Cách bố thí cúng dường

MỤC LỤC
  1. CÁCH PHÂN BIỆT TỪ THIỆN-BỐ THÍ & CÚNG DƯỜNG
    1. Từ thiện là gì?
    2. Vậy bố thí là thế nào?
      1. Vậy bố thí có khác từ thiện hay không?
    3. Cúng dường là gì?
  2. Bố thí và Cúng dường
    1. Các tìm kiếm liên quan đến Từ Thiện
    2. Các tìm kiếm liên quan đến Bố Thí
    3. Các bài viết liên quan đến Bố Thí
      1. Phước báu của người bố thí áo phao CsNH
      2. BỐ THÍ LÀ TÂM HẠNH CĂN BẢN
      3. Ý nghĩa chân thật của Bố Thí
      4. Cách phân biệt Từ Thiện-Bố Thí & Cúng Dường
    4. Các tìm kiếm liên quan đến Cúng Dường
    5. Các bài viết liên quan đến Cúng Dường
      1. Pháp Cúng Dường đơn giản Mật Tông Kim Cương thừa
      2. Tại sao cúng dường cho Bậc Chân Tu thì có phước báu lớn?
      3. Cúng dường Tam Bảo-Trai Tăng là gì?
      4. Cách phân biệt Từ Thiện-Bố Thí & Cúng Dường

CÁCH PHÂN BIỆT TỪ THIỆN-BỐ THÍ & CÚNG DƯỜNG

Lâu nay chúng ta đã nghe nói đến nhiều về ba cụm từ này, nhưng hôm nay tôi sẽ đi vào phân tích sâu hơn, để giúp Quý Vị hiểu rõ hơn.

Từ thiện là gì?

  • Từ nghĩa là sự yêu thường, lòng thương không vụ lợi đối với các chúng sinh khác.
  • Thiện là những việc làm tốt đẹp, lợi ích.

Vậy từ thiện hay nói đầy đủ là đi làm từ thiện, nghĩa là vì lòng thương xót đến những chúng sinh đang khốn khổ.

Sau đó Quý Vị tìm cách để giúp họ bớt khổ tạm thời như thấy người đói không có cái ăn Quý Vị mua cho họ ổ bánh mì, hay cho tô hủ tiếu, hoặc thấy ở miền trung bị bão lũ, rồi họ hư nhà cửa, mất tài sản, nhưng khó mà vượt qua được, sau đó Quý Vị cùng nhau quyên góp tiền để đến cho họ, .

Tất cả những việc làm tốt đẹp xuất phát bằng tâm từ ấy thì được gọi là từ thiện.

Vậy bố thí là thế nào?

  • Bố nghĩa là phân tán, ban ra, cho khắp.
  • Thí nghĩa là giúp, cấp cho, ban cho.

Vào thời xưa những gia đình giàu có họ hay mở các đợt phân phát lương thực cho người nghèo người đói với quy mô lớn.

Mỗi lần họ cho là cả xóm hay cả một vùng được hưởng, nghĩa là số lượng người được giúp đỡ rất nhiều.
Nên mới gọi là bố thí.

Ngày nay chúng ta hay lạm dụng và dùng từ này đôi khi chưa đúng lắm.
Như cho người ăn xin 2 ngàn thì cũng gọi là bố thí thì chưa phải cho lắm.

Vậy bố thí có khác từ thiện hay không?

Nếu bố thí có tâm từ và quy mô lớn thì cũng chính là việc từ thiện rồi.
Từ thiện là ý nói chung chung, cho ít, cho nhiều gì thì cũng gọi là việc từ thiện cả.

Và cuối cùng là cụm từ Cúng dường.

Cúng dường là gì?

  • Cúng nghĩa là cấp, cho, dâng hiến.
  • Dường nghĩa là kế tự, hay nối tiếp.

Cúng dường hay nói đầy đủ là Cúng Dường Tam Bảo là việc người tín thí dâng cúng các nhu yếu cần thiết để giúp chánh pháp của Phật mãi tồn tại lâu dài ở thế gian.

