Cách đấu điều tốc xe đạp điện

Chào các bạn! Hôm nay mình sẽ hướng dẫn cách lắp đặt và thay thế một bộ IC điều tốc đa năng 350w, một trong những dụng cụ được sử dụng nhiều nhất trong sử dụng xe điện.

Đầu tiên các bạn phải có IC điều tốc 350w, và các bạn phải biết chức năng của từng màu dây để thao tác trong công việc dễ dàng hơn.

1, Cụm dây nguồn: Màu đỏ-đen, sợi dây màu đỏ nhỏ hơn sẽ là sợi dây ổ khóa, dây là dây nhỏ hơn so với 2 sợi dây đỏ và đen còn lại.

2. Tiếp đến là dây động cơ, gồm 3 dây pha động cơ, hay còn gọi là 3 dây to với 3 màu cũng rất là quen thuộc gồm xanh lá, xanh da trời, màu vàng. Cụm thứ 2 của dây động cơ đó là cụm dây mắt động cơ, gồm 2 dây đỏ-đen nhỏ để cấp nguồn mắt động cơ, và 3 dây nhỏ xanh lá-xanh da trời- vàng sẽ là dây tín hiệu động cơ. 3 dây này sẽ chạy trực tiếp vào mắt động cơ.

IC đa năng 350w

3. Dây tay gas: Gồm rắc 4, Xanh –đỏ -đen đặc trưng, dây màu xanh da trời chính là công tắc ngắt phanh, và nó sẽ sử dụng công tắc ngắt phanh điện âm.

4. Dây báo động chống trộm: đánh dấu rõ ràng ở 2 cụm dây màu đỏ rắc nhựa, cái này chỉ cần cắm vào là sử dụng được.

5. Dây pha: Màu nâu-vàng-trắng.Trên rắc này có ghi chữ tượng hình, tức là dây 3 nấc tốc độ, để đấu nhanh chậm cho những xe có công tắc nhanh chậm.

6. Dây màu xanh lá: đây là dây công tơ mét, hiển thị tốc độ, dây này khớp với 1 trong 3 dây pha động cơ.

7. Dây màu tím, là dây ngắt phanh điện cao, hay còn gọi dây ngắt phanh điện dương.

8. 2 sợi dây màu trắng dùng để cắm vào nhau, có chức năng đảo chiều và chuyển tín hiệu. Khi các bạn lắp 1 bộ IC điều tốc đa năng vào xe đạp điện, thấy nó giật không đi được thì cắm 2 sợi dây màu trắng này vào với nhau, nó sẽ truyền tín hiệu chuẩn, làm cho động cơ quay mượt hơn, êm hơn. Mỗi lần cắm tức là đảo chiều tiến, hoặc đảo chiều lùi, mình phải cắm lúc nào đạt được theo ý muốn thì thôi.

Sau đây, mình lắp IC 350w lên 1 động cơ rời để thử.

Để 1 chiếc xe đạp điện hoạt động được, mình chỉ cần đấu 3 phần đơn giản nhưng quan trọng nhất.

Phần 1: phần nguồn, gồm có 2 dây âm dương và dây ổ khóa, bạn phải kẹp với dây màu đỏ [nguồn dương], kẹp màu đen [nguồn âm].

Phần 2: Tay gas: Kẹp đúng 3 màu xanh-đỏ-đen.

Phần 3: Pha động cơ: có thể kẹp đúng hoặc không đúng màu cũng được. Còn các chức năng còn lại mình sẽ cắm vào phần tương ứng. Sau đó gas sẽ chạy là thành công.

Lưu ý, IC đa năng thường tiếng kêu êm nếu bạn mua chính hãng, còn bạn mua hàng giả, nhái thì sẽ bị kêu tiếng to, nhanh hư hỏng, bảo hành nhanh.

Mọi thắc mắc xin liên hệ 0938 906 886 – 1800 6726 - 0916 450 011 hoặc gửi về mail: để chúng tôi tư vấn thêm.

Chúc bạn thành công!

IC vốn được coi là linh hồn của xe đạp điện, xe máy điện. Với những người mới thì cần phải tìm hiểu IC nằm ở đâu, có những loại nào, cách kiểm tra và cách sửa chữa thay thế. Trong bài số 6 ta sẽ đi chi tiết về các vấn đề đó.

