Cách bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh

Kẽm là một khoáng chất vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Kẽm có vai trò tổng hợp protein bằng cơ chế tạo enzyme. Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh là giúp cho bé phát triển trí não tốt hơn, phát triển cơ bắp, xương khớp.

Kem tham gia trực tiếp vào quá trình tạo nên các enzyme thúc đẩy quá trình tổng hợp Protein. Quá trình tổng hợp protein hiệu quả giúp trẻ phát triển về chiều cao, cơ bắp, bảo vệ cơ khỏi bệnh tật, tăng khả năng chữa lành vết thương, hệ miễn dịch...

Hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt thì bé sẽ hạn chế được những tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, giảm thiểu các tình trạng ốm vặt. Củng cố sức khỏe mắt và da của bé.

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong phát triển thể chất và hệ miễn dịch của bé [Ảnh minh họa]

Theo WHO thì nhu cầu kẽm cho trẻ sẽ khác nhau ở mỗi giai đoạn. Cụ thể:

- Bé từ 0 - 6 tháng tuổi: 2mg/ ngày

- Bé từ 7 - 12 tháng tuổi: 3mg/ ngày

- Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 3mg/ ngày

- Trẻ từ 4 - 8 tuổi: 5mg/ ngày

- Trẻ từ 9 - 13 tuổi: 8mg/ ngày

- Trẻ từ 14 tuổi trở lên: 11mg/ ngày đối với bé trai, 9mg/ ngày đối với bé gái.

Mỗi giai đoạn khác nhau thì trẻ cần lượng kẽm khác nhau. Giai đoạn sơ sinh được chia thành 2 giai đoạn là từ 0 - 6 tháng tuổi và từ 6 - 12 tháng tuổi.

Theo các chuyên gia, giai đoạn từ 0 - 6 tháng tuổi là giai đoạn bé sơ sinh bú sữa hoàn toàn. Trong sữa mẹ hoặc sữa công thức đã đủ lượng kẽm cần thiết cho bé, vì vậy mẹ không cần bổ sung kẽm cho bé. Giai đoạn này, bé bú sữa mẹ nên mẹ có thể ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm như thịt, cá, trứng, cua... và ăn thêm nhóm thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi... để tăng khả năng hấp thụ kẽm.

Giai đoạn sơ sinh từ 6 - 12 tháng tuổi, là giai đoạn ăn dặm của bé. Mẹ có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu kẽm, sắt, protein, vitamin C cho bé.

Đối với bé sơ sinh từ 6 - 12 tháng tuổi và các giai đoạn sau đó, bé có cần bổ sung thêm kẽm hay không và bổ sung bằng thuốc kẽm sẽ được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Mẹ không tự ý mua thuốc bổ sung cho trẻ.

Bổ sung thừa kẽm sẽ gây lên rối loạn về phản ứng miễn dịch, làm giảm chức năng của tế bào T, gây ảnh hưởng đến những phản ứng miễn dịch và cuối cùng là cơ thể có nguy cơ mắc bệnh xâm nhập tấn công hệ thống miễn dịch.

Bé đã ăn dặm có thể bổ sung kẽm bằng nguồn thực phẩm sẽ an toàn hơn [Ảnh minh họa]

Trẻ bị thiếu kẽm sẽ có các biểu hiện như biếng ăn, nôn không rõ nguyên nhân, rối loạn giấc ngủ như trằn trọc, khó ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc. Ngoài ra, trẻ chậm phát triển thể lực, trí nhớ giảm, tăng các nguy cơ mắc các bệnh như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp... Đồng thời, trẻ cũng có dấu hiệu mắc phải tình trạng tổn thương da, niêm mạc, chậm lành vết thương, các vết bỏng, loét, viêm lưỡi, rụng tóc, rụng lông...

Khi bé có những dấu hiệu thiếu kẽm này mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ chẩn đoán. Quyết định có cần bổ sung kẽm bằng đường uống hay không được chỉ định bởi bác sĩ.

