Cách bán cổ phiếu trắng bên mua

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay [21/4], áp lực bán đã dâng cao và đẩy các chỉ số lùi sâu xuống dưới mốc tham chiếu. Trong đó, nhiều cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ như NLG, LDG, SAM, FCN, HQC, LCG, IDI, ASM... đều bị kéo xuống giá sàn.

Đáng chú ý, thông tin bất lợi bắt cựu chủ tịch Louis Holdings Đỗ Thành Nhân và CEO Chứng khoán Trí Việt Đỗ Đức Nam khiến tâm lý thị trường bị xao động. Lực bán tháo ngay lập tức được đưa ra. Theo đó, toàn bộ cổ phiếu liên quan đến hệ sinh thái Louis đã bị bán tháo với khối lượng đột biến.

Cổ phiếu họ Louis, Trí Việt trắng bên mua thời điểm 10 sáng 21/4. [Ảnh chụp màn hình]

Cụ thể, TGG của Louis Capital giảm về 14.250 đồng, BII của Louis Land có hơn 7,8 triệu đơn vị đang tranh bán hay VKC có 2,4 triệu cổ phiếu bán sàn.

Cổ phiếu họ Trí Việt cũng trong tình trạng tương tự khi TVC chất sàn gần 4 triệu cổ phiếu tại mức giá 11.500 đồng. TVB có hơn 3 triệu cổ phiếu tranh bán ở giá 12.200 đồng và là phiên lao dốc mạnh thứ 5 liên tiếp.

Chỉ sau 30 phút giao dịch thị trường đã có tới 69 mã giảm kịch sàn. Lúc 9h41, chỉ số VN-Index giảm 24,27 điểm [1,75%] xuống 1.360,45 điểm.

Đến 10h09, chỉ số VN-Index thu hẹp đà giảm, mất 20,40 điểm [1,45%] còn 1.364,68 điểm. Toàn sàn HoSE có 405 mã giảm [82 mã giảm sản], áp đảo so với 49 mã tăng và 21 mã đứng giá.

Tương tự, HNX-Index giảm 14 điểm [3,68%] xuống 366,04 điểm. Toàn sàn có 202 mã giảm [67 mã giảm sàn], 19 mã tăng và 16 mã đứng giá.

Trong lúc thị trường giảm phiên thứ 6 liên tiếp, nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt gom hàng. Lực mua tập trung nhiều vào cổ phiếu vốn hoá lớn như FPT, VHM, VNM, PNJ. Một số cổ phiếu vốn hoá vừa đang trải qua đợt điều chỉnh mạnh như DXG, FRT, VCG, SHB cũng được nhà đầu tư nước ngoài tranh thủ mua vào.

Về cuối phiên sáng, dòng tiền bắt đáy giúp chỉ số hồi phục trở lại. Một số mã vốn hoá vừa và lớn đảo chiều tăng mạnh như VND tăng 4%, SSI, VCI và HCM tăng 1-1,8%.

Tạm dừng phiên sáng VN-Index giảm 4,02 điểm [0,29%] ở mức 1380,70 điểm. Toàn sàn HOSE có 359 mã giảm, 98 mã tăng và 36 mã đứng giá.

HNX-Index giảm 11 điểm [2,89%] còn 369,04 điểm. Toàn sàn có 196 mã giảm, 33 mã tăng và 25 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 2,56 điểm xuống 103,84 điểm.

Thanh khoản thị trường ở mức cao với tổng giá trị khớp lệnh đạt hơn 15.000 tỷ đồng. Trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 25% lên 13.332 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng mạnh hơn 600 tỷ đồng trên HoSE.

Trong phiên chiều, VN-Index có thời điểm đã lấy lại được sắc xanh nhờ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tăng điểm tốt. Tuy nhiên, sức ép bán ra trong phiên đáo hạn phái sinh tiếp tục khiến thị trường nhanh chóng quay đầu chìm trong sắc đỏ. Kết phiên giao dịch, VN-Index giảm 14,51 điểm [1,05%] còn 1.370,21 điểm, HNX-Index giảm 13,43 điểm [3,53%] xuống 366,61 điểm, UPCoM-Index giảm 1,51 điểm [1,42%] về 104,89 điểm.

