Cách chào trong lễ tân và nghi thức đối ngoại

Thái độ khi bắt tay theo phép lịch sự xã giao nên tỏ thái độ lịch thiệp, niềm nở, chân thành, không vồ vập, và không suồng sã. Trong ảnh là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bắt tay cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, ngày 22/5/2019.

Phép lịch sự xã giao là cách cư xử chuẩn mực, lịch thiệp giữa người với người trong quan hệ xã hội, thể hiện lòng tự trọng của bản thân và thái độ tôn trọng người khác của người tham gia giao tiếp.

Phép lịch sự xã giao đặc biệt quan trọng trong tiếp xúc đối ngoại, bởi người tham gia giao tiếp là đại diện quốc gia.

Cách chào hỏi

Nam chào nữ trước, người ít tuổi chào người lớn tuổi hơn, người có địa vị thấp chào người có địa vị cao hơn, người đến sau chào người đến trước, người từ ngoài vào chào người ở trong phòng, nam phải đứng lên để chào nữ, và nữ được phép ngồi để chào lại.

Khi chào miệng không nhai gì, không ngậm thuốc lá; không đút tay vào túi; không đội mũ nón, phải dùng tay bỏ mũ nón ra để chào.

Người được chào có bổn phận đáp lại lời chào.

Người chào thể hiện thái độ đúng mực, thân thiện, và lịch thiệp.

Bắt tay

Thái độ khi bắt tay nên tỏ thái độ lịch thiệp, niềm nở, chân thành, không vồ vập, và không suồng sã.

Tư thế khi bắt tay phải đàng hoàng, đĩnh đạc, không khúm núm, không cúi gập người, mắt nhìn thẳng vào người mình bắt tay, đầu hơi nghiêng về phía đối phương.

Mức độ bắt tay không được gượng gạo, hời hợt hoặc không bóp tay quá mạnh, không rung lắc, không giằng co, siết tay vừa đủ chặt được coi là phù hợp.

Thời gian bắt tay không nên quá lâu hoặc quá nhanh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp muốn thể hiện sự thân tình hoặc sự thành ý, nồng nhiệt, có thể kéo dài thời gian bắt tay hơn bình thường.

Bắt tay ngoại giao thể hiện ý chí, quyết tâm, sự đoàn kết có thể nắm tay lâu [hoặc hình thức quàng tay nhau], mục đích để ghi hình, chụp ảnh.

Quy tắc cơ bản là không chủ động bắt tay người có tuổi và địa vị cao hơn mình [trong trường hợp này có thể cúi đầu chào, nếu người đó chủ động bắt tay thì mới bắt đáp lễ]; không chủ động bắt tay người chưa quen biết mà phải chờ người giới thiệu trước hoặc mình chủ động giới thiệu làm quen rồi mới bắt tay.

Thứ tự bắt tay lần lượt, người đến trước bắt tay trước, người đến sau bắt tay sau, không đưa hai tay bắt hai người cùng lúc, không bắt tay người nọ chéo qua người kia hoặc vừa bắt tay vừa ngoảnh mặt đi.

Khi có nhiều người cùng giơ tay cho mình bắt, cần chú ý bắt tay trước với người có cương vị cao hơn, người nhiều tuổi hơn, phụ nữ trước nam giới, hai vợ chồng thì bắt tay vợ trước.

Không đứng trên bậc thang để bắt tay người đứng dưới bậc thang hoặc ngược lại.

Không đứng trong cửa bắt tay người ngoài cửa.

Đang ngồi mà có người đến chào hỏi, bắt tay, phải đứng dậy bắt tay đáp lễ.

Nếu đeo găng tay, phải tháo găng ra rồi mới bắt tay [phụ nữ không phải tháo].

Không dùng tay trái để bắt tay.

Chú ý phong tục một số nước [một số nước đạo Hồi, Thái Lan, Lào…] không bắt tay người khác giới mà chỉ chắp tay trước ngực, gật đầu.

Giới thiệu

Giới thiệu người ít tuổi cho người cao tuổi, người có địa vị thấp cho người có địa vị cao, giới thiệu nam giới cho nữ giới, giới thiệu người thân quen mình cho khách tới thăm, giới thiệu người đến sau cho người đến trước.