Trong trường hợp trẻ được chỉ định bổ sung kẽm bằng đường uống thì lượng uống, loại thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định.

Thuốc kẽm cho trẻ chỉ được bổ sung khi có sự chỉ dẫn bởi bác sĩ [Ảnh minh họa]

Ngoài cách bổ sung kẽm cho trẻ bằng đường uống [được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa] thì bổ sung kẽm bằng chế độ dinh dưỡng cho bé hàng ngày là cần thiết. Trên thực tế, bé chỉ có thể hấp thụ được khoảng 30% kẽm từ nguồn thực phẩm hàng ngày. Vì vậy, mẹ có thể áp dụng bổ sung kẽm cho bé bằng đường thực phẩm hàng ngày.

1. Cách bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh từ 0 - 6 tháng

- Đối với trẻ sơ sinh bú bình, mẹ lựa chọn loại sữa có bổ sung kẽm, vitamin C, protein.

- Đối với bé sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ nên bổ sung thực phẩm đa dạng trong bữa ăn hàng ngày để tăng chất lượng của sữa và nguồn dinh dưỡng có trong sữa. Cụ thể mẹ nên:

Bổ sung nhóm thực phẩm giàu kẽm như thịt, cá, tôm, trứng...

Nhóm thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi...

Nhóm thực phẩm gồm các loại hạt, loại đậu, đậu nành...

Đối với mẹ được chỉ định uống kẽm và sắt thì hãy uống sắt sau 2 tiếng uống kẽm.

Bé dưới 6 tháng tuổi bú sữa mẹ là đã đầy đủ dưỡng chất [Ảnh minh họa]

2. Cách bổ sung kẽm cho trẻ từ 6 tuổi trở lên

Từ 6 tuổi trở lên bé đã có thể ăn dặm, ăn chính, lúc này chế độ dinh dưỡng và nguồn thực phẩm cho bé nên đa dạng và giàu kẽm, vitamin, khoáng chất.

- Mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, đậu nành, các loại rau xanh như bông cải xanh, cải bó xôi...

- Một số loại thực phẩm giàu kẽm như socola đen, bơ sữa, sữa chua, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt... cũng thích hợp cho bé ăn dặm.

- Lượng ăn phù hợp với nhu cầu của bé, không ép bé ăn quá no bé dễ bị nôn ói ra không đảm bảo dinh dưỡng.

Đa dạng hóa các thực phẩm giàu kẽm vào bữa ăn của trẻ [Ảnh minh họa]

Mẹ tham khảo bảng thực phẩm và hàm lượng kẽm có chứa trong 100g thực phẩm sau đây:

3. Cách bổ sung kẽm cho trẻ bằng đường uống

Đối với những trẻ được chỉ định bổ sung thêm kẽm bằng đường uống với các loại thuốc kẽm thì mẹ nên cho bé uống đúng theo liều lượng của bác sĩ.

Cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày? Mẹ cho trẻ uống kẽm 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn. Không bổ sung đồng thời với sắt.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/bo-sung-kem-cho-tre-so-sinh-bang-cach-nao-va-bao-n...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/bo-sung-kem-cho-tre-so-sinh-bang-cach-nao-va-bao-nhieu-la-tot-d285346.html

Theo Loan Trần [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Kẽm [tên tiếng anh – Zinc] là một khoáng chất vi lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Kẽm tham gia vào nhiều giai đoạn của quá trình trao đổi chất. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một trong các đối tượng có nguy cơ cao thiếu kẽm. Thiếu kẽm cũng là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng và suy giảm tình trạng miễn dịch của trẻ đây là nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Vậy kẽm có vai trò gì? Bổ sung kẽm như thế nào? Cùng tham khảo qua bài viết sau đây.

