Cách chăm sóc da sau khi đốt laser

Điều trị các vấn đề về da bằng tia laser là liệu trình làm đẹp được nhiều phụ nữ áp dụng. Vậy cần chăm sóc da sau laser như thế nào để đảm đảm được hiệu quả? Hãy cùng Tập đoàn thể thao Elipsport tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Làm đẹp là một trong những vấn đề rất được chị em quan tâm. Trong số đó, trị liệu da bằng tia laser là công nghệ hiện đại và mang đến nhiều hiệu quả tuyệt vời. Những lưu ý sau đây sẽ rất quan trọng với những bạn nào đang có ý định điều trị các vấn đề về da bằng tia laser. Biết cách chăm sóc da sau laser sẽ giúp làn da của bạn hồi phục nhanh chóng, trả lại vẻ đẹp hoàn hảo.

1. Tác dụng phụ của công nghệ điều trị da laser

Laser là công nghệ điều trị da mạnh mẽ mang đến nhiều điều kỳ diệu cho làn da. Tuy nhiên, sau khi điều trị tái tạo bề mặt da bằng phương pháp laser, bạn cần phải kiên nhẫn. Thời gian ban đầu, làn da của bạn sẽ bị kích ứng, sưng tấy và mẩn đỏ. Đến khi lớp da mới nổi lên, phần da cũ sẽ bị khô và bong tróc. Quá trình này sẽ diễn ra từ 5 đến 7 ngày và bạn không được chạm hay chà xát lên da mà phải để da tự chữa lành.

Điều trị laser có thể khiến da mặt bạn bị kích ứng

Quá trình tái tạo bề mặt da bằng phương pháp laser có thể dẫn đến một số tác dụng phụ khác nhau như:

  • Đỏ, sưng và ngứa da: Tình trạng này có thể xảy ra dữ dội và kéo dài trong vài tháng. Nếu làn da bạn trước khi điều trị bị bệnh trứng cá đỏ thì da có thể bị mẩn đỏ.
  • Mụn: nếu dùng kem và băng dày lên mặt sau điều trị laser thì bạn có thể bị nổi mụn thịt trên vùng da được điều trị.
  • Một số triệu chứng nhiễm trùng gây ra bởi nhiều nguyên nhân như virus, bi khuẩn, nấm. Bạn cũng có thể bị nhiễm trùng do virus herpes gây mụn rộp ở vùng môi.
  • Màu da bị thay đổi trở nên sẫm màu hơn so với trước khi điều trị do tăng giảm sắc tố. Tình trạng này có thể xảy ra sau khi laser vài tuần.
  • Sẹo
  • Xoay mí mắt: Việc tái tạo da mặt bằng laser bóc tách gần dưới mí mắt hiếm khi dẫn đến tình trạng mí mắt bị lệch ra ngoài khiến bề mặt bên trong lộ ra.

2. Tại sao bạn cần chăm sóc da sau laser?

Cách chăm sóc da sau khi bắn laser CO2 đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó sẽ tác động trực tiếp đến kết quả điều trị của bạn. Có rất nhiều bạn bỏ qua các bước chăm sóc da này hoặc chăm sóc không đúng cách. Chúng đều có ảnh hưởng không tốt đến làn da của bạn. Một vài trường hợp có thể xảy ra bao gồm:

  • Lớp mài trên da bị bong sớm để lại những vết thâm.
  • Da mặt được vệ sinh không đúng cách khiến da bị mẩn ngứa hoặc xuất hiện nhiều mụn.
  • Chống nắng cho da mặt không tốt dẫn đến nám da, sạm da.
  • Dùng những sản phẩm không phù hợp khiến da bị tổn thương, dễ kích ứng.

Chăm sóc da sau laser giúp bạn nâng cao tối đa hiệu quả điều trị

3. Cách chăm sóc sau điều trị laser và các bước thực hiện

3.1. 24 tiếng sau khi điều trị phương pháp laser

Sau khi điều trị laser 24 tiếng đầu, bạn hãy dùng túi chườm lạnh để giúp làn da ửng đỏ và nóng rát dịu lại. Các bước thực hiện túi chườm như sau:

  • Sử dụng vài miếng gạc y tế sạch đã thấm nước và bỏ vào túi zip nilon.
  • Để túi vào ngăn mát tủ lạnh sạch sẽ trong vòng 2 giờ.
  • Khi sử dụng túi chườm, bạn dùng nước muối sinh lý để vệ sinh 2 mặt của túi thật sạch rồi chườm lạnh lên toàn bộ gương mặt. 
  • Mỗi lần chườm lạnh, bạn thực hiện 15 phút, các lần chườm cách nhau 2 tiếng.

3.2. 3 ngày sau khi điều trị chăm sóc da bằng laser

Cách chăm sóc da sau điều trị laser trong 3 ngày đầu tiên là bạn chỉ nên dùng nước muối sinh lý hoặc nước đun sôi để nguội để rửa mặt. Trước khi rửa mặt, bạn cần rửa tay thật sạch rồi đổ một lượng nước muối sinh lý vừa đủ vào chậu nhỏ, nhúng băng gạc trực tiếp vào rồi nhẹ nhàng lau lên da. Cuối cùng, bạn sử dụng gạc khô hoặc khăn sạch mềm thấm lại cho khô da.

3.3. Sau khi điều trị chăm sóc da sau laser từ ngày 4

Bạn hãy chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ để tránh làm da bị tổn thương

Từ ngày thứ 4 trở đi, bạn đã có thể sử dụng sữa rửa mặt để làm sạch da mặt. Nước muối sinh lý không thể lấy đi hoàn toàn các bụi bẩn trên da mặt của bạn. Mặc dù vậy, bạn vẫn cần chọn loại sữa rửa mặt y khoa dịu nhẹ không có nhiều bọt và không có hạt. Bạn hãy nhẹ nhàng rửa mặt để tránh gây bong tróc, trầy xước lên da làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Ở giai đoạn này, mỗi ngày bạn hãy sử dụng kem dưỡng ẩm 2 lần. Các thành phần của kem dưỡng ẩm sẽ giúp cấp ẩm cho da để da mau hồi phục. Nếu cảm thấy da quá nhờn thì bạn có thể ngưng sử dụng kem dưỡng ẩm.

Một bước chăm sóc da sau khi bắn tàn nhang không thể thiếu trong giai đoạn này chính là sử dụng kem chống nắng. Bạn hãy ưu tiên chọn các loại kem chống nắng dành cho da nhạy cảm với độ SPF từ 30 trở lên hoặc PA ++. Trước khi thoa kem chống nắng, bạn nên dùng kem dưỡng ẩm. Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài 30 phút và lặp lại mỗi 3 tiếng 1 lần nếu bạn phải tiếp xúc liên tục với ánh nắng. Dùng xịt khoáng mỗi ngày 2 lần sẽ giúp da bạn được bổ sung chất khoáng, cấp ẩm, bảo vệ và làm mềm da.

3.4. Từ ngày thứ 7 hoặc sau khi da đã bong mài

Sau khi da đã bong tróc, bạn vẫn nên tiếp tục sử dụng kem chống nắng và kem dưỡng ẩm đầy đủ để chăm sóc da sau khi bắn laser trị nám. Bên cạnh đó có thể kết hợp sử dụng thêm kem hỗ trợ liền sẹo để gia tăng hiệu quả cải thiện sẹo rỗ trên gương mặt của mình.

3.5. Chế độ ăn uống sinh hoạt chăm sóc da sau laser

Sau khi bắn laser trên da, bạn cần lưu ý một số thứ trong chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt như sau:

  • Uống nhiều nước [từ 2 lít mỗi ngày].
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin C như trái cây tươi hay nước ép trái cây. 
  • Không nên trang điểm hay sử dụng bất cứ loại mỹ phẩm nào trong 7 ngày đầu tiên. Những ngày tiếp theo bạn nên lựa chọn sản phẩm tẩy trang dịu nhẹ, an toàn cho da.

Cách chăm sóc da sau khi trị nám bằng laser không yêu cầu bạn phải kiêng cữ trong ăn uống hay sinh hoạt. Tuy nhiên trong thời gian này bạn chú ý hạn chế thức ăn cay, nóng, tránh thức khuya. Việc này giúp da nhanh hồi phục và đẹp trở lại.

Nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C sau khi laser

4. Những tác dụng phụ khi điều trị chăm sóc da sau laser

4.1. Đau rát, nóng, đỏ và sưng nhẹ

Đây là những trường hợp rất thường gặp. Có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Da bạn bị tổn thương do các tác động xâm lấn sâu của tia laser hoặc kim lăn. Các hiện tượng trên là những phản ứng bình thường của da trong quá trình phục hồi.
  • Phương pháp trị sẹo của bạn sử dụng tia laser có mức nhiệt cao để tác động vào sâu bên trong da. Do đó lượng nhiệt để lại trên da sẽ khiến da có những biểu hiện kể trên.

Cách khắc phục: 

  • Chườm lạnh cho da trong 24 giờ đầu tiên sau khi điều laser.
  • Đắp mặt nạ khoáng hoặc xịt khoáng để cấp ẩm và làm dịu da.

4.2. Da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời

Sau khi trị nám hay tàn nhang bằng laser, da của bạn sẽ trong tình trạng tổn thương. Đồng thời da non đang được tái tạo. Vì vậy làn da của bạn lúc này sẽ rất mỏng manh và dễ bắt nắng. Đặc biệt khi lớp mài bong ra, lớp da non không còn được bảo vệ sẽ rất dễ tăng sắc tố. Do đó bạn cần bảo vệ da thật kỹ khỏi tác động của ánh nắng mặt trời khi chăm sóc da sau bắn laser CO2.

5. Các bước chăm sóc da sau khi điều trị laser

5.1. Làm sạch da mặt sau laser

Sau khi laser, bạn cần giữ cho da mặt được sạch sẽ. Bác sĩ điều trị sẽ đưa ra quy trình làm sạch da cho bạn tùy thuộc vào vùng da laser và tình trạng da. Trong một vài ngày đầu tiên sau điều trị, bạn sẽ được khuyên nên rửa mặt bằng dung dịch giấm rất loãng hoặc nước muối sinh lý.

Làm sạch mặt là bước chăm sóc da sau laser không thể bỏ qua

Để pha dung dịch giấm loãng, bạn hãy trộn 1 thìa giấm trắng sạch trong 2 ly nước. Sau đó, bạn nhúng băng gạc vào dung dịch trên rồi thấm ướt các vùng điều trị trên mặt nhẹ nhàng. Trong vòng 1 ngày sau phẫu thuật, vùng điều trị laser sẽ có thể xuất hiện huyết thanh trong hoặc vùng chảy máu nhỏ.

Ngoài ra, bạn cần tránh chà xát tay vào vùng điều trị laser trên khuôn mặt. Nếu muốn thực hiện biện pháp phòng ngừa bổ sung cho da mặt, bạn hãy dùng chất tẩy rửa rất nhẹ, không được tẩy da chết hay dùng bất kỳ sản phẩm nào có chứa Retinol và Benzoyl Peroxide.

5.2. Thực hiện dưỡng ẩm cho da mặt

Một điều quan trọng là bạn hãy giữ cho da được cung cấp đủ nước để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Bạn hãy hỏi bác sĩ để biết chính xác những sản phẩm nên sử dụng. Ngoài kem dưỡng ẩm, bạn cũng nên dùng xịt khoáng thường xuyên để bổ sung độ ẩm cho da. Chúng sẽ tạo thành một lớp hàng rào bảo vệ cho vùng da đang lành và ngăn cản vi trùng xâm nhập.

Một số loại kem dưỡng tái tạo da sẽ giúp nâng cao khả năng tái tạo và hồi phục của da. Bạn có thể dùng sản phẩm cung cấp vitamin C để kích thích tăng sinh tế bào da, tạo lớp collagen. Tuy nhiên, bạn đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh da bị dị ứng hoặc tác dụng phụ.

5.3. Chống nắng cho da

Bạn nên tránh ánh nắng trực tiếp trong 1 tháng sau khi điều trị laser để tránh làm da chậm hồi phục. Làn da của bạn rất nhạy cảm nên bạn cần giảm nguy cơ khiến da bị tia UV làm tồi tệ thêm. Khi ra ngoài, bạn cần che chắn mặt cẩn thận và dùng kem chống nắng hàng ngày.

Hy vọng với một số mẹo chăm sóc da sau laser mà bài viết này đã giới thiệu, bạn sẽ có thể dưỡng da mặt của mình đúng cách để nâng cao hiệu quả điều trị của phương pháp này. Hẹn gặp lại trong những bài chia sẻ tiếp theo.

"Nhất dáng nhì da" - Hãy cùng Elipsport chăm sóc làn da khỏe mạnh hơn từ bên trong bằng việc tập thể dục và massage chuyên sâu. Bạn có thể lựa chọn máy chạy bộ hoặc xe đạp tập thể dục để tăng lưu thông máu. Và ghế massage để giúp thư giãn làn da, tăng cường thải độc tố để da đẹp hơn.


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Bạn nên ăn các protein lành mạnh như trứng, hải sản, thịt, đậu nành sau khi laser.

Các thành phần trong kem nghệ có thể khiến da mặt bị dị ứng dù nghệ chứa nhiều vitamin C và hoạt chất giúp da nhanh lành. Do đó, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Bạn hãy kê cao đầu khi ngủ, nằm ngửa vài tuần sau khi điều trị laser.

Bạn cần kiêng ăn đồ nếp, hải sản, thịt bò, thức ăn cay nóng, thịt gà, chất kích thích sau khi điều trị laser.

Nếu bạn bị sốt, ớn lạnh, vùng điều trị chảy nước xanh lá hoặc hơi vàng, tăng đau, tăng mẩn đỏ, chảy máu không ngừng sau khi ấn, dùng thuốc giảm đau không khắc phục được cơn đau thì bạn nên gọi ngay cho bác sĩ.

Chủ Đề