Thông thường, giới thiệu tên rồi chức vụ, nếu nhiều chức vụ thì giới thiệu chức vụ quan trọng nhất.

Tác phong lịch thiệp trong tiếp xúc

Thể hiện thái độ chân thành, tự nhiên, không khách khí, nhưng tránh tùy tiện, suồng sã trong tiếp xúc.

Nói chuyện điềm đạm, khiêm tốn, tế nhị, không vung tay, không dùng ngón tay chỉ trỏ người khác.

Lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người đối thoại với mình; tránh bình phẩm hoặc đề cập đến những vấn đề nhạy cảm; tránh tranh luận gay gắt hoặc nói thẳng băng, luôn dùng những câu xã giao lịch sự.

Đi, đứng trong phong thái đàng hoàng, đĩnh đạc, chững chạc, dứt khoát, không vội vàng hấp tấp cũng không quá chậm chạp; ngồi ngay ngắn, thẳng lưng.

Hình thức lịch sự, quần áo luôn được là phẳng, không nhàu nát; giầy được đánh sạch; đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ.

10 Tháng Mười Hai 2007 in HẰNG PHƯƠNG

Giao tiếp

Địnhnghĩa :

Sự tácđộng qua lại giữa người với người để thể hiện tình cảm, cảm xúc và trao đổi thông tin nhằm mục đích hiểu biết lẫn nhau và thiết lập mối quan hệ

Giao tiếp là khái niệm chung, tùy theo qui mô, tính chất, nội dung,, đôi tượng, thành phần mà có tên gọi cụ thể, cho biêt bản chất của cuộc giao tiếp đó : lên lớp, họp phụ nữ..

4 yếu tố của giao tiếp : chủ thể, mục đích-nội dung, phương tiện,hoàn cảnh

Vai trò :

  1. Thiết lập quan hệ : nhu cầu thiết yếu để tồn tại với tư cách là chủ thể trong quan hệ xã hội
  2. Thúc đẩy sự phát triển tư duy, ngôn ngữ
    1. Ngôn ngữ : tiếng nói ra đời trong quá
      trình lao động tập thể [giao tiếp], phát triển nhờ quá trình giao tiếp
    2. Tư duy : tư duy phát triển nhờ giao tiếp, trước hết từ gia đình. Giao tiếp đòi hỏi suy nghĩ, tính toán, từ đó, tư duy vận

      động

  3. Diều kiện tiến hành lao động tập thể: muốn lao động tập thể cần có giao tiếp để truyền tin à hiểu biết lẫn nhau
  4. Diều kiện phát triển tâm lý cá nhân
  5. Con người hiểu biết lẫn nhau, thiết lập quan hệ
  6. Các dân tộc, quốc gia hiểu biết lẫn nhau, cùng phát triển
  7. Thúc đẩy sự phát triển xã hội loài người

Phân loại

  1. Theo hiện diện chủ thể
    1. Trực tiếp : các chủ thể cùng có mặt
      1. i.
        Lượng thông tin đầy đủ, phong phú
      2. ii.
        Kết quả dễ biết ngay
      3. iii.
        Kịp thời điều chỉnh trước tác động của đối tượng và hoàn cảnh
      4. iv.
        Ngoài ngôn ngữ, dùng phi ngôn ngữ
      5. v.
        Dễ bị tác động của đối tượngà khó
        trình bày vấn đề
    2. Gián tiếp : các chủ thể không cùng có
      mặt, mà có sự can thiệp của người thứ 3/ các phương tiên
      1. i.
        Khắc phục khoảng cách xa xôi
      2. ii.
        Không bị tác động bởi đối tượngà dễ trình bày vấn đề
      3. iii.
        Chưa có điều kiện
      4. iv.
        Lượng thông tin không đủ, không phong phú
      5. v.Không dùng được phi ngôn từ
      6. vi.
        Không dễ biết ngay
      7. vii.
        Không điều chỉnh trước tác động hoàn cảnh
  1. Phương tiện giao tiếp
    1. a.
      Ngôn ngữ
    2. b.
      Phi ngôn ngữ

Dể giao tiếp có hiệu quả

  1. Trình độ hiểu biết nhất định
  2. Khả năng trình bày vấn đề
  3. Nắm vững nội dung, mục đích, yêu cầu
  4. Nắm được đối phương
  5. Sẵn sàng đối phó tình huống có thể xảy ra
  6. Khắc phục tật bẩm sinh, tính quên không tốt

Phép lịch sự xã giao

Định nghĩa :

phép xử sự,xử thế giữa người với người trong đời sống xã hội , thể hiện sự tôn trọng mình và tôn trọng người khác, được nhiều người chấp nhận

Ý nghĩa :

  1. Tôn trọng lẫn nhau giữa người với người, từ đó làm con người hiểu biết lẫn nhau và thiết
    lập mối quan hệ
  2. Trong giao tiếp quốc tế, phép lịch sự xã giao càng quan trọng, vì chủ
    thể giao tiếp có nhân tố người nước ngoài tham gia [có nhân tố quốc tế]
  3. Chủ thể là người đại diện quốc gia, thực
    chất là giao tiếp dân tộc

Mặc :

  1. Sạch, gọn
  2. Đẹp
  3. Khi có yêu cầu lễ phụcà bắt buộc

Chào :

  1. Thể hiện tình cảm quý mến
    1. Người có cương vị thấp chủ động
    2. Người ít tuổi chào trước
  2. Phải nhìn vào nguời đó
  3. Không chào kiểu « đi đâu đấy » như tiếng việt, chào hỏi phải
    rõ ràng, phong tục chào hỏi mỗi nước một khác
  4. khi cúi chào, cách để tay của nam và nữ cũng khác nhau, thường thì nam
    để tay bên hông, nữ có thể ngồi

Bắt tay :

  1. Phải nhìn vào người đó
  2. Không chặt không lỏng
  3. Đứng rồi mới bắt tay
  4. không bắt tay người hàng dưới qua người hàng trên
  5. Ưu tiên bắt tay
    1. Cương vị cao : bắt tay trước
      số đông
    2. Người cao tuổi
    3. Nữ
      1. i.
        xem nước đó có kiêng không
      2. ii.
        tư thế tay nữ : ngửaà bắt tay ; úpà hôn tay
      3. iii. nhẹ nhàng : nắm nhẹ đầu ngón

        tay, nhẹ nâng bàn tay lên, cúi đầu xuống, hôn nhẹ mu bàn tay

      4. iv. có thể ngồi nếu cương vị không

        chênh nhau mấy

  6. Không bắt tay khi khác bậc : trên, dưới
  7. nữ không bắt buộc bỏ găng, nam bắt buộc

Nói năng :

  1. Rõ ràng, mạch lạc
  2. Không to không nhỏ
  3. Không lắp, không ngọng
  4. Tránh ba hoa, khoác lác
  5. Giữ bí mật
  6. Không khuôn sáo

Giới thiệu

  1. Cương vị thấp cho cao
  2. Nam cho nữ
  3. It tuổi cho nhiều tuổi rôi mới làm ngược lại

Di đứng

Dàng hoàng, chững chạc

Không nhanh không chậm

Không ngang ngửa

Dúng vị trí, cương vị

Ăn uống :

  1. Nhai nhỏ không tiếng động
  2. Không hở răng hở lợi
  3. Không ăn miếng cuối cùng [người nga thì vét sạch, lấy bánh vét quanh
    đĩa rồi để lại]
  4. Không dọn khi đổ ly, súp, có người phục vụ
  5. Ngồi ăn
    1. Không tựa ngực vào bàn an
    2. Không tì khuỷu vào bàn
    3. Không rung đùi
    4. Không ngả lưng ra ghế
  6. Chuyện bàn ăn
    1. Không nói đời tư [chỉ nói ở phòng
      trà, phòng đợi]
    2. Không bệnh tật
    3. Không vệ sinh
  7. Uống
    1. Không uống say
    2. Không biết uống không bắt phải
      uống
    3. Khi chạm cốc cương vị thấp phải
      nâng cốc thấp hơn
    4. Nữ hay dùng rượu nhẹ
  8. Dụng cụ ăn
    1. Khăn
      1. i.
        Khăn ướt lau mặt đầu tiên
      2. ii.
        Khăn vàng dày, có hoa, xép đẹpà không lau mặt, để trải đùi, chỉ chấm mép nếu bị dính thức ăn
      3. iii.
        Khăn lau miệng bằng giấy, vải
    2. Bát nướcà rửa tay, không uống
    3. Dĩa, thìa, dao : để bên nào
      dùng tay bên đấy/ để ngoài dùng trước
    4. Tráng miệng : để đồ đẹp mắt,
      dọc ngang tùy ý
      1. i.
        Tự phục vụ : dao
      2. ii.
        Kem : thìa
      3. iii.
        Hoa quả làm sẵn : dĩa
    5. Uống : 3 loại ly
      1. i.
        Rượu manh : ly nhỏ
      2. ii.
        Rượu nhẹ : ly vừa
      3. iii.
        Nước khoáng, ngọt : cốc

Lễ tân ngoại giao

Dịnh nghĩa :

Lễ tân : những
nghi thức, thủ tục được nhiều người chấp nhận trong việc đón tiếp khách

Lễ tân ngoại giao : sự vận dụng tổng hợp các :

nghi thức, thủ tục, tập quán, luật lệ của quốc gia, quốc tê về lễ tân  trong hoạt
động đối ngoại
và nhằm mục đích thực hiện thái độ chính sách đối ngoại của nhà nươc

Vai trò : rất cần thiết với hoạt động ngoại giao

  1. Thể hiện thái độ chính sách đôi ngoại của nhà nước : môi hành vi lễ tân
    đều thể hiện thái độ chính trị, đường lối, chính sách đối ngoại
    1. Tạo điều kiện thuận lợi cho cac hoạt động ngoại giao khác để thể
      hiện đường lối chinh sách đối ngoại
    2. Bản thân hoạt động lễ tân xuất phát từ chính sách đối ngoại, cố
      gắng tối đa góp phần thể hiện chinh
      sách đối ngoại. Người làm lễ tân phải nắm
      vững
      chính sách đối ngoại, không để xảy ra sơ xuât ảnh hưởng lợi ích quôc
      gia. Mỗi hoạt động lễ tân, dù lớn hay nhỏ, đều thể hiện mục đích chính trị
    3. Góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia: giúp các quốc gia hiểu biêt lẫn nhau thái độ chính trị, phong tục tập quán…–>

      thúc đẩy quan hệ quốc gia

    4. 3.
      Phương tiện cụ thể hóa, thực hiện một số nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế
      1. Tôn trọng chủ quyền quốc gia
      2. b.
        Không can thiệp nội bộ
      3. c.
        Bình đẳng giữa các nước
        1. i. Treo cờ : không cao không

          thấp, không to không nhỏ

        2. ii. Ngôi thứ trong hội nghị quốc tế,

          tiệc , nghi lễ ngoại giao

        3. iii. Ưu đãi miễn trừ ngoại giao :

          cho các đoàn ngoại giao quyền ưu đãi như nhau

        4. Tăng sự tôn trọng, uy tín cho nước chủ nhà, làm các bên nhớ lâu quan hệ và
          cam kết của mình, thực hiện cam kết

Tính chất

  1. 1.
    Chính trị [thể hiện rõ nhất, là đặc điểm]
    1. Mọi hoạt động lễ tân đều nhằm mục
      đích thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của nhà nước
    2. Những hoạt động nhỏ/ lớn đều thể hiện thái độ chính trịà góp phần

      thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị

    3. Thực hiện các nguyên tắc cơ bản của
      luật pháp quốc tế
    4. 2.
      Tính quốc tế
      1. Kết hợp tính quốc gia và quốc tế,
        dân tộc và hiện đại
      2. Dề cao mình, tôn trọng người
      3. Lịch thiệp hơn lễ tân thông thường
      4. 3.
        Lịch thiệp :
        1. Hơn bình thường vì là quan hệ 2
          nước
        2. Thủ tục, nghi thức cao
        3. Vừa có tính nguyên tắc vừa linh
          hoạt
          1. Nguyên tắc : bắt buộc, nghiêm
            chỉnh thực hiện
            1. i.
              Tôn trọng khách
            2. ii. Nghiêm chỉnh tôn trọng nguyên tắc

              trong quan hệ quốc tế

            3. iii. Nắm vững, nghiêm chỉnh thực hiện

              đường lối chính sách đối ngoại của nhà nước

            4. iv. Dúng giờ : tiệc đứng : sai giờ, thiếu tôn trọng, tiệc ngồi : khó xếp chỗ ; không sớm, không