1. Kẽm là gì?

Kẽm [zinc] là vitamin và khoáng chất vi lượng thiết yếu quan trọng thứ 2 trong cơ thể. cơ thể không thể sản xuất hoặc lưu trữ nó.Trên thực tế, kẽm có mặt ở mọi tế bào. Kẽm cần thiết cho hoạt động của hơn 300 enzym [men tiêu hóa] hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tiêu hóa, chức năng thần kinh và nhiều quá trình khác

Nguồn cung cấp kẽm cho cơ thể được lấy từ thực phẩm hoặc chất bổ sung. Kẽm được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm từ thực vật và động vật hoặc thực phẩm chức năng bổ sung kẽm.

2. Vai trò của Kẽm trong cơ thể.

Kẽm cần thiết cho nhiều quá trình:

  • Biểu hiện gen
  • Phản ứng enzym
  • Chức năng miễn dịch
  • Tổng hợp protein
  • Tổng hợp ADN
  • Làm lành vết thương
  • Tăng trưởng và phát triển.

Kẽm là nguyên tố vi lượng thiết yếu thứ 2 trong cơ thể tham gia vào hoạt động của nhiều enzym chuyển hóa

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy kẽm có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

2.1. Tăng cường hệ miễn dịch 

Kẽm ảnh hưởng lên nhiều khía cạnh của hệ miễn dịch. Kẽm rất quan trọng trong việc phát triển bình thường các tế bào trung gian miễn dịch là bạch cầu trung tính và tế bào diệt tự nhiên [Natural Kill – NK]. Các đại thực bào, quá trình thực bào, sản xuất cytokine đều bị ảnh hưởng do thiếu kẽm. Thiếu kẽm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và chức năng của tế bào T và B. Bổ sung kẽm kích thích các tế bào miễn dịch cụ thể và giảm stress oxy hóa. Một đánh giá của bảy nghiên cứu đã chứng minh rằng 80-92 mg kẽm mỗi ngày có thể làm giảm thời gian của cảm lạnh thông thường lên đến 33%. Hơn nữa, bổ sung kẽm làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng và thúc đẩy phản ứng miễn dịch ở người lớn tuổi.

Kẽm tham gia vào quá trình phát triển và duy trì hoạt động của các tế bào miễn dịch của cơ thể.

2.2. Tăng cường sự phát triển 

Kẽm đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của tế bào, đặc biệt trong sản xuất các enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp ADN và ARN. Kẽm có nhiều trong não nên góp phần vào hình thành cấu trúc và chức năng của não. Thiếu kẽm nghiêm trọng có thể dẫn ảnh hướng gây nên các biến chứng như suy giảm trí nhớ, khó tập trung…Do đó thiếu kẽm ảnh hưởng đến nhận thức và tư duy nhất là trong các trường hợp đặc biệt như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Ngoài ra thiếu kẽm còn làm giảm sự nhạy cảm của vị giác làm trẻ chán ăn lười ăn đó cũng là nguyên nhân làm trẻ bị suy dinh dưỡng

Kẽm là nhân tố quan trọng tham gia vào cấu trúc nhiều enzym trong cơ thể liên quan đến tổng hợp tế bào

Bên cạnh đó kẽm còn điều hòa chức năng nội tiết của tuyến yên, sinh dục…để trẻ phát triển bình thường và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Thiếu hụt hormone sẽ kìm hãm sự phát triển của bé nhất là ở giai đoạn trẻ sơ sinh. Đây là giai đoạn tạo mọi điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển toàn diện.

2.3. Tăng tốc độ lành vết thương

Kẽm được dùng trong bệnh viện để điều trị bỏng, một số vết loét và các vết thương ngoài da khác. Do chất khoáng này đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen, chức năng miễn dịch và phản ứng viêm.

Trên thực tế, da có chứa một hàm lượng kẽm tương đối cao khoảng 5% so với lượng kẽm trong cơ thể. Thế nên sự thiếu hụt kẽm sẽ làm vết thương chậm lành hơn những việc bổ sung kẽm sẽ giúp thúc đẩy quá trình hồi phục của vết thương.