Toàn thị trường có 751 mã giảm điểm [trong đó 189 mã giảm sàn, sàn HoSE chiếm 92 mã], áp đảo so với 258 mã tăng trên cả ba sàn. Thanh khoản cả thị trường ở mức trung bình với giá trị đạt khoảng 29.000 tỷ đồng. Điểm sáng trong phiên hôm nay là việc khối ngoại mở rộng quy mô mua ròng lên 937 tỷ đồng trên HOSE, lực mua tập trung tại VRE, VNM, NLG, MSN.

Tối 20/4, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết đang điều tra, xác minh vụ việc có dấu hiệu thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt, Công ty Cổ phần Louis Holdings và một số công ty có liên quan.

Theo công an, từ 4/1/2021 đến 6/10/2021, Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Louis Holdings, thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Louis Capital, Công ty cổ phần Louis Land thông đồng với Đỗ Đức Nam, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Trí Việt và các đối tượng khác sử dụng nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán thực hiện mua, bán và lôi kéo người khác mua, bán chứng khoán để thao túng giá cổ phiếu của Công ty cổ phần Louis Capital [mã TGG], Công ty cổ phần Louis Land [mã BII] và các mã chứng khoán khác trái quy định pháp luật, thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng.

Bằng Lăng

Các chỉ số chứng khoán chính chìm trong sắc đỏ khi vừa mở phiên 12-4 - Ảnh: BÔNG MAI

Ngay khi mở đầu phiên giao dịch đầu tiên [12-4] sau kỳ nghỉ lễ, thị trường chứng khoán đã bị chao đảo với áp lực bán diễn ra trên diện rộng, hàng trăm mã chứng khoán bị chìm trong "chảo lửa".

Nhiều cổ phiếu có vốn hóa lớn bị nhà đầu tư bán ra mạnh, kéo thị trường đi xuống, điển hình là mã VHM [Vinhomes], BID [BIDV], GVR [Công nghiệp cao su Việt Nam], HPG [Tập đoàn Hòa Phát], DIG [Đầu tư phát triển xây dựng]...

Song song đó, hàng loạt cổ phiếu "vua" - nhóm ngành ngân hàng - cũng bị rớt giá, như CTG [Vietinbank], MBB [MBBank], TCB [Techcombank], VCB [Vietcombank]...

Cổ phiếu "họ FLC" trở thành tâm điểm khi bị dòng tiền "tháo chạy", nhiều mã bị trắng bên mua. Trong đó trừ mã GAB [Đầu tư khai khoáng và quản lý tài sản FLC] hiếm khi giao dịch, toàn bộ 6 mã còn lại đều bị rớt xuống giá sàn gồm: FLC [Tập đoàn FLC], ROS [Xây dựng FLC Faros], HAI [Nông dược H.A.I], AMD [Đầu tư và khoáng sản FLC Stone], KLF [Đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu CFS] và ART [Chứng khoán BOS].

Diễn biến trên được cho là có liên quan đến việc hàng loạt mã thuộc "họ FLC" bị cắt vay ký quỹ [margin], nhà đầu tư không thể dùng đòn bẩy tài chính bằng cách vay tiền từ công ty chứng khoán để mua cổ phiếu.

Tính riêng mã FLC [Tập đoàn FLC], phiên hôm nay đã bị lao xuống giá sàn 9.040 đồng/cổ phiếu, tương đương giảm 60% kể từ mốc đỉnh [22.550 đồng/cổ phiếu, phiên 7-1], tiếp nối sự việc ông Trịnh Văn Quyết bị phanh phui vụ "bán chui" cổ phiếu và bị tạm giam vì thao túng chứng khoán.

