Các quan điểm tâm lý học về trẻ em


Tâm lý trẻ em là một phần quan trọng của tâm lý học phát triển, nó rất rộng lớn và là chủ đề được nhiều nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu. Ngành này tập trung vào việc nghiên cứu quá trình tâm lý đưa ra những phương pháp tư vấn trị liệu cho những đứa trẻ từ khi sinh ra cho đến khi chúng thành niên. Nhưng trong đó, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến những thay đổi tâm lý xảy ra trong thời thơ ấu của trẻ. 

Phạm vi nghiên cứu bao gồm các kĩ năng vận động, phát triển nhận thức, kĩ năng ngôn ngữ, thay đổi về mặt xã hội, phát triển tình cảm... 

Những bậc cha mẹ sẽ có cách giải thích về khả năng và những kĩ năng của con mình hoặc vì sao con mình lại có kĩ năng này mà lại thiếu một kĩ năng khác. Nhưng khi bạn không hiểu về con mình, bạn có thể giải thích sai hoặc đánh giá sai vì những khả năng của chúng. Đôi gì điều này có thể vô hại nhưng phần lớn chúng gây những tác hại rất lớn. Vai trò của cha mẹ là chìa khóa trong sự phát triển tâm lý của trẻ. Nếu thiếu nhận thức về sự phát triển của trẻ có thể dẫn đến sự phán đoán kém của trẻ và dẫn đến những người cha mẹ sẽ đưa ra những quyết định không đúng đắn. 

Một nghiên cứu của tiến sĩ Brenda Volling, giám đốc và là nhà nghiên cứu của Đại học Michigan cho biết trẻ em sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ giai đoạn mà cha mẹ đang chăm lo cho sự phát triển của chúng. Do đó, các bậc phụ huynh cần tự học về những khía cạnh khác nhau trong tâm lý của một đứa trẻ, đó là những điều quan trọng có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển tinh thần và nhân cách của trẻ. 

Nhà tâm lý học trẻ nổi tiếng Jean Piaget nói " Theo quan điểm đạo đức, một đứa trẻ sinh ra không tốt hay xấu nhưng chúng sẽ là bậc thầy trong vận mệnh của chính mình". 

Việc làm cha mẹ không chỉ cung cấp những điều cần thiết về vật chất cho con cái của bạn mà còn cần phải cho chúng cảm thấy được những tình cảm, sự bao bọc, chở che và thấu hiểu của bạn. Dưới đây là một số mẹo cơ bản giúp hiểu tâm lý trẻ dễ dàng hơn:

Một trong những cách đơn giản nhất nhưng lại hiệu quả nhất để hiểu về tâm lý trẻ đó chính là quan sát. Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn đến những gì con bạn đang làm hoặc đang nói, quan sát hành động và biểu hiện, tính khí của chúng khi ăn, ngủ và chơi. Hãy nhớ rằng con của bạn là duy nhất và có thể nó sẽ có một tính khí nổi bật nào đó ngay cả khi nó lớn lên. Vì vậy hãy tránh so sánh con bạn với những đứa trẻ khác, vì đó không chỉ làm tăng áp lực đối với việc bạn dạy con mà còn làm đứa trẻ cảm thấy bản thân mình bị kém cỏi hơn so với những đứa trẻ khác. 

Hãy tự hỏi mình bằng một vài câu hỏi để có thể giúp bạn hiểu được tâm lý của những đứa trẻ:

  • Con bạn phản ứng như thế nào khi chúng gặp phải điều chúng không thích chẳng hạn như phải ăn rau, ngủ sớm hay phải làm bài tập về nhà. 
  • Xã hội là như thế nào với chúng? Liệu con bạn có muốn chia sẻ hay thử làm những điều mới mẻ trong cuộc sống hay không?
  • Con bạn làm quen với những môi trường xung quanh trong bao lâu? Liệu chúng có nhanh chóng thích nghi với những sự thay đổi mới trong môi trường quanh mình hay không?

Trong khi bạn tự trả lời những câu hỏi này hãy nhớ chỉ quan sát thật chăm chú và đừng so sánh con bạn với bất kì đứa trẻ nào cả.