Kẽm là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trong trong cơ thể. Nó cần thiết cho sự phát triển và phân chia của tế bào, chức năng miễn dịch, phản ứng enzym, tổng hợp ADN và sản xuất protein.

Kẽm tương tác với hệ miễn dịch, nâng cao tốc độ lành thương và phục hồi khi trẻ gặp tình trạng tiêu chảy

3. Trường hợp nào nên bổ sung kẽm cho bé

Kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của bé nên bổ sung kẽm là điều hết sức cần thiết. Cần bổ sung kẽm cho trẻ khi trẻ có các biểu hiện thiếu kẽm như

3.1. Trẻ có các biểu hiện chán ăn, biếng ăn, chậm lớn

Kẽm tham gia vào hoạt động của hơn 300 enzym hỗ trợ quá trình trao đổi chất tăng tổng hợp protein cho cơ thể. Bổ sung kẽm sẽ giúp thúc đẩy  sự phát triển của cơ xương, trí não của trẻ nhỏ. Kẽm cần thiết cho khứu giác của bé. Bởi vì do các enzym quan trọng trong việc tạo mùi và vị. Khi trẻ thiếu kẽm giảm quá trình tổng hợp protein và làm giảm cảm giác ngon miệng của trẻ. Do đó trẻ có các biểu hiện chán ăn, biếng ăn đây là nguyên nhân khiến trẻ nhẹ cân, sung dinh dưỡng.

3.2. Trẻ có hệ miễn dịch kém

Các biểu hiện suy giảm miễn dịch của trẻ như mẩn đỏ, tiêu chảy, dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn…Do kẽm tham gia vào nhiều quá trình miễn dịch của cơ thể. Kẽm kích thích sự phát triển và biệt hoá các tế bào miễn dịch lympho B và lympho T tạo nên một hệ phòng thủ để cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, giúp cho trẻ có sức chống đỡ bệnh tật tốt.. Kẽm giúp tổng hợp và bài tiết hormon tăng trưởng của trẻ làm tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm khuẩn.

3.3. Trẻ rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy:

Trong đó tiêu chảy là một trong những biến chứng do thiếu kẽm và nguy cơ gây tử vong ở trẻ nhỏ.

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] và UNICEF khuyến nghị bổ sung 20mg kẽm hàng ngày trong 10-14 ngày đối với trẻ em bị tiêu chảy cấp và 10 mg mỗi ngày đối với trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi, để giảm mức độ nghiêm trọng của đợt bệnh và ngăn ngừa tái phát. sau đó-hai đến ba tháng, do đó giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh.

3.4. Trẻ bị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ về đêm hay khóc về đêm

Tình trạng rối loạn giấc ngủ xảy ra ở hầu hết các trẻ mà thiếu kẽm do tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng nên dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Vì vậy khi thấy tình trạng rối loạn giấc ngủ của bé cần đưa bé đến bác sĩ để xem trẻ có bị thiếu hụt kẽm không để điều trị kịp thời để tránh những di chứng.

3.5. Trẻ đang có các vết thương 

Các triệu chứng biểu hiện như: Khô da, viêm da, nám da, bóng da, dày sừng và nứt gót da hai bên, viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi, vết thương lâu lành, dị ứng, loạn dưỡng móng, viêm mé móng, tóc giòn dễ gãy…Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp collagen, chức năng miễn dịch và các phản ứng viêm. Khi thiếu kẽm thì sẽ giảm sản sinh collagen và tăng các phản ứng viêm của cơ thể.

Thiếu kẽm rất khó phát hiện bằng các xét nghiệm đo lượng kẽm trong cơ thể được được kiểm soát ổn định khó phát hiện nếu có thay đổi nhỏ. Do đó, khi trẻ thiếu kẽm thì các xét nghiệm vẫn ở mức độ bình thường .

