Cách chưa bột bánh bao không nở

Một trong những sai lầm mà người làm bánh hay mắc phải đó là không làm nóng lò nướng trước khi cho bánh vào nướng.

Vì vậy, đảm bảo bánh được nướng nở đều, thơm ngon, thì trước hết bạn cần bật lò nướng trước trong khoảng 10 - 15 phút để lò đủ độ nóng rồi hãy cho bánh vào nướng nhé!

Không để ý chế độ nướng

Lại thêm một vấn đề dễ mắc phải trong quá trình nướng khiến bánh không nở được như mong muốn đó là để sai chế độ nướng bánh.

Lò nướng có 3 chế độ bật thanh nhiệt gồm: trên, dưới và cả hai. Thông thường, bánh luôn được nướng ở chế độ 2 thanh nhiệt, trừ một số trường hợp đặc biệt ghi trong công thức thì ta mới phải thay đổi chế độ này.

Đồng thời, mỗi lần trước khi bật lò nướng, bạn nên kiểm tra kỹ lại chế độ đã bật xem có thích hợp chưa.

Tránh trường hợp nhầm lẫn do lần trước thực hiện đã thay đổi chế độ thanh nhiệt hay có người khác vặn lò nhưng quên chỉnh lại làm bánh bị hỏng.

Trộn bột quá kỹ

Có thể nói, đây là lỗi mà nhiều người vướng phải nhất và cũng thường xuyên xảy ra nhất vì tâm lý sợ trộn chưa đủ.

Vì vậy, khi trộn bột, bạn nên đọc kỹ công thức để biết được khi nào bột cần phải trộn nhẹ tay, trộn mạnh tay, trộn từ từ hay trộn nhanh tay,... sao cho phù hợp.

Còn ngoài ra, việc thực hiện nhẹ hay mạnh tay ở cường độ nào, nhanh hay chậm ở tốc độ ra sao, thì sẽ do kinh nghiệm khi làm bánh nhiều mà tích góp được.

Để bột ở ngoài quá lâu trước khi cho vào lò

Khi làm các loại bánh ngọt, người ta thường sử dụng các loại bột nở hoặc dùng phương pháp đánh bông trứng bằng máy đánh trứng.

Vậy nên, khi vừa đổ bột vào khuôn, bạn cần cho bột vào lò nướng đã làm nóng ở nhiệt độ thích hợp ngay lập tức.

Vì nếu khi đã đổ bột xong, bạn mới bật lò nướng và chờ một khoảng thời gian để lò nóng, điều này khiến bánh có khả năng cao khi nướng sẽ không nở và bị hỏng bánh.

Tự ý thay đổi nguyên liệu trong công thức

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn tự ý thay đổi nguyên liệu trong công thức như: do nguyên liệu đó hết nên phải thay thế bằng nguyên liệu khác hay bỏ hẳn luôn mà không cần thay thế,...

Ví dụ như có nhiều người khi nghe tên sẽ nghĩ men nở và bột nở là giống nhau, nên nếu không có men nở thì cứ thay thế bột nở cũng sẽ không khác gì. Nhưng đó là suy nghĩ sai lầm đấy bạn nhé! Việc thay thế này sẽ ảnh hưởng đến độ nở cũng như màu sắc khi bánh thành phẩm đấy!

Vì vậy, các bạn cần lưu ý là tuyệt đối không được tự ý thay đổi hay thêm bớt nguyên liệu khi chưa biết rõ công dụng của từng loại.

Bạn chỉ nên thay thế những nguyên liệu có thể thay thế cho nhau, ví dụ như thay vì dùng hạt điều, bạn có thể thay thế bằng hạnh nhân, đậu phộng,... sẽ không làm thay đổi công thức quá nhiều.

Dùng sai kích thước khuôn yêu cầu

Nhiều người nghĩ rằng khuôn đổ chỉ làm cho thành phẩm bánh thêm đẹp mắt nên thường tự ý thay đổi kích thước khuôn, mà quên mất rằng khi thay đổi như vậy, nhiệt độ và thời gian nướng cũng cần phải thay đổi theo.

Cụ thể, khi đổ bột vào khuôn 20cm thì độ dày là 5cm, đổ vào khuôn 16cm độ dày sẽ là 8cm và đổ khuôn 25cm thì độ dày là 3cm.

Vì vậy, khi nướng bánh bạn cần tuân theo nguyên tắc thay đổi nhiệt độ là: bánh càng dày, càng to thì nướng ở nhiệt độ thấp hơn và thời gian lâu hơn, bánh càng nhỏ, càng mỏng thì nướng ở nhiệt độ cao hơn và thời gian ngắn hơn.

Còn việc thay đổi bao nhiêu cho phù hợp thì lại tuỳ theo kinh nghiệm làm bánh và kiến thức của mỗi người.

Cân đong không đúng nguyên liệu trong công thức

Một trong những điều quan trọng giúp quyết định chiếc bánh bạn làm có thành công hay không, đó là cần cân đong đúng liều lượng nguyên liệu phải dùng trong công thức.

Chỉ cần bạn cân thiếu hoặc dư một lượng bột, bột nở hoặc cho thiếu trứng,... thì bánh cũng sẽ không nở, hoặc nở rất ít so với mong muốn.

Vậy nên, điều cần thiết trước khi làm bánh là bạn nên cân đong đầy đủ các nguyên liệu. Nếu có điều kiện, bạn hãy mua ngay một chiếc cân hoặc bộ dụng cụ đo lường khi làm bánh để đong đếm nguyên liệu thật chuẩn xác nhé!

2 Cách khắc phục bột làm bánh không nổi

Tăng nhiệt độ

Men cần nhiệt độ nóng ẩm để hoạt động tốt nhất, nên nếu muốn bột nở tốt, bạn cần cung cấp cho men lượng nhiệt độ phù hợp với các cách tăng nhiệt độ như sau:

  • Cách 1: Đổ nước sôi vào khay nướng và đặt vào rãnh thấp nhất trong lò nướng rồi để bột lên vỉ nướng ở rãnh giữa và đóng cửa lò nướng lại để bột nở.
  • Cách 2: Bạn không cần bật lò vi sóng mà chỉ cần đặt vào đó 1 ly nước sôi rồi cho bột vào, sau đó đóng cửa lò lại để bột nở là được.
  • Cách 3: Ngoài ra, bạn có thể bật cho lò nướng hoạt động rồi để bột lên bề mặt của lò nướng, dùng khăn ẩm đậy lại. Lúc này, lò nướng sẽ làm cho bề mặt phía trên ấm và khăn ẩm cũng cấp thêm độ ẩm nên làm bột nở ra.

Tăng thêm men

Nếu sau khoảng 1 giờ mà sức nóng và độ ẩm vẫn chưa kích thích được men trong bánh nở, thì bạn cần tăng thêm lượng men vào nhé!

  • Cho vào nước ấm khoảng 40 độ C 1 muỗng cà phê men nở, 1 muỗng canh đường, khuấy đều rồi ủ trong khoảng 10 phút.
  • Sau đó, nếu thấy thấy có 1.2 - 2.5cm bọt thì men hoạt động tốt. Còn không thấy hiện tượng gì xảy ra, bạn sẽ phải lấy men tươi và thử lại thêm lần nữa.
  • Trong khi đợi ủ hỗn hợp men, bạn có thể làm cho bột ấm nhẹ lên khoảng 38 độ C bằng cách đặt phần bột ở chỗ ấm.

Trộn bột men cái

Thêm 60% bột mì với 40% chất lỏng là một tỉ lệ hoàn hảo để làm bột bánh mì, nên bạn chỉ cần thêm một lượng bột vừa phải để cân bằng rồi nhào bột với hỗn hợp men, sau đó để bột nở ở nơi nóng ẩm.

  • Việc này sẽ giúp bạn nhận biết được nếu men không hoạt động. Cách này kích thích men nở nhiều nên nếu được thêm vào thì bột sẽ nở đẹp.
  • Tuy nhiên, nếu lúc này bột vẫn không nở, thì đó không phải là vấn đề của men mà là một vấn đề khác.
  • Vậy nên, lần sau khi muốn làm một cục men bột khác, bạn nên thực hiện việc này trước tiên.

Thêm bột mì vào nhào bột

Bạn thử ấn tay vào khối bột để kiểm tra xem bột có bị dính tay khi chạm vào hay không. Nếu có, thì có thể là do bột nhào chưa tới.

Vì vậy, bạn cần thêm bột mì vào rồi tiếp tục nhào đến khi thấy khối mịn và chạm vào không còn cảm giác dính tay là được.

Sau đó, bạn để bột nghỉ và nở trong môi trường nóng ẩm qua đêm trước khi cắt và đem nướng. Và có thể lặp lại thao tác trên nếu cần.

Nhào bột đúng cách

Khi nhào bột quá nhanh thì bạn sẽ không thể làm cho men phân tán đều trong bột khiến khối bột không đủ sức để nổi.

Còn nếu nhào quá kỹ sẽ làm cho bột cứng và không nổi được. Vì vậy, bạn phải nhào đúng cách để bột phải mịn và dẻo, không cứng như bóng cao su nhưng cũng mềm như bột làm bánh quy.

Bên cạnh đó, ngoài việc dùng lò nướng để nướng bánh, bạn còn có thể sử dụng nồi chiên không dầu để làm ra những chiếc bánh thơm ngon nữa đấy!

Trên đây là bài viết giúp bạn trả lời cho những lý do vì sao nướng bánh không nở và cách khắc phục bột làm bánh không nổi mà bạn nên lưu ý khi vào bếp. Điện máy XANH chúc bạn thực hiện thành công nhé!

Biên tập bởi Lê Nguyễn Ngọc Lam • Đăng 23/12/2021

Phương pháp ủ bột bằng nồi cơm điện này rất dễ thực hiện và tiết kiệm được nhiều thời gian, tuy nhiên bạn sẽ cần một chiếc nồi cơm điện có chức năng lên men để thực hiện thao tác này.

Bạn cho bột xếp vào nồi, đậy nắp lại. Sau đó bấm chọn Menu, trên màn hình điện tử sẽ hiển thị chọn ở chế độ Fermentation [có nghĩa là lên men] và con số hiển thị 60 [có nghĩa là 60 phút], đèn đỏ nhấp nháy ở mục White rice. Lúc này bạn nhấn chọn Cook/Keep warm để giữ ấm cho bột và bắt đầu quá trình ủ. Sau 60 phút, bột sẽ nở ra đầy nồi.

Nếu nồi cơm điện của bạn không có chức năng lên men, ủ bột, bạn có thể thử bật chế độ cook 10 phút, lặp lại 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 phút. Như vậy bột cũng có thể nở được tương đối.

Cách 2: Ủ bột bằng thau

Cách này rất đơn giản và nhanh chóng nhưng với điều kiện là bạn cần sử dụng một ít men nở khi trộn bột bánh để bột bánh mì có thể nở ra tốt nhất và nhanh nhất.

Sau khi nhào bột và cuộn bột thành khối tròn gọn gàng, bạn để bột yên đó và dùng thau úp ngược lại để đậy bột và ủ trong khoảng 15 – 20 phút cho bột nở ra.

Cách 3: Ủ bột bằng lò vi sóng

Bạn đặt một cốc nước ở phía trong góc lò vi sóng, cho bột vào khay hoặc tô và đặt ở giữa lò, quay ở nhiệt độ thấp nhất trong vòng 3 phút, để bột nghỉ trong lò thêm 3 phút nữa. Tiếp tục quay bột trong 3 phút ở nhiệt độ thấp nhất và để bột nghỉ 6 phút trong lò. Lúc này bột đã nở ra gấp đôi và bạn có thể bắt đầu nhào nặn.

Cách 4: Ủ bột bằng tủ lạnh

Phương pháp này dành cho những bạn muốn dùng bột lâu, bảo quản bột ủ qua đêm hoặc trong nhiều ngày nếu như không dùng hết. Trước tiên bạn nên để bột trong một cái hộp thực phẩm và đậy nắp kín, cho bột được nở ở nhiệt độ phòng trong khoảng 2 giờ.

Sau đó bạn cho bột vào một chiếc tô hoặc hộp to hơn, bọc lại bằng màng bọc thực phẩm và ủ trong tủ lạnh khoảng 3 giờ ở nhiệt độ 5 độ C hoặc để qua đêm trước khi tiến hành nhào nặn bánh. Bạn có thể bảo quản bột này trong tủ lạnh khoảng 2 tuần để dùng dần.

Cách 5: Ủ bột bằng lò nướng

Trước tiên bạn bật lò nướng ở nhiệt độ thấp nhất để làm nóng lò trong vòng 2 phút rồi tắt. Cho nước sôi vào một cái chén, lượng nước khoảng 3/4 chén và đặt vào trong lò. Bạn cho bột vào một cái khay hoặc tô có thể dùng trong lò nướng và cho vào lò.

Nhiệt độ nóng từ lò nướng và hơi nước bốc lên sẽ tạo ra môi trường ấm và ẩm làm cho quá trình lên men nhanh chóng hơn. Sau 15 phút, bạn có thể kiểm tra xem bột đã nở như ý muốn chưa, nếu chưa thì bạn đóng lò lại và ủ bột thêm 15 phút nữa.

2Cách ủ bột bánh bao

Cách 1: Ủ bột bánh bao trong tủ lạnh

Đây là phương pháp giúp bạn ủ bột bánh bao để bảo quản bột được sử dụng lâu, tuy nhiên bột sẽ không mềm mại, nở đều như ngoài hàng.

Trước khi ủ bột và bảo quản trong tủ lạnh, bạn để cho bột nghỉ và nở ở bên ngoài trong khoảng 1 giờ rồi bọc nhân, tạo hình bánh. Sau đó xếp vào khay hoặc hộp, đóng kín nắp lại và để trong ngăn mát tủ lạnh, bạn có thể bảo quản bột tối đa 1 tuần với phương pháp này.

Cách 2: Ủ bột bánh bao bằng khăn ẩm

Sau khi bột đã được nhào nặn và xếp thành khối tròn gọn gàng thì bạn cho bột vào một chiếc tô hoặc khay lớn, sau đó dùng một chiếc khăn đã được nhúng qua nước nóng và vắt cạn nước phủ kín lên trên, để yên bột trong khoảng 1 giờ để bột nở.

Việc sử dụng khăn nhúng qua nước nóng sẽ tạo ra một môi trường ấm và ẩm, đây là môi trường tốt cho bột bánh nở đều và nhanh chóng. Nếu bột chưa nở đúng như kích cỡ mong muốn, bạn tiếp tục ủ trong 1 giờ nữa với quy trình tương tự.

Cách 3: Ủ bột bánh bao trước khi hấp

Để có được những chiếc bánh bao mềm mịn như ngoài hàng, bạn cần phải ủ bột nhiều lần để bánh nở. Sau khi nhao bột và ủ xong lần đầu tiên. Bạn cắt bột thành từng phần nhỏ theo kích thước bánh, nhào nặn rồi để bột nghỉ 20 phút cho nở thêm.

Sau đó bạn cán bánh, bọc nhân và nặn thành hình thì tiếp tục ủ bánh trong khoảng 1 giờ nữa để bánh nở tối ưu, mềm mịn nhất có thể trước khi mang đi hấp.

Những lỗi thường gặp khi ủ bột bánh bao và cách khắc phục

  • Bột bánh bị nhão: Là do bạn đã cho quá nhiều nước khi trộn bột làm bánh bao. Lúc này chỉ cần cho thêm một ít bột khô vào và tiếp tục nhồi cho đến khi có được khối bột dẻo mịn, không dính tay là được. Lúc cho nước, bạn nên cho từ từ, không nên cho một lúc quá nhiều nước.
  • Bột bánh bị khô cứng: Là do không bột bánh chưa được ủ cho nở hoàn toàn. Bạn nên cho bánh thêm thời gian để ủ.
  • Bột bánh bị chua: Bột đã bị ủ quá lâu so với thời gian chuẩn, thời gian lên men quá lâu, bột để lâu ngày mà không được bảo quản tốt. Bạn nên canh thời gian ủ bột đúng chuẩn chỉ từ 1 - 2 tiếng ở nhiệt độ phòng. Nếu bột đã để lâu ngày mà không bịt kín, nơi bảo quản không khô thoáng thì tốt nhất không dùng.
  • Vỏ bánh bị đắng: Do chất lượng bột mì không tốt, bột quá hạn sử dụng hoặc cho men nở hay bột khai quá nhiều. Nên chọn mua loại bột đúng chuẩn để làm bánh bao, cho lượng men và bột khai đúng theo công thức chuẩn.
  • Vỏ bánh sau khi làm bị ngả vàng: Trong bột bánh có trứng nên nếu bạn hấp bánh quá lâu và hấp nhiều lần sẽ làm cho vỏ bánh đổi màu. Khi hấp bánh, bạn nên cho một ít giấm hoặc nước cốt chanh vào nước để giữ màu bánh bao trắng ngà.

Những lưu ý khi ủ bột bánh bao

  • Thời gian ủ bột sẽ tùy vào khí hậu thời tiết. Nếu thời tiết nóng, thời gian ủ bột sẽ nhanh hơn và ngược lại, trời lạnh thì bột cần nhiều thời gian hơn để nở.
  • Bịt kín không chừa khe hở vào khi ủ bột để tránh không khí và gió lọt vào làm bột bị khô cứng.
  • Nên cho trộn tất cả loại bột cùng nhau trước khi cho nước vào nhào bột.
  • Bạn có thể thêm một chút giấm hoắc nước cốt chanh vào nồi nước hấp để khi hấp bánh, vỏ bánh sẽ không bị đổi màu.

3 Cách ủ bột bánh tiêu

Bước 1: Kích hoạt men bánh

Để làm được những chiếc bánh tiêu nở đều, mềm xốp thì bạn phải chuẩn bị men nở tốt cho bánh, loại men nở dùng là men khô được dùng để làm bánh mì.

Bạn cho 40g đường hòa tan cùng với 170ml nước ấm rồi cho 10g men khô vào khuấy cho men tan ra hết, sau đó ủ men trong 5 phút cho men nở rồi rồi tiếp tục các bước tiếp theo.

Bước 2: Ủ bột bánh tiêu

Sau khi trộn men với bột mì và nhào bột thì bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng tô hoặc thau bột lại, ủ trong 30 phút để bột nở ra. Sau khi ủ bột, bột bánh tiêu đã nở ra và bạn có thể nhào nặn để hoàn thành mẻ bánh tiêu.

4Cách ủ bột bánh rán - bánh cam

Phương pháp ủ bột bánh rán - bánh cam không khác với các cách ủ bột của bánh mì hay bánh bao là mấy, và còn có thể đơn giản hơn. Sau khi nhồi bột thành khối tròn trong tô thì bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng tô lại và ủ bột trong 30 phút ở nhiệt độ phòng. Chỉ như vậy là bột đã đủ điều kiện để nở to mềm mịn hơn rồi.

Với các cách ủ bột bánh mì, bánh bao, bánh tiêu, bánh rán ở trên, Điện máy XANH chúc bạn thành công làm ra được những mẻ bánh thơm ngon hấp dẫn nhé! Chúc bạn một ngày vui vẻ!

Biên tập bởi Lê Ngọc Thùy Dương • Đăng 10/12/2021

Video liên quan

Chủ Đề