Cách đặt tên doanh nghiệp tư nhân

Đặt tên công ty [doanh nghiệp] là một trong những bước quan trọng trong quy trình thành lập công ty. Người thành lập công ty cần phải suy nghĩ thận trọng, thấu đáo để lựa chọn cho công ty mình một cái tên phù hợp nhất để hạn chế việc đổi tên sau khi công ty chỉ vừa mới thành lập, bởi thủ tục đổi tên công ty cũng không hề dễ dàng. Bên cạnh đó, tên công ty cũng phải được đặt theo đúng quy định của pháp luật.

Theo Điều 38 Luật doanh nghiệp quy định về tên doanh nghiệp thì Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

  • Loại hình doanh nghiệp: Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
  • Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Ví dụ: Bạn thành lập công ty với loại hình doanh nghiệp là Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn, và tên riêng là ABC thì tên Công ty có thể được đặt là:

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn [TNHH] ABC

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn [TNHH] Thương Mại ABC

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn [TNHH] Tư vấn ABC

...

Bên cạnh đó, Điều 40 Luật doanh nghiệp quy định về Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoàitên viết tắt của doanh nghiệp như sau:

  • Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
  • Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
  • Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

→ Chú ý: Bạn không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký kinh doanh. Điều 42 Luật doanh nghiệp giải thích thế nào là tên trùng và tên gây nhầm lẫn:

  1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
  2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

           a] Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

           b] Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

           c] Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

           d] Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

           đ] Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;

           e] Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

           g] Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

094.868.2349 Zalo Email

Lưu ý: Để bảo mật thông tin của Quý Khách, khi Quý Khách "bình luận" vào bài viết với nội dung chứa số điện thoại và email, những thông tin liên hệ đó sẽ được Quốc Luật ẩn đi nhằm tránh những rắc rối phát sinh cho quý khách hàng.

Cách đặt tên công ty đẹp chuẩn xác theo quy định pháp luật. Với kinh nghiệm thành lập gần 3000 doanh nghiệp, các luật sư LawKey chia sẻ kinh nghiệm đặt tên đẹp, đúng pháp luật. 

Cách đặt tên công ty đúng theo quy định pháp luật 

Trước khi đặt một cái tên đẹp, chúng ta cần phải biết thế nào là một cái tên phù hợp với quy định pháp luật.

Quy định đặt tên chung 

Bạn cần biết, theo Luật Doanh Nghiệp 2020, tên doanh nghiệp bao gồm “Tên Tiếng Việt” và “Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài [nếu có]”; ngoài ra còn “tên viết tắt”.

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp [Điều 37 luật doanh nghiệp] bao gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng”

– Loại hình doanh nghiệp, loại hình công ty bao gồm như: Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân

Xem thêm: Các loại hình doanh nghiệp

– Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Ví dụ một tên cụ thể: Công ty TNHH tư vấn LawKey Việt Nam

Phần loại hình: Công ty TNHH

Phần riêng: Tư vấn LawKey Việt Nam

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài: Tên nước ngoài của doanh nghiệp không bắt buộc phải có. Còn nếu muốn dịch sang tên nước ngoài thì căn cứ vào điều 39 luật doanh nghiệp: Tên nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Doanh nghiệp cần lưu ý, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp.

Ví dụ tên tiếng Anh của LawKey là: LawKey Việt Nam consulting limited company.

Tên viết tắt: Tên viết tắt của doanh nghiệp cũng không bắt buộc. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Ví dụ tên viết tắt của công ty chúng tôi: LawKey

Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

Căn cứ theo Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020, những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp như sau:

a] Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký [đối với cả tên tiếng Việt và tên tiếng nước ngoài] được quy định tại Điều 41 của Luật Doanh nghiệp; trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản [Điều 17 Nghị định 01/2021/NĐ-CP].

Để tránh vi phạm điều cấm này, trước khi đăng ký tên, doanh nghiệp tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hoặc có thể gửi tên cho chúng tôi, LawKey sẽ tra cứu và tư vấn miễn phí cho quý khách. [Gọi 024 665 65 366 hoặc 0967 59 11 28].

b] Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

c] Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Xem thêm: Tư vấn thành lập công ty

Cách đặt tên công ty đẹp dễ làm thương hiệu

Với kinh nghiệm tư vấn và thành lập cho hàng nghìn doanh nghiệp tại Việt Nam. Chúng tôi có những gợi ý như sau về việc đặt tên công ty.

Tên công ty nên có khả năng nhận biết với các công ty khác

Tìm những tên công ty đặt biệt một chút, tên công ty không quá chung chung, nhiều người đặt. Ví dụ như một số tên công ty quá nhiều người đặt như: Công ty Toàn Cầu, Hưng Thịnh, Đại Phúc….Khi đặt những cái tên công ty như vậy, tuy rằng nghe gần gũi nhưng rất dễ bị lẫn trong hàng loạt công ty đã có mặt trên thị trường. 

Phần riêng của tên Công ty nên là “tên riêng” hẳn

Tên công ty nên có thành tố riêng để có thể gọi tắt được. Rất nhiều người đặt tên công ty rất chung như: Công ty TNHH thương mại và xuất khẩu; công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp; công ty cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam…. Những tên như thế này rất khó gọi tắt, khó gọi ngắn gọn.

Như chúng tôi, đặt tên công ty có thành tố riêng hẳn là “LawKey” vì vậy dù tên đầy đủ là: “Công ty TNHH tư vấn LawKey Việt Nam” thì vẫn có thể gọi tắt là LawKey.

Tên công ty nên đơn giản dễ đọc, dễ viết, dễ nhớ

Khi làm thương hiệu chúng ta nên tìm tên công ty đơn giản dễ viết, có thể đọc được và cũng đơn giản dễ nhớ. Một số công ty cái tên rất dài, khó nhớ, khó viết rất bất lợi trong việc xây dựng thương hiệu. Vì bản chất của thương hiệu trước tiên phải giúp khách hàng nhớ được nó đã. Vì vậy chúng ta nên cố gắng tìm những tên đơn giản mà đẹp rất tốt cho việc kinh doanh sau này.

Một tên công ty hay nên có thông điệp ý nghĩa trong đó

Tên công ty có thể truyền tải được một thông điệp hay một ý nghĩa lớn mà nhà sáng lập gửi gắm. Khi thành lập công ty luật, chúng tôi nghĩ tới một cái tên vừa đẹp, dễ viết, dễ đọc, dễ nhớ nhưng phải đòi hỏi hàm chứa thông điệp ý nghĩa trong đó. Công ty luật là nơi khách hàng tìm đến để được cung cấp các giải pháp. Chúng tôi như một chìa khoá để mở ra ổ khoá, nút thắt, câu hỏi của khách hàng.

“Chìa khoá” tiếng anh là “Key”, “Pháp luật” tiếng Anh là “Law”. Chúng tôi ghép lại thành LawKey – Chìa khoá pháp luật. Muốn truyền tải thông điệp LawKey – chìa khoá pháp luật cho mọi người.

Tên công ty nên dễ liên tưởng tới sản phẩm, dịch vụ cung cấp

Tên công ty nên gần với sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp. Như vậy sẽ giúp khách hàng “nhận diện” ra ngay công ty chuyên môn là gì? Ví dụ:

“Công ty TNHH dịch vụ in Tuấn Đạt” – Dịch vụ in ấn chuyên nghiệp

“Công ty CP xây dựng SK” – Công ty xây dựng…

Tên công ty vẫn có thể tìm được domain để đăng ký

Tên công ty vẫn tìm được các domain [tên miền website] để đăng ký. Ví dụ công ty luật LawKey vẫn có domain: lawkey.vn;

Công ty TNHH kế toán thuế TaxKey vẫn có domain: dịch vụ kế toán

Xem thêm: Cách đặt tên công ty hay

Tên công ty có thể đăng ký nhãn hiệu logo

Chúng ta nhớ tới cà phê Trung Nguyên, gạo ST25….cũng bị một số cá nhân, tổ chức nước ngoài đăng ký nhãn hiệu trước. Điều này vô hình cản trở việc phát triển thị trường và làm thương hiêu sâu rộng. Vì vậy khi đặt tên công ty nên kiểm tra kỹ lưỡng logo [chúng ta hay gọi là thương hiệu] có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với các sản phẩm dịch vụ định kinh doanh hay không? Nếu được thì đăng ký càng sớm càng tốt để bảo vệ tài sản thương hiệu của mình. Tránh tranh chấp, mất thương hiệu về sau. Tham khảo: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

Trên đây là những gợi ý của luật sư LawKey về cách đặt tên công ty đúng, đẹp và dễ làm thương hiệu. Nếu cần tra cứu tên và tư vấn thêm hãy liên hệ với LawKey, chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ quý khách.

Tham khảo dịch vụ thành lập công ty chất lượng của LawKey: Dịch vụ thành lập công ty

Video liên quan

Chủ Đề