Những bậc cha mẹ ngày nay hầu như rất bận rộn với công việc gia đình lẫn công việc xã hội, chúng ta gọi nó là đa nhiệm nghĩa là cùng một lúc một người cha hay người mẹ phải lo rất nhiều công việc khác nhau cùng một lúc trong đó có cả việc chăm sóc con của mình. Nếu bạn vẫn thường dành thời gian cho con của mình theo cách này thì đã đến lúc phải thay đổi rồi đấy. Nếu bạn muốn hiểu tâm lý của con mình thì bạn cần phải dành thời gian cho chúng. 

  • Thời gian bạn dành cho lũ trẻ ở bàn ăn tối hoặc đưa chúng đến trường là vẫn chưa đủ. Bạn cần phải dành thời gian để trò chuyện và chơi đùa cùng với chúng. Hãy dành cho bọn trẻ những khoảng thời gian thật ý nghĩa để có  thể hiểu được tâm lý của chúng rõ hơn.
  • Các cuộc trò chuyện giữa bạn và con mình sẽ cho bạn biết được những gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng ở trường học và cả ở trong nhà. Hãy thử tìm hiểu âm nhạc yêu thích, chương trình yêu thích của con bạn là gì? Điều gì làm con bạn vui mừng và điều gì khiến chúng cảm thấy bực bội?
  • Khoảng thời gian thật chất lượng không hẳn lúc nào cũng có nghĩa là nói chuyện hay làm việc cùng nhau. Đôi khi bạn chỉ cần ngồi cùng con mình và lặng lẽ quan sát chúng, từ đó bạn có thể thu thập được nhiều thứ ẩn khuất trong tâm lý của con mình.

Khi bạn có kế hoạch dành thời gian với con cái của mình, hãy lên kế hoạch làm điều đó ngay đừng do dự. Con bạn xứng đáng nhận được sự chú ý toàn tâm của bạn. Nếu bạn cố gắng trò chuyện với một đứa trẻ trong khi bạn đang nấu ăn, lái xe hay làm một việc gì đó khác thì rất có thể bạn đã bỏ lỡ nhiều thứ quan trọng mà con bạn có thể cho bạn biết về bản thân mình. 

Hãy lên kế hoạch ít nhất cho một hoạt động mà cho phép bạn dành hoàn toàn thời gian riêng với con mình. Khi bạn toàn tâm chú ý đến đứa trẻ, chúng sẽ cảm thấy an toàn và sẽ mở rộng bản thân chúng hơn giúp bạn hiểu được nhiều hơn về chúng.

Nghiên cứu đã chứng minh rằng hành vi và thái độ của một đứa trẻ đượchình thành chủ yếu do môi trường mà chúng đang sống và phát triển. Để hiểu về một đứa trẻ tốt hơn,bạn nên chú ý đến môi trường chúng đang tiếp xúc. 

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng môi trường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ do đó chúng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và kĩ năng nhận thức của con bạn. Cụ thể điều này hãy so sánh môi trường nhà ở so với những nơi khác. 

Hành vi của một đứa trẻ phụ thuộc phần lớn vào những người xung quanh và cách họ giao tiếp với chúng. Vì dụ con của bạn trở nên hung dữ hay tự tách ly mình với xã hội thì bạn có thể biết được điều gì đang xảy ra thông qua những người xung quanh và những người từng tiếp xúc với đứa trẻ. 

Cha mẹ thường có thể biết được sinh lý của một đứa trẻ nhưng họ lại không biết não của một đứa trẻ hoạt động như thế nào. Bộ não được hình thành bởi những trải nghiệm mà đứa trẻ có, và điều này lần lượt ảnh hưởng tới cách mà chúng phản ứng với những tình huống khác nhau. 

Hiểu được các chức năng não bộ của trẻ có thể giúp bạn tìm hiểu rõ về hành vi của trẻ, khả năng quyết định, khả năng xã hội, khả năng logic hay khả năng nhận thức của trẻ.