Trẻ cần bổ sung kẽm khi có các biểu hiện: biếng ăn, nôn trớ, quấy khóc, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, suy giảm miễn dịch, khó ngủ, tổn thương da, niêm mạc,…

4. Trẻ từ bao nhiêu tháng tuổi có thể bổ sung kẽm cho trẻ em

Trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nguồn cung cấp kẽm chủ yếu từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nên ở giai đoạn này bổ sung kẽm cho trẻ bằng cách cung cấp kẽm cho mẹ lượng kẽm theo sữa mẹ để trẻ bú hoặc bổ sung kẽm từ sữa công thức. Còn đối với trẻ trên 6 tháng tuổi thì có thể bổ sung kẽm vào khẩu phần ăn của trẻ hoặc dùng viên kẽm.

Khi trẻ có các biểu hiện thiếu kẽm như trên thì bố mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để được thăm khám, đánh giá, chẩn đoán nguyên nhân và hướng dẫn điều trị. Tại đây, bác sĩ sẽ quyết định xem trẻ có nên bổ sung kẽm hay không, liều lượng bao nhiêu và thời gian dùng là bao lâu. Tùy theo thể trạng của trẻ và tình hình sức khỏe hiện tại mà có thể bổ sung kẽm bằng các cách khác nhau như từ thực phẩm, viên bổ sung kẽm…

5. Liều lượng – cách dùng kẽm cho từng nhóm tuổi

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO thì liều lượng kẽm cần bổ sung trong trường hợp bệnh lý và liều bổ sung dinh dưỡng là khác nhau.

Trong trường hợp bổ sung dinh dưỡng hằng ngày:

  • Dưới 6 tháng tuổi: 2mg/ ngày
  • Từ 7- 12 tháng tuổi:  3 mg/ ngày
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 5mg/ ngày
  • Trẻ từ 9-13 tuổi: 8mg/ ngày
  • Trẻ trên 14 tuổi: bé gái thì 9mg/ngày; bé trai thì 11mg/ ngày

Trong trường hợp điều trị bệnh lý:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 10 mg/ngày trong vòng 10-14 ngày
  • Trẻ 6 tháng tuổi trở lên: 20 mg/ngày trong vòng 10-14 ngày

Liều dùng bổ sung kẽm được phân thành 2 nhóm: bổ sung hàng ngày và điều trị bệnh lý

Đối với mỗi trẻ thì có liều dùng khác nhau tùy theo cân nặng, chiều cao của trẻ để lựa chọn liều phù hợp. Khi dùng thuốc bổ sung kẽm thì bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ thăm khám để được tư vấn liều dùng cho bé nhà mình. Với từng nhóm tuổi thì cách dùng thuốc sẽ khác nhau để mang lại kết quả điều trị cao nhất:

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì lượng kẽm hấp thu chủ yếu là theo con đường sữa mẹ. Vì vậy mẹ nên chú ý duy trì lượng kẽm nạp vào hàng ngày cho cơ thể. Mẹ có thể bổ sung bằng các thực phẩm chứa nhiều kẽm như thịt đỏ, trứng, sữa…hoặc bổ sung bằng các thuốc bổ sung kẽm
  • Trẻ từ 6 – 24 tháng đây là giai đoạn ăn dặm của trẻ mẹ có thể bổ sung các thực phẩm chứa nhiều kẽm vào khẩu phần ăn của bé. Các thực đơn chứa nhiều thực phẩm chứa kẽm sẽ bổ sung cho bé một lượng kẽm nhất định cho cơ thể.
  • Với trẻ trên 2 tuổi thì mẹ có thể vừa bổ sung lượng kẽm từ thức ăn cũng có thể dùng các viên kẽm. Khi lựa chọn viên kẽm bố mẹ nên chú ý đến dạng bào chế để giúp trẻ dễ hấp thu phù hợp với bé nhà mình.

6. Bổ sung 9 loại thực phẩm chứa nhiều kẽm cho trẻ em

Như đã nói trên thì kẽm không được sản xuất và dự trữ được kẽm nên nguồn cung cấp kẽm cho cơ thể thường là từ ngoài vào như thực phẩm hoặc các chất bổ sung. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ khẩu phần ăn có chứa nhiều kẽm là điều mà nhiều bà mẹ quan tâm .Vậy các thực phẩm nào chứa nhiều kẽm cho trẻ?