Ở một diễn biến liên quan, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã bóc tách số liệu phiên giao dịch đầu tháng [1-4], sau khi ông Đặng Tất Thắng - chủ tịch hội đồng quản trị mới của Tập đoàn FLC - cho rằng trong phiên có "nhiều dấu hiệu bất thường", có kẻ tung tin đồn để gom mua nhằm mục đích thâu tóm.

Theo đó, có tới 34.228 tài khoản tham gia giao dịch cổ phiếu FLC trong phiên đầu tháng, với tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 100 triệu cổ phiếu [chiếm 14,1% khối lượng lưu hành cổ phiếu FLC]. Khép phiên 1-4, mã FLC neo ở giá 10.850 đồng/cổ phiếu.

Như vậy, hơn 100 triệu cổ phiếu FLC được mua trong phiên 1-4 với tổng giá trị hơn 1.085 tỉ đồng, nay đã "bốc hơi" xấp xỉ 181 tỉ đồng, giảm xuống còn 904 tỉ đồng.

Cũng trong phiên 1-4 đã có 112 tài khoản có khối lượng khớp mua từ 100.000 cổ phiếu trở lên.

Tuy nhiên tài khoản đáng chú ý nhất khớp mua 10 triệu cổ phiếu FLC [chi ra khoảng 108,5 tỉ đồng] được xác định là của một doanh nghiệp ở Hải Dương [gần 10% khối lượng khớp mua cổ phiếu FLC toàn thị trường trong phiên, chiếm 1,4% lượng cổ phiếu FLC đang lưu hành]. Tính đến hết phiên hôm nay, hơn 10 triệu cổ phiếu kể trên đã bị giảm giá trị hơn 18,1 tỉ đồng.

Theo cơ cấu, ông Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn nhất tại Tập đoàn FLC, khi sở hữu tới 215,4 triệu cổ phiếu FLC, tương đương 30,34% vốn điều lệ.

Mã FLC bị rớt xuống giá sàn 9.040 đồng/cổ phiếu ngay khi mở phiên 12-4 - Ảnh: BÔNG MAI

Về thị trường chung, trong lúc hầu hết các sàn chứng khoán chính đều chìm trong "chảo lửa", nhiều cổ phiếu cũng lội ngược dòng, tăng đáng kể, nổi bật là mã MWG [Thế giới di động], MSN [Masan], VIC [Vingroup], VHC [Vĩnh Hoàn], FPT [FPT], VPB [VPBank], DPM [Đạm Phú Mỹ]...

Dựa vào chỉ số ngành có thấy sự phân hóa rõ rệt. Dòng tiền đổ vào cổ phiếu thuộc ngành công nghệ thông tin, hàng tiêu dùng, hàng tiêu dùng thiết yếu. Tuy nhiên áp lực bán đè lên các cổ phiếu thuộc lĩnh vực năng lượng, chăm sóc sức khỏe, nguyên vật liệu, dịch vụ tiện ích, công nghiệp, bất động sản, tài chính...

Dù xuất hiện lực mua, nhưng cung vẫn chiếm áp đảo so với cầu. Chốt phiên, chỉ số VN-Index chính thức giảm 26,75 điểm [-1,8%] lùi về mốc 1.455,25 điểm, tương đương rớt hơn 73 điểm kể từ mốc đỉnh lịch sử [1.528,57 điểm, lập vào ngày 6-1-2022].

Trong khi đó cả sàn HNX và sàn UPCoM cũng chịu chung cảnh "đỏ lửa", lần lượt rớt 11,01 điểm [-2,55%] xuống 421,01 điểm và 1,31 điểm [-1,15%] xuống 112,53 điểm.

Tổng giá trị giao dịch trên ba sàn chính đạt hơn 25.120 tỉ đồng, giảm gần 14% so với phiên liền trước.

Một điểm không mấy thuận lợi trong phiên hôm nay là khối ngoại bán ròng hơn 266 tỉ đồng, trở thành phiên thứ ba liên tiếp rút ròng ra khỏi thị trường với tổng giá trị hơn 1.100 tỉ đồng.