IC xe đạp điện hay còn gọi là điều tốc, bo điều khiển. Tuy nhiên trong bài viết này quy ước luôn chúng ta sẽ gọi là IC nha anh em.

Chức năng của ic điều tốc xe đạp điện

Để tìm hiểu về cấu tạo mạch điện của IC xe đạp điện thì hiện tại là không cần thiết đối với anh em thợ sửa chữa xe đạp điện. Bởi giá IC giờ rất rẻ hơn nữa chất lượng cũng rất tốt.

Chúng ta cần tìm hiểu chức năng nhiệm vụ của IC xe đạp điện làm những gì trên xe ?

  • Biến dòng điện 1 chiều từ ắc quy thành dòng 3 pha chạy cho động cơ
  • Điều khiển nhanh chậm thông qua tín hiệu từ tay ga
  • Xử lý thông tin bộ chống trộm
  • Và nhiều tiện ích tích hợp khác trên các xe đời mới 

Hiện nay trên các xe đời mới thì thích hợp thêm hiển thị màn hình điện tử, chế độ nhanh chậm, khóa thông minh, định vị…

Có những loại IC nào ?

Mỗi một dòng xe thì sử dụng một loại IC có công suất riêng. Hiện nay trên thị trường có một số dòng IC sau

Theo hiệu điện thế:

  • IC 24V
  • IC 36V
  • IC 48V
  • IC 60V
  • IC 72V

Trong đó các loại IC 48V, 60V là nhiều nhất. Những loại thấp hơn thì thường là các xe đời cũ còn rất ít trên thị trường và có thể không còn trong thời gian tới. Nên người viết không đề cập tới nữa.

Theo công suất 

Các loại IC thay thế ngoài thường là IC đa năng chạy được các dòng điện từ 36V-72V đều được. Vậy nên anh em chỉ cần quan tâm tới công suất.

Lưu ý rằng IC đa năng thì anh em có thể không cần cắm rắc mắt động cơ vẫn chạy được.

Nếu chia theo công suất ta được các loại IC sau:

  • IC 350W: Thường dùng cho các xe Nijia, bò điên, yamaha, asama..
  • IC 500W: Thường lắp cho các xe 133S, Zoommer..
  • IC 800W: Lắp cho các loại xe Xmen đời cũ
  • IC 1000W: Lắp cho Xmen, Vespa, Gogolo..
  • IC 1200W: Lắp cho Xmen, Vespa, Gogolo..

Trên mỗi cục IC đều có thông số. Anh em lưu ý khi thay thì thay đúng thông số đó nhé.

Sơ đồ & cách đấu dây IC xe điện

Để tìm hiểu về sơ đồ mạch điện thì thật không cần thiết với một thợ sửa xe đạp điện. Cũng như không đủ kiến thức điện tử để hiểu. Vậy nên người viết cũng không đề cập sâu với anh em.

Chủ yếu là sơ đồ đấu dây của IC là quan trọng nhất. Anh em tham khảo hình

Hoặc có thể tham khảo video:

Sử dụng xe đạp điện trong việc di chuyển dần trở nên phổ biến hơn với nhiều người dùng từ học sinh, sinh viên đến các bà nội trợ, các cô chú lớn tuổi. Loại xe đạp điện sử dụng khá đơn giản, thiết kế gọn nhẹ và dễ dàng di chuyển gần như tương tự xe đạp truyền thống. Xe đạp điện cũng được yêu thích hơn do khả năng di chuyển tốt hơn so với xe đạp truyền thống, chi phí vận hành cũng khá re và với khả năng bảo vệ môi trường so với các phương tiện khác, là những ưu điểm vượt trội của dòng xe đạp điện. Có những chi tiết kỹ thuật cần thiết cần nắm để hỗ trợ cho việc các vấn đề phát sinh cần giải quyết. Hôm nay sẽ hướng dẫn đấu dây xe đạp điện [48V] kèm theo sơ đồ đơn giản cho người dùng.

IC điều khiển tốc độ xe đạp điện là gì?

Bộ điều khiển xe hay bộ điều tốc xe là những tên gọi khác của IC điều khiển tốc độ xe đạp điện được sử dụng trên các xe đạp điện hiện nay đang có trên thị trường. Bộ phận khá quan trong trong việc giúp xe di chuyển ổn định và an toan. Những rất dễ bị hỏng hóc, cháy nổ nếu sử dụng trong môi trường thường bị ngập nước, đi mưa nhiều bị ngấm, ẩm.

Chức năng của IC

Bộ điều khiển xe đạp điện hay IC điều khiển tốc độ xe đạp điện có một vai trò cực kỳ quan trọng trong suốt quá trình vận hành và sử dụng xe. Bộ điều khiển này giúp ổn định tốc độ xoay của động cơ, bảo vệ cả hệ thống điện của xe đạp điện như đèn pha, đèn xi nha, hệ thống còi và cảnh báo… Thường thấy nhất là khi gặp những hiện tượng như tang ga bị giật, tang tốc thì bị chậm… điều là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến IC điều khiển tốc độ do bị hư hỏng, lỗi…

Những loại IC nào hiện nay được sử dụng trên xe đạp điện

Trên thị trường hiện nay đang rất phổ biến với 2 loại IC cho xe đạp điện bao gồm loại dùng chip và loại IC đa năng. Chức năng của mỗi loại sẽ khác nhau và được thiết kế với từng loại xe riêng

IC chip: loại box e điện này thường được hãng sản xuất lắp sẵn ngay vào bên trong xe khi sản xuất. IC xe điện dùng chip này sẽ hoạt động cùng và chỉ có thể hoạt động với 3 con chip nhở trong động cơ, chúng hoạt động đồng bộ với nhau, từ đó giúp xe vận hành êm ái và an toàn hơn.

IC đa năng: ngược lại với loại IC dùng chip cho xe đạp điện, IC đa năng hoàn toàn có thể hoạt động một cách trơn tru mà không cần quan tâm đến 3 con chip có trong động cơ. Loại này thường dụng dùng để thay thế cho xe đạp điện khi xe bị hỏng. Với loại này thường thì không ổn định và độ an toàn không cao như loại IC chip.

Sơ đồ đấu dây xe đạp điện

Cách đấu IC cho xe đạp điện đơn giản

IC sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng hãng nhưng chung quy lại điều xoay quanh những nhiệm vụ là điều tiết cho xe chạy, bao gồm những bộ phận sẽ được điều khiển trực tiếp như ắc quy, khóa, tay ga và động cơ.

Trong một IC có nhiều dây nếu lần đầu bắt gặp, nhưng thực tế được phân chia rất rõ rang với từng công năng khắc nhau. Dây nguồn bao gồm 1 cụm với 3 dây, dây am dương từ bình ắc quy và 1 dây nối từ ổ khóa xuống. Dây động cơ bao gồm 3 dây to với 3 màu đặc trưng. Cụm tiếp theo là dây tay ga với 3 dây màu tương ứng và 1 dây màu khác nối với công tắc phanh. Một cụm nữa là dây mắc động cơ với 5 dây. Dây dây nguồn âm dương cấp tín hiệu đến mắt và 3 dây còn lại trả tính hiệu ngược lại từ mắt về bộ IC điều khiển. Một cụm dây chống trộm cũng khá quan trọng. Dây đảo chiều bao gồm 2 dây dùng để cắm vào nhau và khi động cơ hoạt động đúng chiều thì sẽ rút ra. Thêm nữa là dây công tơ mét có giắc hình tròn đặc trưng.

Bao gồm đấu dây cho 3 phần quan trọng nhất:

Phần nguồn, bao gồm một dây âm một dây dương và một dây ổ khóa, kẹp dây đỏ vào nguồn dương, kẹp màu đen vào nguồn âm.

Tay gas: phải kẹp đúng vị trí các màu của dây theo 3 màu xanh – đỏ – đen.

Pha động cơ: không cần phải kẹp chính xác màu ở phần này. Đối với những bộ phận còn lại sẽ được kẹp vào các vị trí dây tương ứng.

Video liên quan

Chủ Đề