Các yếu tố nào quyết định việc cấp tín dụng của ngân hàng thương mại

Yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam

14:29 03/02/2022

Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu được tổng hợp từ các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của 16 ngân hàng thương mại niêm yết trên các Sở Giao dịch chứng khoán tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020. Kết quả cho thấy: Quy mô tín dụng kỳ trước, tốc độ tăng trưởng huy động vốn hằng năm, quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, tỷ lệ thanh khoản có ảnh hưởng tiêu cực. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số gợi ý, khuyến nghị nhằm duy trì tăng trưởng tín dụng một cách ổn định, an toàn và bền vững.

Kiểm soát tín dụng chảy vào bất động sản năm 2022 theo hướng nào?

Định hướng tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 khoảng 14% [*]

Làm nóng hơn quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp

Chất lượng tín dụng sẽ phân hóa mạnh giữa các ngân hàng

Đặt vấn đề

Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng không chỉ là đòn bẩy kinh tế mà còn là công cụ để Nhà nước điều tiết sản xuất, điều chỉnh chiến lược kinh tế, phân công lao động xã hội, điều chỉnh lượng tiền phát hành vào lưu thông, sử dụng có hiệu quả dòng vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền.

Thông qua vai trò tín dụng với hoạt động của các ngân hàng thương mại [NHTM] và các tổ chức tín dụng [TCTD] theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, tín dụng ngân hàng đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, các tổ chức kinh tế, các cá nhân có vốn sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, góp phần kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát chặt chẽ, tín dụng cũng sẽ gây ra sự mất cân đối giữa tiền và hàng, tạo nên hậu quả là lạm phát tăng cao.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 -2009 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của đa số các nước, trong đó có Việt Nam. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, TTTD của hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2009-2010 tăng lên khá cao so với năm 2008.

Từ năm 2009 đến nay, TTTD có nhiều biến động. Năm 2020, được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trong nước, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống của người dân. TTTD năm 2020 mặc dù có tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 12,17% so với cuối năm 2019. TTTD của hệ thống NHTM Việt Nam thay đổi liên tục từ năm 2011 đến năm 2020, do đó, việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến TTTD của ngân hàng là vấn đề hết sức quan trọng.

Phương pháp và dữ liệu

Trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này như: Tamirisa và Igan [2008], Aydin [2008], Laivi [2012], Tracey [2011], Kai Guo và Stepanyan [2011], Singhn, A. và Sharma, A. [2016], Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến [2011], Huỳnh Thị Hiền [2017]... TTTD nhìn chung bị ảnh hưởng bởi hai nhóm yếu tố chính đó là các yếu tố kinh tế vĩ mô bên ngoài và các yếu tố vi mô bên trong các ngân hàng.

Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu ảnh hưởng chủ yếu của các yếu tố vi mô bên trong ngân hàng như: Tăng trưởng tín dụng kỳ trước, quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ gia tăng vốn huy động, tỷ suất sinh lời trên tài sản [ROA] đến TTTD của các NHTM Việt Nam vì trong phạm vi một quốc gia trong cùng một giai đoạn thì ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô lên TTTD của các ngân hàng là như nhau.

Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TTTD của các NHTM Việt Nam, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với hai biến phụ thuộc là tốc độ TTTD và quy mô tín dụng, biến độc lập là các yếu tố vi mô bên trong ngân hàng. Tác giả xây dựng hai mô hình nghiên cứu có dạng tổng quát như sau:

Mô hình 1: Biến phụ thuộc là tốc độ TTTD

Credit_Gri,t = β0 + β1*Credit_Gri,t-h + β2*Sizei,t-h + β3*NLPi,t-h + β4*LIQi,t-h + β5*ROAi,t-h + β6*Deposit_Gri,t-h + εit

Mô hình 2: Biến phụ thuộc là quy mô tín dụng

LnLoani,t = β0 + β1*LnLoani,t-h + β2*Sizei,t-h + β3*NLPi,t-h + β4*LIQi,t-h + β5*ROAi,t-h + β6*Deposit_Gri,t-h + εit

Có nhiều phương pháp để ước lượng mô hình như Pooled OLS, FEM, REM. Tuy nhiên, một trong những điểm yếu của 3 mô hình Pooled OLS, FEM và REM là chưa xử lý được hiện tượng nội sinh tiềm ẩn do tác động đồng thời [Simultaneity] và bỏ sót biến [Omitted Variables]. Tác động đồng thời cho thấy, quan hệ nhân quả hai chiều giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, tức là TTTD của ngân hàng có thể tác động ngược lại đến các yếu tố thuộc về ngân hàng [quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu...].

Như vậy, hồi quy các biến này có thể bị tương quan với sai số ngẫu nhiên dẫn đến hiện tượng nội sinh. Trong mô hình tác giả sử dụng biến độc lập là biến trễ của biến phụ thuộc. Nói cách khác, trong mô hình có chứa biến nội sinh. Đồng thời, dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này chỉ được thu thập trên 16 NHTM đã niêm yết trong thời gian 10 năm [T

Chủ Đề