Thực phẩm giàu kẽm

6.1. Thịt đỏ 

Gồm các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,..Thịt đỏ có hàm lượng kẽm dồi dào kể đến như 100g thịt bò có chưa 4,8 mg kẽm.Ngoài kẽm ra thì thịt đỏ còn cung cấp các thành khác như Vitamin B, sắt,.. Mẹ không nên chế biến thịt quá nhiều để đảm bảo hàm lượng kẽm không bị hao hụt đi các chất.

6.2. Động vật có vỏ

Động vật có vỏ như tôm, cua, hàu,…Đây là nguồn cung cấp kẽm ít calo và lành mạnh nên mẹ có thể suy nghĩ lựa chọn để đa dạng khẩu phần ăn của con. Mẹ cũng nên lưu ý xem trẻ có bị dị ứng với các loại này không trước khi sử dụng.

6.3. Các loại hạt

Hạt là thành phần bổ sung kẽm một cách lành mạnh cho cơ thể đặc biệt là cơ thể trẻ. Các hạt có chứa kẽm như hạt bí, hạt vừng, hạt đậu phộng…Tùy từng loại hạt mà có hàm lượng kẽm khác nhau. Các hạt ngoài bổ sung lượng kẽm còn góp phần bổ sung các chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất; các loại hạt cũng là một lựa chọn mà các mẹ nên dùng cho bé.

6.4. Cây thuộc họ đậu

Các loại rau họ đậu như đậu hà lan, đậu tương, đậu xanh…cũng cung cấp một lượng kẽm đáng kể cho cơ thể. Tuy nhiên trong các cây họ đậu có phytates đây là chất chống hấp thụ kẽm và các chất khoáng khác. Do đó lượng kẽm sẽ bị giảm hấp thu khi ăn các thực phẩm chứa nhiều kẽm. Thay vào đó có thể dùng đậu mầm ngâm hoặc đậu lên men để tăng tính khả dụng của khoáng chất.

6.5. Sữa

Các thực phẩm như phô mai và sữa cung cấp một loạt các chất dinh dưỡng, bao gồm kẽm. Sữa và phô mai là hai thực phẩm chứa một lượng kẽm nhất định cho cơ thể bé. Ngoài ra, kẽm có trong sữa và phô mai có tính khả dụng cao, có nghĩa là hầu hết kẽm trong các loại thực phẩm này có thể được cơ thể hấp thụ tối đa. Bên cạnh đó sữa hay phô mai cũng cung cấp cho bé các chất khác như vitamin D, canxi, protein rất có lợi cho những trẻ còi xương, suy dinh dưỡng.

6.6. Trứng

Mặc dù trứng không chứa một lượng kẽm lớn như một số thực phẩm khác, nhưng nó cũng cung cấp cho cơ thể bé một lượng kẽm khi ăn. Theo nghiên cứu 1 quả trứng lớn chứa khoảng 5% lượng kẽm yêu cầu của ngày. Nó còn cung cấp các thành phần khác cho cơ thể trẻ như vitamin và khoáng chất như vitamin B, selen. Trứng là thực phẩm thông dụng và dễ chế biến nên mẹ có thể cân nhắc sử dụng.

6.7. Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, gạo và yến mạch…đều có chứa kẽm. Giống như các loại đậu, ngũ cốc có chứa phytates, một yếu tố làm giảm khả năng hấp thụ kẽm của cơ thể. Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều phytates hơn các thực phẩm đã chế biến và có khả năng sẽ cung cấp ít kẽm hơn. Tuy nhiên, ăn ngũ cốc nguyên hạt sẽ tốt hơn cho sức khỏe và chúng cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, vitamin B, magie, sắt, phốt pho, mangan và selen.