Những kinh nghiệm sai lầm có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực trong tâm trí của con bạn, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tổng thể của bé.

Biết não bộ hoạt động như thế nào sẽ giúp bạn có thể biến những trải nghiệm tiêu cực trở thành những trải nghiệm hay cơ hội tốt cho đứa trẻ.

Theo Daniel J. Siegel, tác giả của cuốn The Whole Brain Brain: 12 Chiến Lược Cách Mạng để Nuôi Dạy Con Bạn Phát Triển, bạn có thể giúp con mình xây dựng một nền tảng vững chắc cho cuộc sống lành mạnh trong xã hội và tình cảm, giúp chúng xử lý các tìnhhuống khó khăn một cách dễ dàng, bằng cách hiểu về các chức năng của não bộ. 

–     Đối tượng nghiên cứu:

  •  TLHLT: hiện tượng tâm lý trong từng giai đọan lứa tuổi
  • TLHSP: hiện tượng tâm lý trong quá trình dạy học và giáo dục à hiệu quả tối ưu

II. Lý luận về sự phát triển tâm lý trẻ em.

1.       Khái niệm chung về sự phát triển tâm lý trẻ em.

a]  . Quan niệm về trẻ em.

Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ lại. Trẻ em vận động và phát triển theo quy luật riêng.

b] Quan điểm duy tâm về sự phát triển tâm lý trẻ em:

–     Thừa nhận đặc điểm tâm lý của con người là bất biến, đánh giá không đúng vai trò của giáo dục, phủ nhận tính tích cực của họat động cá nhân

–     Thuyết tiền định: yếu tố di truyền/gen quyết định sự phát triển tâm lý.

–     Thuyết duy cảm: môi trường xung quanh quyết định sự phát triển tâm lý à muốn nghiên cứu con người chỉ cần phân tích cấu trúc môi trường của họ.

–     Thuyết hội tụ hai yếu tố: Sự tác động qua lại giữa di truyền và môi trường quyết định sự phát triển tâm lý trẻ em, trong đó di truyền giữ vai trò quyết định và môi trường là điều kiện để biến những đặc điểm tâm lý đã được định sẵn thành hiện thực.

c]  Quan điểm duy vật biện chứng:

–     Sự phát triển tâm lý của trẻ đầy biến động và diễn ra cực kỳ nhanh chóng. Đó là một quá trình không phẳng lặng mà có khủng hoảng và có đột biến. Chính hoạt động của đứa trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn làm cho tâm lý của nó được hình thành và phát triển.

2.       Quy luật chung của sự phát triển tâm lý trẻ em.

–     Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lý

–     Tính toàn vẹn của tâm lý

–     Tính mềm dẻo và khả năng bù trừ:

3.       Dạy học, giáo dục và sự phát triển tâm lý:

–     Giáo dục,dạy học giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển tâm lý trẻ em.

III. Sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em.

–     Tâm lý học Mácxít [Vưgotxki] coi lứa tuổi là một thời kỳ phát triển nhất định đóng kín một cách tương đối, mà ý nghĩa của nó được quyết định bởi vị trí của thời kỳ đó trong cả quá trình phát triển chung và ở đó những quy luật phát triển chung bao giờ cũng được thể hiện một cách độc đáo về chất.

–     Sự chuyển tiếp từ giai đọan lứa tuổi này sang lứa tuổi khác gắn liền với việc thay đổi tình huống xã hội, xuất hiện cấu tạo tâm lý mới, thay đổi dạng họat động chủ đạo.

–     Có sự đan xen giữa các giai đọan bình ổn và khủng hoảng.

CHƯƠNG 2:

TÂM LÍ HỌC LỨA TUỔI THIẾU NIÊN [HS TRUNG HỌC CƠ SỞ]

I. Những điều kiện của sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi học sinh THCS.

1.     Sự biến đổi về mặt giải phẫu sinh lí ở lứa tuổi học sinh THCS:

–     Phát triển nhanh, mạnh nhưng không đồng đềuà biểu hiện tâm lý khó chịu

Hệ xương

Hệ tim mạch

Tuyến nội tiết

Hệ thần kinh

Thời kỳ phát dục

  1. Sự thay đổi của điều kiện sống.

–     Được thừa nhận cao hơn nhi đồng.

–     Từ vị trí “trẻ con” chuyển dần sang vị trí mới “vừa là trẻ con, vừa là người lớn”

II. Hoạt động giao tiếp của thiếu niên

1/       Giao tiếp với người lớn

–     Cấu tạo tâm lý mới: “cảm giác mình là người lớn”.

–     Nhu cầu được độc lập, tự khẳng định trong quan hệ với người lớn.

–     Xuất hiện nhiều mâu thuẫn.

–     Có xu hướng cường điệu hóa.

2/       Giao tiếp với bạn bè

–     Nguyện vọng hòa mình vào tập thể, tìm chỗ đứng trong tập thể.

–     Quan hệ bạn bè thân thiết “sống chết có nhau”, xây dựng trên bộ luật tình bạn. Trò chuyện tâm tình giữ vị trí quan trọng.

–     Xuất hiện tình bạn khác giới quan tâm lẫn nhau, ưa thích lẫn nhau nhưng ở các em nam còn bộc lộ rất vụng về. Tình bạn lành mạnh trong sáng là động lực giúp nhau học tập.

III. Hoạt động nhận thức

–     Tính chủ định phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức: tri giác, trí nhớ, chú ý,tư duy, tưởng tuợng.

–     Phát triển tư duy lý luận, óc phê phán độc lập.

–     Một số nhận xét còn cảm tính.

IV. Đặc điểm đời sống xúc cảm- tình cảm.

–     Phong phú cả về nội dung và hình thức biểu hiện.

–     Còn mang tính bồng bột, sôi nổi, dễ bị kích động, dễ thay đổi, đôi khi còn mâu thuẫn.

V. Đặc điểm nhân cách

–     Nội dung và mức độ tự nhận thức không diễn ra cùng lúc.

–     Khả năng đồng nhất với giới tính.

–     Bắt đầu có khả năng nhận xét, đánh giá về hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức nhưng còn chịu ảnh hưởng nhiều từ nhận xét của người khác.

CHƯƠNG 3:

 TÂM LÍ HỌC LỨA TUỔI THANH NIÊN HỌC SINH [HS TRUNG HỌC PHỔ THÔNG]

I/ Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi học sinh THPT.

1/    Đặc điểm cơ thể:

–     Cơ thể phát triển cân đối, khoẻ và đẹp.

–     Đa số các em đã qua thời kỳ phát dục và đạt được những thành tích về cơ thể như người lớn.

2/    Điều kiện xã hội của sự phát triển:

–     Hoạt động của thanh niên phong phú, phức tạp về nội dung và hình thức.

–     Hứng thú mở rộng, quan hệ giao tiếp sâu rộng.

–     Giữ vị trí như người lớn, có tính độc lập, tinh thần trách nhiệm hơn thiếu niên.

–     Có vị trí bình đẳng trong gia đình.

II/ Họat động học tập-hướng nghiệp:

–     Xu hướng nghề nghiệp là nét cấu tạo tâm lý mới trung tâm.

–     Chi phối tới tình cảm , tự ý thức, năng lực và tính cách.

III/ Đặc điểm họat động nhận thức

–     Tính suy luận, hệ thống, thực tiễn và chủ định phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức [tri giác, ghi nhớ, chú ý,…].

–     Phát triển tư duy lý luận, óc phê phán độc lập.

–     Một số nhận xét còn cảm tính.

IV/ Đặc điểm đời sống xúc cảm-tình cảm

1/ Xúc cảm:

–     Có tính ổn định. Khả năng làm chủ tang.

2/ Tình cảm gia đình:

–     Có trách nhiệm, yêu quý gia đình hơn à giao tiếp với các em theo nguyên tắc: tình thương, tôn trọng, trách nhiệm, thẳng thắn và thiện chí.

3/ Tình bạn:

–     Có nhu cầu kết bạn tâm tình. Chủ động tìm hiểu và chọn bạn.

–     Mang tính xúc cảm cao

4/ Tình yêu:

–     Xuất hiện nhu cầu yêu đương. Hồn nhiên, thầm kín, dễ vỡ.

–> Không vẽ đường cho hươu chạy và cũng không làm ngư khi hươu đã muốn chạy hoặc đang chạy.

V/ Những đặc điểm nhân cách chủ yếu.

1/    Sự phát triển tự ý thức

–     Có nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá, xây dựng hình ảnh bản thân

–     Thông qua so sánh à Biết đánh giá mình trong toàn bộ những thuộc tính nhân cách.

–     Tuy nhiên, có lúc còn đánh giá chưa đúng do thiếu kinh nghiệm, kỹ năng phân tích.

2/    Xu hướng của nhân cách:

2.1. Nhu cầu:

–     Nhu cầu được tôn trọng, bình đẳng, chứng tỏ bản thân.

2.2. Sự hình thành thế giới quan

–     Xây dựng quan điểm sống đã đi vào bản chất và mang tính hệ thống.

2.3. Lý tưởng sống:

–     Đang trong quá trình quan tâm tìm kiếm và lựa chọn.

CHƯƠNG 4: TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC

I/ HOẠT ĐỘNG DẠY

– Hoạt động dạy là hoạt động của thầy cô giáo tổ chức và điều khiển hoạt động của người học nhằm giúp họ lĩnh hội nền VH-XH, tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách của chúng.

– Phân biệt dạy và hoạt động dạy:

Dạy

Hoạt động dạy

Tính mục đích:– MĐ không định trước, chỉ xuất phát do một số tình huống bất ngờ thông qua đó, dạy một số điều trong cuộc sống. Kiến thức có được không phải là mục đích cuối cùng mà là hệ quả của quá trình song song diễn ra trong hoạt động khác.Nội dung:

– Kinh nghiệm sống

Phương thức:

– Diễn ra mọi lúc mọi nơi

– Không tuân theo phương pháp nào cả

– MĐ được xác định từ trước một cách rõ rang, nội dung được xây dựng và hoàn chỉnh 

– Kiến thức khoa học, hệ thống

– Diễn ra theo phương thức nhà trường.

– Có phương pháp, phương tiện hỗ trợ.

Đặc điểm của họat động Dạy

Mục đích của hoạt động dạy: Giúp trẻ lĩnh hội nền VH-XH để tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách.

G chỉ tổ chức và điều khiển việc tái tạo lại nền VH-XH vào đầu đứa trẻ để tạo ra cái mới trong tâm lý trẻ chứ không có nhiệm vụ sáng tạo ra tri thức mới hay tái tạo tri thức cho mình.

Con đường thực hiện: Tổ chức, điều khiển quá trình tái tạo năng lực loài người cho từng trẻ dựa trên cơ sở hoạt động tích cực của trẻ.

II/ HỌAT ĐỘNG HỌC

Họat động học là họat động đặc thù của con người, được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, giá trị, kỹ năng, kỹ xảo, phương thức hành vi,…một cách khoa học và hệ thống.

Phân biệt Học và Hoạt động học

Học một cách ngẫu nhiên

Hoạt động học

Tính mục đích:– MĐ không được định trước, chỉ xuất phát do một số tình huống ngẫu nhiên.Nội dung:

– Kiến thức rời rạc, ngẫu nhiên, đơn giản, không khái quát.

Phương pháp, phương tiện:

–Ít cần

Chủ thể:

–   Bất kỳ

Thời gian, không gian:

– Mọi nơi, mọi lúc.

Kết quả:

– Kinh nghiệm, giúp thích nghi.

– MĐ được xác định từ trước một cách rõ ràng. 

– Kiến thức khoa học được kiểm chứng, khái quát, hệ thống.

–   Cần

-Có danh xưng

– Có quy định.

– Hệ thống tri thức lý luận làm nền tảng tạo ra năng lực thực tiễn và sáng tạo.

– Đối tượng của họat động học: Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo

– Mục đích sâu xa nhất của hoạt động học là làm thay đổi chính bản thân người học.

– Được điều khiển có ý thức

– Còn nhằm lĩnh hội phương pháp học

*HÌNH THÀNH HỌAT ĐỘNG HỌC

1. Hình thành động cơ học tập:

Có hai lọai động cơ:

  1. Động cơ hòan thiện tri thức [động cơ bên trong]: Động lực chính là tri thức, kỹ năng, kỹ xảoà tối ưu [theo quan điểm Sư phạm]
  2. Động cơ quan hệ xã hội [động cơ bên ngoài]: học để phục vụ xã hội, học để hài lòng cha mẹ, học vì điểm số…

– Cả hai loại động cơ trên cùng diễn ra, làm thành một hệ thống.

– Động cơ học tập không có sẵn mà được hình thành trong quá trình học tập dưới sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan [nhu cầu, hứng thú, tình cảm, thái độ của người học] và nhiều yếu tố khách quan [cha mẹ, thầy giáo, bè bạn,…]

2. Hình thành mục đích học tập:

– Mục đích học tập được cụ thể hóa thành hệ thống các khái niệm của môn học.

3. Hình thành hành động học tập:

  • Hình thức tồn tại khái niệm:

Có 3 hình thức tồn tại khái niệm:

  1. Hình thức vật chất: khái niệm được khách quan hóa ở vật thể, đồ vật.
  2. Hình thức “mã hóa”: khái niệm cư trú ở vật liệu khác: ký hiệu, mô hình, sơ đồ, lời nói.
    1. Hình thức tinh thần: cư trú ở trong tâm lý con người.
  • Cấu trúc của quá trình hình thành khái niệm

– Bước 1: Làm nảy sinh nhu cầu nhận thức ở H, kích thích hứng thú nhận thức của H, có thể đưa H vào tình huống có vấn đề về lý luận hoặc thực tiễn.

– Bước 2: Tổ chức cho H hành động để phát hiện những dấu hiệu, thuộc tính cũng như mối liên hệ giữa các dấu hiệu, thuộc tính đó của khái niệm. [tuỳ theo lứa tuổi mà tổ chức hành động như thế nào]

– Bước 3: Dẫn dắt H vạch ra được những nét bản chất của khái niệm.

– Bước 4: Giúp H đưa những dấu hiệu bản chất và logic của khái niệm vào định nghĩa [giúp H tự phát biểu định nghĩa qua các dấu hiệu bản chất và logic].

– Bước 5: Hệ thống hóa khái niệm [đưa khái niệm vừa hình thành vào hệ thống khái niệm đã học được trước đây để tạo tính liên tục, hệ thống cho bài học].

– Bước 6: Luyện tập vận dụng khái niệm vừa nắm được.

III/ DẠY HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

Dạy học đi trước sự phát triển, hướng vào sự phát triển, đưa đến sự phát triển cao hơn [hướng vào vùng phát triển gần].

Các chỉ số phát triển trí tuệ nhận thức:

– Nhanh trí – tính định hướng, tốc độ định hướng của trí tuệ.

– Chóng hiểu chóng biết, tính khái quát.

– Tính tiết kiệm của tư duy   tìm ra cách ngắn gọn nhất trong nhiều cách giải.

– Tính phê phán.

– Tính mềm dẻo: vận dụng trong những trường hợp có sự thay đổi.

– Tính sâu sắc trong việc hiểu vấn đề.

CHƯƠNG 5: TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

I/ ĐẠO ĐỨC VÀ HÀNH VI ĐẠO ĐỨC

– Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực biểu hiện thái độ đánh giá quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của xã hội.

– Hành vi đạo đức là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức.

Tiêu chuẩn đánh giá một hành vi đạo đức

– Tính tự giác: Chủ thể thực hiện hành vi một cách có ý thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa và được thúc đẩy bởi động cơ chính bên trong nội tâm của mình [tự nguyện, sẵn lòng, vui lòng, mong muốn thực hiện chứ không bị cưỡng bức, áp chế]

– Tính có ích: Hành vi đó phải mang lại lợi ích, ý nghĩa cho người khác, cho xã hội.

– Tính không vụ lợi: Hành vi được thực hiện trước hết vì lợi ích của người khác, của xã hội [mình vì mọi người], không tính toán, không lấy lợi ích cá nhân làm trung tâm.

II/ CẤU TRÚC TÂM LÝ CỦA MỘT HÀNH VI ĐẠO ĐỨC

Tri thức đạo đức là những hiểu biết của con người về những chuẩn mực đạo đức quy định hành vi của họ trong mối quan hệ với người khác và với xã hội.

Niềm tin đạo đức là sự tin tưởng sâu sắc và vững chắc của con người về tính chính nghĩa và tính chân lý của các chuẩn mực đạo đức và thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng triệt để các chuẩn mực ấy.

Động cơ đạo đức là động cơ bên trong, đã được con người ý thức, nó trở thành động lực chính làm cơ sở cho những hành động của con người trong mối quan hệ giữa người này với người khác và với xã hội

Tình cảm đạo đức là những thái độ rung cảm của cá nhân đối với hành vi của người khác và với hành vi của chính mình trong quá trình quan hệ giữa cá nhân với người khác và với xã hội.

Ý chí đạo đức bao gồm:

+ Thiện chí đạo đức là mong muốn thực hiện một hành vi đạo đức, mong muốn thực hiện tuân thủ các chuẩn mực đạo đức của xã hội, nhóm người.

+ Nghị lực là khả năng vượt qua khó khăn, kiểm soát bản thân để có thể phục tùng, thực hiện hành vi đạo đức.

Thói quen đạo đức là những hành vi đạo đức ổn định của con người, nó trở thành nhu cầu của con người, nếu được thỏa mãn thì thấy dễ chịu và ngược lại.

CHƯƠNG 6: TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH GIÁO VIÊN

I/ ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA NGHỀ DẠY HỌC

– Đối tượng lao động sư phạm là con người

– Công cụ của lao động sư phạm là nhân cách của người giáo viên.

– Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp

– Nghề mang tính khoa học, nghệ thuật, sáng tạo cao

+ Tính khoa học:

*        Sự sắp xếp bài giảng theo trình tự logic

*        Căn cứ vào quy luật lứa tuổi và nhân cách

*        Tính chính xác, hiện đại của ND dạy học

+ Tính nghệ thuật

*        Sự diễn đạt bằng lời nói, ngôn ngữ, ánh mắt, nụ cười.

*        Ưng xử sư phạm, xử lý các tình huống sư phạm

*        Giao tiếp sư phạm,

+ Tính sáng tạo: không lặp lại đối tượng, giáo án, phương pháp

II/ NHỮNG PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CẦN THIẾT ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN

a]         Phẩm chất

Thế giới quan khoa học, tình yêu nghề, yêu trẻ, lý tưởng nghề, các phẩm chất khác: long nhân đạo, sự công tâm, lòng tôn trọng, tính giản dị, tính khiêm tốn, tính mục đích, tính quyết đóan, tính kiên nhẫn, tính tự chủ, tự kiềm chế.

b]        Năng lực

Nhóm năng lực dạy học:

– Năng lực hiểu học sinh

– Tri thức và tầm hiểu biết của giáo viên [Năng lực hiểu biết rộng]

– Năng lực chế biến tài liệu

– Năng lực nắm vững kỹ thuật dạy học

– Năng lực ngôn ngữ

Nhóm năng lực giáo dục:

– Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh

– Năng lực giao tiếp sư phạm

– Năng lực đối xử khéo léo sư phạm: [nhanh trí, khéo léo, mang tính giáo dục] cư xử trong 1 tình huống cụ thể để đạt đến các yêu cầu: nghệ thuật, giáo dục

– Năng lực cảm hóa học sinh

Năng lực tổ chức các họat động sư phạm

III/ SỰ HÌNH THÀNH UY TÍN GIÁO VIÊN

– Uy tín là tài năng và tấm lòng của người giáo viên

– Có uy tín thực và uy tín giả

Video liên quan

Chủ Đề