Các nguyên tắc và phương pháp dạy tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp

34
443 KB
8
247

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 34 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

BÀI GIẢNG CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Bài giảng Các nguyên tắc và phương pháp dạy học tiếng Việt Bởi: Trịnh Thị Lan Bài giảng Các nguyên tắc và phương pháp dạy học tiếng Việt Bởi: Trịnh Thị Lan Phiên bản trực tuyến: < //voer.edu.vn/content/col10196/1.1/ > Hoc lieu Mo Vietnam - Vietnam Open Educational Resources Tài liệu này và sự biên tập nội dung có bản quyền thuộc về Trịnh Thị Lan. Tài liệu này tuân thủ giấy phép Creative Commons Attribution 3.0 [//creativecommons.org/licenses/by/3.0/]. Tài liệu được hiệu đính bởi: August 3, 2010 Ngày tạo PDF: August 29, 2010 Để biết thông tin về đóng góp cho các module có trong tài liệu này, xem tr. 25. Nội dung Các nguyên tắc giáo dục vận dụng vào dạy học tiếng Việt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 Các nguyên tắc đặc thù trong dạy học tiếng Việt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9 1 Các phương pháp dạy học tiếng Việt 1.1 1.2 1.3 1.4 Khái niệm về phương pháp dạy học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13 Phương pháp thông báo - giải thích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14 Một số thủ pháp thường được sử dụng trong dạy học tiếng Việt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16 Một số hình thức thể hiện của phương pháp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18 2 Vận dụng tri thức lí thuyết vào thực hành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23 Attributions . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25 iv Các nguyên tắc giáo dục vận dụng vào dạy học tiếng Việt 1 Nguyên tắc đảm bảo tính tư tưởng Xem xét hai ngữ liệu sau: Ngữ liệu 1: Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới nước lên. [Tô Hoài] Ngữ liệu 2: Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới nước lên.Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, sắp đứngđầu thiên hạ rồi. Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. [Tô Hoài] - Theo anh [chị ], khi dạy đơn vị kiến thức từ láy [cấu tạo từ], giáo viên nên chọn ngữ liệu nào? Vì sao? Chọn ngữ liệu 2 để đảm bảo tính tư tưởng. Kiến thức cần nhớ: Khái niệm “Tính tư tưởng” cần phải được hiểu theo nghĩa rộng, khái quát, không nên chỉ bó hẹp trong phạm vi chính trị xã hội. Trước hết “Tính tư tưởng” cần được hiểu từ góc độ phương pháp. Với ý nghĩa này, dạy tiếng phải góp phần giáo dục thế giới quan khoa học cho học sinh, nghĩa là giáo dục cho các em biết vận dụng một cách linh hoạt, cụ thể các nguyên lí cơ bản của duy vật biện chứng, duy vật lịch sử vào việc xem xét những sự kiện ngôn ngữ được tổ chức dạy học. Cụ thể, dạy tiếng phải làm cho các em không nhìn những sự kiện ngôn ngữ trong trạng thái tĩnh, tách rời môi trường hoạt động của nó là giao tiếp và tư duy, không tách ngôn ngữ khỏi tư duy và cũng không tách tư duy khỏi ngôn ngữ. Mỗi khi cần xem xét đánh giá một sự kiện ngôn ngữ nào [ từ, câu, đoạn, nghĩa...] các em phải biết đặt vào môi trường hành chức của nó [từ trong câu, trong đoạn...], đặt trong mối quan hệ với các sự kiện và nhân tố có liên quan, xác định giá trị của các sự kiện ngôn ngữ phải trong những điều kiện lịch sử cụ thể, không coi giá trị là yếu tố tự thân của sự kiện ngôn ngữ mà hiểu được chính là do những mối quan hệ mang lại.... Để có thể làm được như vậy, các đơn vị kiến thức, các phương pháp, thủ pháp dạy học, các ngữ liệu liệu và bài tập tiếng Việt đưa vào chương trình phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, có khả năng góp phần rèn luyện tư duy cho các em ở mức có thể tối đa. Cùng với việc giáo dục thế giới quan khoa học, để đảm bảo tính tư tưởng, dạy tiếng còn phải góp phần giáo dục tình cảm, đạo đức cho học sinh. Đây là một vấn đề phức tạp và tế nhị đòi hỏi không thể đồng nhất giáo dục với giáo huấn. Cần phải chuyển hoá các nội dung giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức vào mọi khâu của hoạt động dạy tiếng. Trước hết là phải làm cho các em thích học tiếng. Để cho học sinh thích học tiếng thì nội dung phải thiết thực, hình thức phải linh hoạt, phương pháp phải sinh động sao cho các em không chỉ thấy mình có khả năng cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tiếng Việt mà còn thấy mình có khả năng sáng tạo ra cái hay cái đẹp bằng tiếng Việt. Những vấn đề thuộc nội dung tình cảm, đạo đức hợp chuẩn xã hội phải được lồng ghép một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn trong các văn bản ngữ liệu. 1 This content is available online at . 1 2 Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan Quan sát và lựa chọn: Trong 2 qui trình dạy học cho cùng một nội dung bài học là "ôn tập về từ [chia theo cấu tạo]" sau đây, anh [chị] chọn quy trình nào? Tại sao? Quy trình 1 - Bước 1: Giáo viên nêu câu hỏi tái hiện: Chia theo cấu tạo thì từ có bao nhiêu loại? Đó là những loại nào?- Bước 2: Học sinh trả lời, giáo viên củng cố lại kiến thức.- Bước 3: Giáo viên hỏi: căn cứ nào để phân chia ra các loại từ theo cấu tạo như vây?- Bước 4: Học sinh trả lời, giáo viên củng cố-Bước 5: Giáo viên cho học sinh làm một số bài tập vận dụng. Quy trình 2 - Bước 1: Học sinh lấy ví dụ các câu trong đó có chứa các kiểu cấu tạo từ đã học.- Bước 2: Giáo viên cho một Graph khuyết, yêu cầu học sinh hoàn chỉnh [cả về nội dung trong G và cả mũi tên cùng chiều mũi tên]?Từ láy 2 tiếng quan hệ về mặt âmTừ đơnTừ phức >=2tiếngTừ ghép Bước 3: Giáo viên củng cố qua sơ đồ.- Bước 4: Làm bài luyện tập. Gợi ý: Anh [chị] thấy quy trình nào giúp học sinh hiểu bài và nắm bài tốt hơn? Figure 1 Nên sử dụng quy trình 2 trong dạy học tiếng Việt vì nó thể hiện được sự trực quan [học sinh theo dõi rất dễ], lại tái hiện được kiến thức gọn, hiệu quả, đảm bảo được tính khoa học và phát triển; phù hợp với nguyên tắc dạy học bộ môn. Vậy dạy học tiếng Việt phải đảm bảo nguyên tắc trực quan, nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và đảm bảo tính hệ thống và phát triển. Viết bảng vẫn là một hình thức thể hiện tính trực quan phổ biến nhất trong dạy học hiện nay! Trực quan trong dạy - học tiếng chủ yếu là “ Trực quan ngôn ngữ ” cho nên tài liệu trực quan trong giờ dạy tiếng Việt chính là tiếng Việt. Để đảm bảo nguyên tắc này, ngoài việc đưa mẫu lời nói chuẩn giáo viên còn phải chú ý tới ngôn ngữ của chính mình và ngôn ngữ của học sinh[ cả âm thanh và chữ viết]. Trước đây, trong chương trình cải cách, mẫu lời nói chủ yếu là các ngữ liệu được dùng làm thí dụ. Vì vậy, khi đưa 3 các thí dụ, sách giáo khoa và giáo viên cần phải xác định rõ tính chuẩn của ngữ liệu [ chuẩn về tính điển hình, chuẩn về nội dung...]. Trong chương trình tích hợp hiện hành, ngữ liệu dạy tiếng không tách rời các văn bản văn học, vì thế, bên cạnh các ngữ liệu chọn làm thí dụ, các văn bản văn học được tuyển đưa vào chương trình cũng được coi là “ Mẫu lời nói ” và cũng phải đảm bảo tính chuẩn [ chuẩn về phong cách, chuẩn về hàm chứa những sự kiện ngôn ngữ điển hình cho hiện tượng tiếng Việt được đưa ra dạy học...]. Trong giờ dạy – học tiếng Việt, ngôn ngữ của giáo viên và học sinh cũng là những phương diện trực quan rất quan trọng. Giáo viên không được quyền nói viết ngọng, nói viết sai từ, sai ngữ pháp, thậm chí không được quyền viết tắt, viết hoa, viết in, viết thường tuỳ tiện, không đúng với những quy định chính tả hiện hành. Khi học sinh tham gia đàm thoại xây dựng bài, giáo viên phải quan tâm đúng mức tới ngôn ngữ diễn đạt của các em, phải uốn nắn kịp thời các lỗi phát âm, chính tả, dùng từ, đặt câu... Phải cho học sinh ý thức được rằng trong giờ học tiếng Việt, việc sử dụng tiếng Việt của các em cũng là một nội dung học tập, rèn luyện kĩ năng. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học Anh [chị] tự kiểm tra tri thức cũ bằng cách chọn phương án trả lời đúng cho câu hỏi sau đây: Việc dạy học môn tiếng Việt trong nhà trường được coi là việc dạy học: Figure 2 Kiến thức này thuộc chương 1 của giáo trình, phần Đặc trưng của môn tiếng Việt trong nhà trường Liên hệ thực tiễn: Hiện nay, trong tổ chức, xây dựng chương trình và triển khai việc dạy học môn tiếng Việt còn một số khâu chưa thực sự đảm bảo tính khoa học. Anh [chị] thử đưa ra một vài ví dụ. Từ đó, nêu cách hiểu của mình về nguyên tắc đảm bảo tính khoa học trong dạy học tiếng Việt. Đây là nguyên tắc chung không phải chỉ riêng cho dạy – học tiếng song trong dạy – học tiếng, nguyên tắc này đòi hỏi các khái niệm, các quy tắc được đưa vào chương trình phải đảm bảo tính chính xác về nội dung khoa học, tính thống nhất về quan điểm và nguyên tắc. Tuyệt đối tránh tình trạng đưa những nội dung, những khái niệm tiếp thu vội vã của nước ngoài, áp đặt vào tiếng Việt, chưa qua kiểm nghiệm thực tế hoặc cùng một hiện tượng ngôn ngữ nhưng ở chỗ này thì trình bầy theo quan điểm này, gọi bằng thuật ngữ này những ở chỗ khác lại trình bầy theo quan điểm khác, gọi bằng thuật ngữ khác [chẳng hạn: cùng một đối tượng, lúc thì sử dụng thuật ngữ "kết từ", lúc thì "liên từ", lúc thì "hư từ", lúc lại "quan hệ từ",... lúc thì câu phức bao hàm cả câu ghép lúc lại câu phức đẳng lập với câu ghép,... lúc thì câu lúc lại phát ngôn, lúc phát ngôn lúc lại diễn ngôn, lại văn bản... ]. Tính khoa học còn đòi hỏi các đơn vị kiến thức phải được phân bổ và trình bầy trong các bài học một cách hợp lí, nhất quán. Tính hợp lí của các đơn vị kiến thức không phải chỉ thể hiện ở việc xác định vị trí trước sau, trọng tâm hay không trọng tâm mà còn thể hiện cả ở phương diện định dung, định tính phù hợp với bản chất của hiện tượng ngôn ngữ và phù hợp quỹ thời gian. Tính nhất quán trong trình bầy đòi hỏi không được tuỳ tiện vi phạm nguyên tắc. Chẳng hạn đã khẳng định phải đặt các hiện tượng ngôn ngữ vào môi trường hành chức của nó để xem xét [từ trong câu, câu trong đoạn...] thì khi dạy – học về từ ngữ không được lấy thí dụ, đưa ngữ liệu chỉ là một từ tách rời khỏi ngữ cảnh, khi chữa câu không được tách rời câu chữa ra khỏi vị trí chức năng của nó trong văn cảnh...

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề