Cách chứng minh 2 tập hợp bằng nhau

I. KHÁI NIỆM TẬP HỢP

1. Tập hợp và phần tử

Tập hợp [còn gọi là tập] là một khái niệm cơ bản của toán học, không định nghĩa.

Giả sử đã cho tập hợp\[A\]. Để chỉ\[a\]là một phần tử của tập hợp\[A\], ta viết\[a\in A\][đọc là\[a\]thuộc\[A\]]. Để chỉ\[a\]không phải là một phần tử của tập hợp\[A\], ta viết\[a\notin A\][đọc là\[a\]không thuộc\[A\]].

Ví dụ:

+] Để chỉ\[5\]là một số tự nhiên, ta viết:\[5\in N\];

+] Để chỉ\[\sqrt{2}\]không phải là một số hữu tỉ, ta viết:\[\sqrt{2}\notin Q\];

+] Để chỉ\[4\]là một ướccủa\[20\], ta viết:\[4\inƯ\left[20\right]\].

@70191@

2. Cách xác định tập hợp

Ta có thể xác định một tập hợp bằng một trong hai cách:

a] Liệt kê các phần tử của nó ;

b] Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó.

Ví dụ 1: Tập hợp\[A\]bao gồm các số tự nhiên nhỏ hơn\[10\]và chia hết cho\[5\]. Ta có thể biểu diễn tập hợp\[A\]như sau:

+] Cách 1: Liệt kê các phần tử của\[A\]:\[A=\left\{0;5;10\right\}\];

+] Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử của\[A\]:\[A=\left\{x\in N|x< 10;x5\right\}\]

Ví dụ 2: Tập hợp\[B\]bao gồm các phần tử là nghiệm của phương trình\[x^2-3x+2=0\]. Ta thấy phương trình trên có hai nghiệm phân biệt là\[x=1,x=2\]. Ta có thể biểu diễn tập hợp\[B\]như sau:

+] Cách 1:\[B=\left\{1;2\right\}\];

+] Cách 2:\[B=\left\{x\in R|x^2-3x+2=0\right\}\].

Ngoài ra, người ta còn có thể biểu diễn tập hợp bằng một hình phẳng được bao quanh bởi một đường kín, gọi là biểu đồ Ven, như sau:

@70198@

3. Tập hợp rỗng

Tập hợp rỗng, kí hiệu là\[\varnothing\], là tập hợp không chứa phần tử nào.

Ví dụ: Tập hợp\[A\]bao gồm các phần tử là nghiệm của phương trình\[x^2+x+1=0\].

Ta thấy:\[x^2+x+1\]là mộtbình phương thiếu\[\Rightarrow\]\[x^2+x+1>0,\forall x\]

Nên phương trình\[x^2+x+1=0\]là phương trình vô nghiệm.

Do đó tập hợp\[A\]không có phần tử nào.

Ta gọi\[A\]là một tập hợp rỗng, kí hiệu là\[A=\varnothing\].

Nếu\[A\]không phải là tập hợp rỗng thì\[A\]chứa ít nhất một phần tử.

\[A\ne\varnothing\Leftrightarrow\exists x:x\in A\]

@70217@

II. TẬP HỢP CON

Nếu mọi phần tử của tập hợp\[A\]đều là phần tử của tập hợp\[B\]thì ta nói\[A\]là một tập hợp con của\[B\]và được kí hiệu là\[A\subset B\][đọc là\[A\]chứa trong\[B\]].

Thay cho\[A\subset B\], ta cũng có thể viết\[B\supset A\][đọc là\[B\]chứa\[A\]hay\[B\]bao hàm\[A\]].

Như vậy\[A\subset B\Leftrightarrow\left[\forall x:x\in A\Rightarrow x\in B\right]\].

Ví dụ 1: Xét tập số nguyên\[Z\]và tập số hữu tỉ\[Q\].

Ta nhận thấy tất cả các số nguyên đều là số hữu tỉ, do đó mọi phần tử của tập hợp\[Z\]đều là phần tử của tập hợp\[Q\].

Ta nói\[Z\]là tập hợp con của\[Q\]và kí hiệu là\[Z\subset Q\].

Ta cũng có thể biểu diễn bằng biểu đồ Ven như sau:

Ví dụ 2: Xét tập hợp\[X=\left\{1;2;3\right\}\]và tập hợp\[Y=\left\{1;2;3;4;5\right\}\]

Ta nói:\[X\subset Y\]hay\[Y\supset X\].

Biểu đồ Ven:

Ví dụ 3: Xét tập hợp\[M=\left\{x\in N|x^2-1=0\right\}\]và tập hợp\[N=\left\{x\in Z|x^2-8x+7=0\right\}\]

Ta có thể biểu diễn hai tập hợp trên bằng cách liệt kê các phần tử của chúng như sau:

\[M=\left\{1\right\}\]

\[N=\left\{1;7\right\}\]

Ta nói\[M\subset N\][\[M\]là tập hợp con của \[N\]] hay\[N\supset M\][\[N\]bao hàm\[M\]].

Nếu\[A\]không phải là tập hợp con của\[B\], ta viết

Ta có tính chất:

a]\[A\subset A\]với mọi tập hợp\[A\];

b] Nếu\[A\subset B\]\[B\subset C\]thì\[A\subset C\];

c]\[\varnothing\subset A\]với mọi tập hợp\[A\].

@70196@

III. TẬP HỢP BẰNG NHAU

Khi\[A\subset B\]\[B\subset A\]ta nói tập hợp\[A\]bằng tập hợp\[B\]và kí hiệu là\[A=B\].

Như vậy:\[A=B\Leftrightarrow\left[\forall x:x\in A\Leftrightarrow x\in B\right]\].

Ví dụ: Xét 2 tập hợp:

\[A=\left\{x\in N|x< 10;x3\right\}\]

\[B=\left\{0;3;6;9\right\}\]

Ta có thể viết tập hợp\[A=\left\{0;3;6;9\right\}\]

Từ đó suy ra\[A=B\].

Video liên quan

Chủ Đề