              muộn

            5. Linh hoạt : quên thư ủy nhiệmà trình phong bì

Nguyên tắc bình đẳng

có nghĩa là bình
đẳng về mặt chủ quyền, không có lớn nhỏ mà tất cả đều như nhau

Nội dung

  1. Treo cờ: khi có cờ hai nước trở lên: may như
    nhau, kích cỡ, độ cao
  2. Ngôi thứ: sắp xếp chỗ ngồi trưởng đoàn dựa
    trên nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt
  3. miên trừ ngoại giao: ưu tiên, đãi ngộ như nhau
    1. túi ngoại giao: quyền bất khả xâm phạm với túi ngoại giao.: các túi hoặc kiện hàng được gắn xi, đánh dấu trong đó có chứa tài liệu chính thức hoặc đồ vật dùng cho việc chính thức của cơ quan đại diện. Giao thông viên ngoại giao được mang theo giấy tờ chính thức chính thức xác nhận tư

      cách của họ, được nhà nước bảo hộ. Nếu gửi người chuyên chởà cơ quan ngoại giao không bị cản trở khi nhận hàng

Sắp xếp ngôi thứ

Ngôi thứ là sự sắp xếp thứ tự trên dưới của các

  1. nhà ngoại giao
  2. người đại diện quôc gia

  1. các hội nghị quốc tế,
  2. tiệc ngoại giao
  3. nghi lễ ngoại giao

Nguyên tắc: Bình đẳng và hòa thuận

  1. Không phân biệt nước lón, nhỏ,
    giàu, nghèo
  2. Sắp xếp theo vần chữ cái

Ngoài ra có:

  1. Tôn ti trật tự: người trên trước, người dưới sau [cấp bậc,
    thâm niên, vị trí công tác]
  2. Nhường chỗ: khách nước ngoài được nhường chỗ trước chủ nhà, hoặc vị trí ưu đãi
  3. Không ủy quyền: khi đại diện thì không được đối xử nh người mình đại diện, trừ phi có ủy quyền, trừ trường hợp nguyên thủ

    quốc gia

  4. 4.
    Lịch sự với nữ
  5. Cặp vợ chồng: xếp cặp theo cương vị được mời
  6. nhân vật tôn giáo: thường sau quan chức dân
    sự, song phải xem xét, tùy
  7. thứ tự chữ cái: thể hiện sự bình đẳng [ngôn
    ngữ nơi diễn ra sự kiện/ chính thức của tổ chức/ thỏa thuận các bên]

Ngôi thứ trong hội nghị quốc tế

Người đứng đầu:

Chức vị

àvần chữ cái

à quan hệ thân thiện với nước chủ nhà ;
chỉ dùng khi không có sự phản đối từ các đoàn khác

à bốc thăm

à điều lệ tổ chức

Người đứng đầu đoàn ngoại giao

Cấp bậc [Dại sứ đặc mệnh toàn quyền, công sứ
đặc mệnh toàn quyền, đại biện]

àThâm niên

Tiệc

Chú ý : Xác định

  1. 1.
    Mục đích, yêu cầu
  2. 2.
    Dối tượng
  3. 3.
    Hình thức
  4. 4.
    Thời gian, địa điểm
  5. 5.
    Mời
    1. a.
      Nhân dịp
    2. b.
      Di mời
    3. c.
      Mời ai
    4. d.
      Tiệc gì
    5. e.
      Dịa điểm, thời gian
      1. i.Dịa chỉ, điện thoại người mời [RSVP]
      2. ii.Gọi điện nhắc lại

Tiệc Ngồi : ít người, cá biệt đông người

Tầm quan trọng của sắp xếp chỗ ngồi :

  1. 1.
    Ngôi thứ ngoại giao:
    1. Ngôi thứ chính thức phải sửa kịp
      thời, đầy đủ
    2. Ngôi thứ xã giao thì linh hoạt
      1. i.
        Vợ theo chồng
      2. ii.
        Góa theo chồng trước
      3. iii.
        Có chồng trên ly dị
      4. iv.
        Phụ nữ trên thiếu nữ
      5. Quan hệ chủ khách : tôn trọng khách
        1. Tương xứng chỗ ngồi và cương vị
        2. Sơ đồ phòng tiệc
        3. Nguời phục vụ tìm chỗ
        4. Quan hệ giới : tôn trọng nữ
        5. Không khí tiệc : hòa khí

Nguyên tắc xếp chỗ

  1. Chủ chính, khách chính : chỗ sang trọng
    1. Chủ chính quán quyến toàn bữa tiệc
      1. i. Luôn có người thường trực xem chủ

        có yêu cầu gì không/ món ăn xongà dọn

      2. Khách chính ngồi vị trí danh dự
      3. 2.
        Ưu tiên
        1. a.
          Phải trước trái sau
        2. Càng gần chủ chinh khách chính càng vinh dự
        3. Người có cương vị cao
          1. i. Phiên dịch : xếp ghế lùi

            xuống một chút, tay trái người được dịch

          2. d.
            Cùng cương vịà ưu tiên nữ, người cao tuổi
            1. i.
              Nữ không xếp ở 2 đầu bànà dùng bàn tròn khắc phục
            2. ii. Nếu 2 đầu bàn không có ai ngồi, nữ

              ngồi cuốià không xếp nữ

            3. Xếp xen kẽ : chủ, khách/ nam, nữ [tương
              đối]
            4. 3.
              Tôn trọng khách

Chế độ ưu đãi, miễn trừ

Dịnh nghĩa : là chế độ đãi ngộ đặc biệt, sự ưu tiên, những điều kiện thuận lợi, dễ dàng mà nước sở tại/ nước thứ 3 dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và các thành viên của cơ quan

đó

à tạo điều kiện thuận lợi để họ thực hiện có kết quả chức năng của mình với tư cách là
nguời đại diện cho một quốc gia có chủ quyền

Quyền Bất khả xâm phạm

  1. Với cơ quan đại diện
    1. Trụ sở nhà ở : Không có đồng ý-> chức
      sắc địa phương không vào, phải đảm bảo an ninh
    2. Tài sản : không trưng thu, trưng mua
    3. Hồ sơ, tài liêu : không bắt, giữ, khám,
      được niêm phong, kẹp chỉ
    4. Phương tiện đi lại : không bắt giữ, khám
    5. 2.
      Viên chức
      1. Thư, tài liệu : thư ngỏ, không dán/ thư
        dánà gửi đường bưu điện
      2. Thân thể : không bắt giam, giữ, kể cả
        phạm trọng tội
      3. Chức trách địa phương có nhiệm vụ đảm bảo an toàn phẩm giá, thân thể của viên
        chức ngoại giao

Miễn thuế ; Miễn khám

  1. Thuế : Theo công ước Vienne 61 : cơ
    quan đại diện và viên chức ngoại giao được miên thuế với hàng do nước sở tại quy định
    1. a.
      Dồ sinh hoạt
    2. Hàng nhất định
    3. Sô lượng, trọng lượng nhất định
    4. Khám hành lý : miên nếu không có hàng cấm xuất, nhậpà chức trách chỉ khám khi biết dchắc có hang cấm
      1. Khám không có gìà người khám chịu trách nhiệm với nước sở tại
      2. Khám có thấyà viên chức chịu trách nhiệm trước cơ quan nước gửi đi và cơ quan nước
        sở tại

Quản lý xuất nhập cảnh

Khái
niệm
: chức năng quản lý về xuât nhập cảnh của
người/ phương tiện giao thông/ hàng hóa, vật phẩm khác…

à bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc giaà yêu cầu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mỗi quốc gia

  1. Hoàn toàn do luật định
  2. Thuộc chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia
  3. Là vấn đề chủ quyền quốc gia

Vai trò

Bảo vệ chủ quyền, an ninh, phục vụ …

Bộ phận của công tác lãnh sự

Nguyên
tắc

  1. Chủ quyền và an ninh quốc gia: luật quản lý xuất nhập cảnh, hiệp định các nuocs
  2. Phục vụ lợi ích kinh tế, chính
    trị
    của đất nước: nhanh , thuận lợi
  3. 3.
    Có đi có lại

One Reply

1 Top posts of the day 17/12/2007 – 07:06:27 « Top Blog Việt [archive] Pingback on Tháng 12 17th, 2007 at 4:10 sáng

[…] Lễ tân ngoại giao Giao tiếp Định nghĩa : Sự tác động qua lại giữa người với người để thể hiện tình cảm, […] […]

Video liên quan

Chủ Đề