hành chính sách nên có sự đồng bộ, thống nhất trong thực hiện triển khai đồng thời có thêm những giải pháp phi tài chính như hỗ trợ doanh nghiệp trong tái cơ cấu, mở rộng thị trường và bán hàng thông qua các phương thức thương mại điện tử. Khi các chính sách hỗ trợ được triển khai kịp thời mới giúp khơi dậy mạnh mẽ tinh thần kinh doanh của doanh nghiệp cùng sự phục hồi bền vững của nền kinh tế trong năm 2022.

Video liên quan

Chủ Đề