BÔNG MAI

Đóng cửa phiên giao dịch 18/4, VN-Index giảm 25,96 điểm [-1,78%] xuống 1.432,6 điểm. HNX-Index giảm 13,6 điểm [-3,26%] xuống 403,12 điểm. UPCoM-Index giảm 1,91% xuống 110,21 điểm. 

VN-Index giảm 25,96 điểm [-1,78%] xuống 1.432,6 điểm.

VN-Index có thời điểm giảm sâu hơn 32 điểm trước khi thu hẹp đôi chút vào phiên ATC để đóng cửa phiên đầu tuần mất gần 26 điểm.

Thanh khoản toàn thị trường ở mức trung bình với giá trị đạt 30.000 tỷ đồng.

Hôm nay, VN-Index tiếp đà lao dốc trong bối cảnh lực bán lan rộng trên hầu khắp các nhóm cổ phiếu, kể cả các bluechips đến các mã đầu cơ vốn hóa vừa và nhỏ. Toàn thị trường chỉ có hơn 200 mã tăng điểm. Trong khi đó có tới hơn 600 mã giảm cùng với 150 mã giảm sàn.

Hàng loạt cổ phiếu bất động sản dưới áp lực bán mạnh đã giảm sàn "trắng bên mua" như HUT, HQC, IDJ, HHV, DPG, LCG, FCN, DRH, VCG, CTD, TDC, QCG, LDG... Các cổ phiếu chứng khoán cũng không tránh khỏi tình trạng giảm hết biên độ, EVS, VIG, HBS, APS, BSI, AGR, VCI, CTS, ORS, VIX, FTS... chìm trong sắc "xanh sàn".

Cổ phiếu ngân hàng cũng không khá khẩm hơn khi VCB, CTG, VPB chính là những tác nhân lớn nhất khiến VN-Index giảm với việc đóng góp hơn 7 điểm giảm cho thị trường. 

Ở chiều ngược lại, GVR, DIG, PNJ, VJC là những mã tác động tích cực nhất lên thị trường khi mang lại cho VN-Index hơn 2 điểm.

Thị trường đang tràn ngập thông tin xấu.

Có thể nói, giai đoạn hiện tại thị trường đang tràn ngập thông tin xấu, từ việc thanh tra, kiểm tra trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp cho tới các vụ bắt giữ các tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật, dẫn tới các nhóm ngành có liên quan bị ảnh hưởng, đem ra bán tháo.

Trên một số hội nhóm đầu tư chứng khoán, những status tiêu cực liên tục được cập nhật cùng kèm theo số lỗ khiến tâm lý u ám bao trùm thị trường. Theo quan sát, chỉ trong hai tuần qua, thị trường đã chứng kiến một đợt giảm điểm trên quy mô rộng, hầu hết các cổ phiếu đều mất từ 5 - 20% giá trị. Có thời điểm, chỉ sau 3 phiên giao dịch, VN-Index "đánh rơi" 67 điểm, vốn hoá sàn HOSE “bốc hơi” 265.700 tỷ đồng.

Đặc biệt, nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ sau chuỗi ngày tăng nóng bỗng “quay xe” giảm mạnh, tạo đồ thị hình cây thông, kéo theo nhiều nhà đầu tư bị “kẹp hàng dưới gốc thông”.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của giới chuyên gia chứng khoán, đợt giảm sâu của thị trường vừa qua chủ yếu do áp lực tâm lý, nhà đầu tư nên tận dụng những nhịp giảm sâu tiếp theo để gom cổ phiếu "tránh bão" với giá tốt.

Nguồn: //danviet.vn/hang-tram-ma-giam-san-trang-ben-mua-dieu-gi-dang-xay-ra-voi-thi-truong-chung-k...Nguồn: //danviet.vn/hang-tram-ma-giam-san-trang-ben-mua-dieu-gi-dang-xay-ra-voi-thi-truong-chung-khoan-viet-502022184161816715.htm

Theo Thiên Lý [Dân Việt]

Video liên quan

Chủ Đề