Cúng dường đầy đủ phải bao gồm đủ bốn loại cúng dường [hay gọi là tứ sự cúng dường].
Gồm thực phẩm, quần áo, thuốc men, và sàng tọa [dụng cụ để toạ thiền] có thể có thêm chiếc mùng để che chắn muỗi.

Việc cúng dường Quý Vị có thể thấy có sự khác so với bố thí và từ thiện. Đó là tâm người cúng thường phải khởi lòng tôn kính [với Phật hay với các Bậc Thánh], hoặc kính trọng người được cúng và mong mỏi các Vị ấy nhận cho, để người cúng có phước báu.

Việc này sẽ khác với Quý Vị cho người nghèo khốn khổ hay thiếu thốn.

Ở những bài sau nếu đủ duyên tôi sẽ phân tích sâu hơn về các phước báu sẽ phát sinh nhiều hay ít tùy thuộc vào người nhận của đóng góp của Quý Vị.

  • Như Quý Vị cho con gà ăn, cho trẻ mồ côi, cho người ăn nhậu nghèo, cho người trộm cướp, cho Bậc Tu Hành chân chính, cho người giả tu,. thì phước báu ra sao?
  • Các tâm niệm khởi phát khi cho đi thì tạo ra quả phúc ra sao?
  • Như cho mà kiêu ngạo, cho mà cầu phước, cho với sự kính trọng nhiều, ít, cho rồi kể công, hay cho rồi quên công,..
  • Các tâm niệm khi cho ấy phát sinh phước sai biệt thế nào?

Xem bài: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng phước khi bố thí từ thiện

Nam Mô A Di Đà Phật.

Cư sĩ Nhuận Hòa


FB Tu học mỗi ngày

Bố thí và Cúng dường

Sống, phải làm việc thiện,
Mà không mong đợi gì.
Việc thiện giúp tâm sáng,
Hỷ Xả và Từ Bi.

Bi là giúp người khác
Thoát nỗi khổ cuộc đời.
Từ đem niềm vui đến
Cho tất cả mọi người.

Làm việc thiện, chủ yếu
Là bố thí, cúng dường.
Không toan tính, vụ lợi,
Trọn vẹn tình yêu thương.

Bố thí là gieo thiện,
Gieo mầm đức, sau này
Người gieo hái quả phước
Từ việc làm hôm nay.

Bố thí không nhất thiết
Giá trị lớn, hoặc nhiều,
Để cúng dường Tam Bảo,
Và giúp đỡ người nghèo.

Phật dạy, giúp kẻ khó
Trong cuộc sống đời thường
Là việc làm kính Phật,
Cũng một dạng cúng dường.

Bố thí phổ biến nhất
Là cho tiền, thức ăn,
Tức tài thí, vật thí,
Đáng quý và rất cần.

Nhưng quan trọng hơn cả
Là Pháp Thí, tức là
Giúp người khác cùng hiểu
Và theo Phật Thích Ca.

Vì người biết theo Phật
Là người sống có tâm,
Xa lánh những điều ác,
Giúp hạt thiện nảy mầm.

Pháp Thí là phổ biến
Giáo lý Phật Thích Ca
Bằng viết hoặc in sách,
Phân phát cho mọi nhà.

Giúp một người hiểu biết,
Thì về sau người này
Sẽ giúp tiếp người khác
Hiểu cái đúng, cái hay.

Cứ thế, chân lý Phật,
Bác ái và từ bi,
Sẽ dần dần lan tỏa,
Chiến thắng Tham Sân Si.

Cuối cùng Vô Úy Thí
Là đem lại tình thương,
Niềm vui, sự tĩnh tại
Trong cuộc sống ngày thường.

Thí chủ sẽ tìm cách,
Bằng lời dạy, lời khuyên,
Giúp người khác nghị lực,
Niềm tin và bình yên.

Tóm lại, như Phật dạy,
Làm bố thí giúp người
Là việc làm đẹp nhất
Suốt trong cả kiếp người.

Đức Phật cũng từng dạy:
Cứu được một mạng người
Hơn xây bảy chùa lớn,
Dù cao đẹp nhất đời.

Giá trị của bố thí
Không ở ít hay nhiều,
Mà ở lòng thí chủ,
Ở tình thương, tình yêu.
*
Xưa, có cô gái nọ
Sống bằng nghề ăn xin.
Một lần, đứng trước cửa
Ngôi chùa ở làng bên.

Qua cánh cổng, cô thấy
Các sư ngồi trong sân,
Chia những thứ ít ỏi
Mới xin được cùng ăn.

Dẫu là người hành khất,
Nhịn suốt ngày là thường,
Cô vẫn thấy ái ngại,
Và chợt muốn cúng dường.

Cô sờ túi, thất vọng,
Tiền chỉ đúng một đồng.
Biết mua gì vào cúng,
Ai được ăn, ai không?

Cuối cùng cô quyết định
Mua một bát muối đầy,
Các sư ăn sẽ đủ,
Thậm chí được mấy ngày.

Sư trụ trì biết chuyện,
Liền mời cô vào chùa,
Tiếp rước như Bồ Tát,
Dùng cả lọng tua rua.

Nhờ sự cúng dường ấy,
Cô gái này về sau
Trở thành vợ hoàng tử,
Cao quý và rất giàu.

Một hôm, cô cho chở
Cả một xe vàng đầy
Vào dâng ngôi chùa ấy.
Thế mà rồi lần này

Sư trụ trì đón tiếp
Không khác khách bình thường,
Bất chấp sự giàu có,
Địa vị người cúng dường.

Cô hỏi thì Ngài đáp:
Bát muối đầy ngày xưa
Là những gì cô có,
Thành tâm dâng nhà chùa.

Còn bạc vàng, châu báu
Cô dâng cúng hôm nay,
Tất nhiên chùa đa tạ,
Nhưng tiền cúng lần này

Là tiền của nhà nước,
Tức là tiền của dân.
Cô chỉ thay mặt họ
Để cúng dường cầu thân.

Thái Bá Tân

*

Om Mani Padme Hum

//www.facebook.com/110397320314103/posts/199168028103698

FB: Quan Âm Bồ Tát Om Mani Padme Hum

Các tìm kiếm liên quan đến Từ Thiện

  • Bài viết hay về từ thiện
  • Làm từ thiện ở đầu/như thế nào?
  • Những việc làm từ thiện
  • Chương trình/Hội/Quỹ từ thiện

Các tìm kiếm liên quan đến Bố Thí

  • Tại sao phải bố thí
  • Nhân quả/Công đức/Lợi ích của bố thí
  • Các loại bố thí-7 cách bố thí
  • Cách bố thí tạo phước
  • Bố thí cho người nghèo

Các bài viết liên quan đến Bố Thí

Phước báu của người bố thí áo phao CsNH

BỐ THÍ LÀ TÂM HẠNH CĂN BẢN

Ý nghĩa chân thật của Bố Thí

Cách phân biệt Từ Thiện-Bố Thí & Cúng Dường

  • 1
  • 2
  • 3
  • 946

Các tìm kiếm liên quan đến Cúng Dường

  • Vật phẩm cúng dường Phật
  • Phước đức cúng dường
  • Lục cúng dường gồm những gì
  • Cúng dường chùa
  • Cúng dường gạo cho chùa
  • Lục cúng dường là gì
  • Lợi ích của việc cúng dường Tam Bảo
  • Bài cúng dường Tam Bảo

Các bài viết liên quan đến Cúng Dường

Pháp Cúng Dường đơn giản Mật Tông Kim Cương thừa

Tại sao cúng dường cho Bậc Chân Tu thì có phước báu lớn?

Cúng dường Tam Bảo-Trai Tăng là gì?

Cách phân biệt Từ Thiện-Bố Thí & Cúng Dường

  • 1
  • 2
  • 3
  • 415
Tags: bố thíCư Sĩ Nhuận Hòacúng dườnggia đìnhgiàu cóphúc đức phước báutu hànhtừ thiện

Video liên quan

Chủ Đề