6.8. Một số loại rau

Thường các loại rau thì không cung cấp lượng kẽm dồi dào như các thực phẩm trên. Nhưng vẫn khuyến khích các mẹ nên bổ sung rau vào khẩu phần ăn của bé. Các loại ra tuy có lượng kẽm thấp nhưng chúng giúp bé bổ sung nhiều chất như chất xơ, chất khoáng và hàng loạt các vitamin A, D, E… Việc dùng rau sẽ giúp trẻ hạn chế một số bệnh về tiêu hóa và da niêm mạc.

6.9. Socola đen

Socola đen chứa lượng kẽm hợp lý. Trên thực tế, một thanh sôcôla đen 100gr chứa 3,3 mg kẽm, cung cấp 30% lượng yêu cầu của cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, trong 100 gram sô cô la đen cũng chứa tới 600 calo. Mặc dù có thể nhận được một số chất dinh dưỡng từ việc ăn socola đen, nhưng nó không phải là thực phẩm mẹ nên dùng cho trẻ để cung cấp cho bé.

Trên đây là một số thực phẩm chứa nhiều kẽm mẹ có thể cân nhắc lựa chọn các thực phẩm tốt và an toàn cho bé. Tuy nhiên mẹ cũng cần chú ý xem bé có bị dị ứng với các loại thực phẩm này không trước khi dùng cho trẻ.

7. Nguy cơ và độc tính khi dùng quá liều kẽm

Kẽm là chất khoáng vi lượng quan trọng cho sự phát triển của bé từ thể chất đến trí tuệ. Trẻ em là một trong các trường hợp có nguy cơ cao thiếu hụt kẽm nên việc bổ sung kẽm cho trẻ là điều cần thiết. Nhưng khi bổ sung quá liều sẽ dẫn đến ngộ độc cho trẻ. Đối với trẻ em liều 25-50 mg/ ngày sẽ gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính. Khi quá liều kẽm sẽ gây ra các tình trạng như biếng ăn, nôn và rối loạn tiêu hóa, cản trở hấp thu sắt. Vì vậy bổ sung kẽm cho trẻ cần lưu ý để tránh thừa kẽm hoặc thiếu kẽm:

  • Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ
  • Nên lựa chọn thực phẩm bổ sung kẽm thay vì dùng viên kẽm
  • Không dùng các chất bổ sung kẽm thay cho bữa ăn hàng ngày của trẻ
  • Chú ý đến liều dùng phù hợp với tuổi của trẻ

Dùng quá liều kẽm trong thời gian dài có thể gây tình trạng ngộ độc cấp và mạn: nôn ói, chán ăn, da nhợt nhạt, cản trở hấp thu sắt, rối loạn tiêu hóa,…

8. Bổ sung kẽm cho bé trong thời gian bao lâu? Có nên dùng kéo dài

Theo thể trạng của từng trẻ mà thời gian dùng kẽm sẽ khác nhau nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên bổ sung 10-14 ngày đối với trường hợp dùng kẽm điều trị tiêu chảy cấp. Có thể dùng duy trì kẽm cho trẻ từ 2 – 3 tháng [thông thường 1kg cân nặng cần bổ sung 0,5 – 1,5mg kẽm] trong trường hợp hỗ trợ hàng ngày với liều thấp.

Thời gian bổ sung kẽm có thể ngắn lại hoặc kéo dài hơn phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Phụ huynh cũng không nên tự ý bổ sung kẽm cho bé mà cần sự tư vấn cụ thể từ các nhân viên y tế. Bởi vì tình trạng thừa kẽm cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.Thời gian bổ sung kẽm tốt nhất là sau bữa ăn 30 phút đây là thời gian phù hợp tăng hấp thu kẽm và giảm đào thải ra khỏi cơ thể.

Nên dùng kẽm trong: * 10 – 14 ngày khi dùng cho tiêu chảy cấp * 2-3 tháng khi dùng hỗ trợ liều thấp hàng ngày

Lưu ý là không dùng kẽm kéo dài vì khi bổ sung kẽm trong thời gian dài sẽ làm mất cân bằng giữa các nguyên tố vi lượng với nhau. Bổ sung kẽm kéo dài sẽ làm cản trở hấp thu các nguyên tố vi lượng khác như canxi, sắt.. làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

TỔNG KẾT

Kẽm là nguyên tố vi lượng có vai trò trong sự phát triển của cơ thể đặc biệt là đối tượng trẻ em. Việc bổ sung kẽm là điều thực sự cần thiết cho con nếu con bị thiếu hụt kẽm. Khuyến cáo nên bổ sung kẽm cho con từ các thực phẩm chứa kẽm không nên dùng viên kẽm nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

Để biết thêm thông tin chi tiết về cách bổ sung kẽm cho bé, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

—-

[THAM KHẢO THÊM]

Bên cạnh chú ý bổ sung Kẽm cho bé, cha mẹ cũng cần chú ý giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe, nâng cao miễn dịch thông qua các sản phẩm men vi sinh [lợi khuẩn], đặc biệt các lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12.

Bifidobacterium là chi lợi khuẩn thống trị của đường ruột khi chiếm tới 90% tổng số lợi khuẩn có trong đại tràng [ruột già]. Ruột già được biết là bộ máy có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến sự ổn định của đường tiêu hóa. Thực nghiệm đã chỉ ra, bổ sung chủng lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy, biếng ăn vì:

  • Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 giúp trẻ mau chóng thiết lập hệ sinh thái ổn định trong đường ruột.
  • Lợi khuẩn nhanh chóng cạnh tranh vị trí bám dính trên niêm mạc, chiếm chất dinh dưỡngtiết chất kháng vi sinh vật tự nhiên loại trừ các hại khuẩn gây bệnh.
  • Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12® bám dính vào các tế bào nhung mao niêm mạc ruột giúp tạo hàng rào bảo vệ kép bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Đồng thời, lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12® giúp tăng tiết chất nhầy niêm mạc ruột, có nhiệm vụ giữ các chất độc hại do vi khuẩn tiết ra và hấp thu chúng. Ngăn ngừa sự tiêm xúc trực tiếp của niêm mạc ruột với chất độc, giảm sự kích ứng và tình trạng viêm ruột.
  • Bên cạnh đó, lợi khuẩn hỗ trợ tăng tiết ra những enzym cần thiết để thúc đẩy tốc độ tiêu hóa kích thích trẻ ăn uống ngon miệng, cải thiện tình trạng chán ăn, biếng ăn.

IMIALE - LỢI KHUẨN SỐNG - GẮN ĐÍCH BIFIDOBACTERIUM BB12 TỪ ĐAN MẠCH

TPBVSK Imiale là lợi khuẩn SỐNG – GẮN ĐÍCH, chứa chủng lợi khuẩn ĐỘC QUYỀN Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch. Imiale giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh và cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

  1. Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên của nhà sản xuất lợi khuẩn hàng đầu từ Đan Mạch.
  2. Imiale chứa chủng lợi khuẩn sống, gắn đích độc quyền Bifidobacterium BB-12 – chủng lợi khuẩn hàng đầu về bằng chứng khoa học với hơn 307 nghiên cứu lâm sàng quốc tế
  3. Bifidobacterium BB1 được chứng nhận và khuyên dùng bởi các tổ chức uy tín: FDA, EFSA, ESPGHAN [Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu]
  4. Giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải hiện hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường tiêu hóa. Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Sản phẩm được sử dụng cho trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột: tiêu chảy, phân sống, táo bón, bụng đầy, khó tiêu, trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.

Hotline tư vấn: 19009482 hoặc 0967629482

Dược sĩ Tuyết Thanh đã có hơn 10 năm năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhi khoa, đặc biệt lĩnh vực tiêu hóa, dinh dưỡng, da liễu nhi khoa. Hiện tại Dược sĩ Tuyết Thanh đảm nhiệm vị trí tư vấn tại Imiale Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề