Cách dạy bé đánh vần

Chắc hẳn có nhiều cha mẹ thắc mắc tại sao cùng là 1 chữ “b” nhưng lúc thì lại đọc là “bê”, lúc thì được đọc là “bờ”. Liệu đó có phải do mỗi miền sẽ đọc 1 cách khác nhau hoặc là, người ta sáng tạo ra 2 cách đọc, ai thích cách nào thì đọc cách đó?

Sự thật hoàn toàn không phải vậy. Khi cha mẹ nói “bê, xê, dê, đê,…”, đó là cha mẹ đang đọc tên gọi của chữ cái. Còn khi nói “bờ, cờ, dờ, đờ,…” là cha mẹ đang nói đến cách phát âm của chúng.

Sau khi bé đã phân biệt được tên gọi và âm đọc chữ cái. Cha mẹ đi đến bước dạy bé đánh vần tiếp theo đó là làm quen với mặt chữ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé 2 tuổi chậm nói: Dấu hiệu nhận diện và thơ hay cho trẻ tập nói

2. Dạy bé đánh vần bằng cách cho bé làm quen mặt chữ

Làm quen với mặt chữ là bước thứ 2 của quá trình dạy bé đánh vần

Sau khi bé biết phân biệt tên gọi và âm chữ cái, để việc dạy bé đánh vần hiệu quả, cha mẹ cần phải cho bé làm quen với các mặt chữ cái.

Tiếng Việt có tổng cộng 29 chữ cái. Cha mẹ có thể mua các thẻ chữ cái từ nhà sách hoặc tự làm, trang trí thành những bảng màu ngộ nghĩnh, dễ thương, kích thích thị giác của trẻ.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể mua những chữ cái gắn nam châm, gắn lên cánh cửa tủ lạnh hoặc mua bảng chữ cái ngộ nghĩnh dán lên góc học tập, vị trí bé dễ nhìn thấy nhất. Mỗi lần bé ở gần bảng chữ cái, mẹ hãy hỏi bé “Đây là chữ gì?”. Dạy bé đánh vần nhiều lần như vậy, bé sẽ nhớ chữ cái đó một cách tự nhiên, chủ động.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Phương pháp giáo dục Reggio Emilia giúp trẻ phát triển như thế nào?

3. Dạy bé dấu câu trong tiếng Việt

Sau khi cho bé làm quen mặt chữ; để dạy bé đánh vần, mẹ sẽ cho bé làm quen với dấu câu. Trong tiếng Việt có tổng cộng 5 dấu câu:

  • Dấu Sắc dùng vào 1 âm đọc lên giọng mạnh, ký hiệu [ ´ ].
  • Dấu Huyền dùng vào 1 âm đọc giọng nhẹ, ký hiệu [ ` ].
  • Dấu Hỏi dùng vào một âm đọc đọc xuống giọng rồi lên giọng [ ˀ ].
  • Dấu Ngã dùng vào âm đọc lên giọng rồi xuống giọng ngay, ký hiệu [ ~ ].
  • Dấu Nặng dùng vào một âm đọc nhấn giọng xuống, kí hiệu [ . ].

Đến bước này, mẹ đã gần như hoàn tất quá trình dạy bé đánh vần. Chỉ còn bước cuối cùng đó là ghép chữ, mẹ đọc tiếp nhé!

4. Cách dạy bé đánh vần bằng ghép chữ

Bước cuối cùng, có vai trò cốt lõi trong quá trình dạy bé đánh vần chính là dạy bé ghép chữ.

  • Thứ tự đánh vần: Trong tiếng Việt, mỗi tiếng thường có 3 bộ phận: âm đầu, vần và thanh. Dạy bé đánh vần phần “vần” trước, sau đó đọc ghép “âm đầu” với “vần”. Cuối cùng là ghép với “thanh”. Ví dụ chữ “bánh”, trước tiên bạn dạy bé đánh vần “a” + “nh” = “anh”. Sau đó nối chữ “b” [bờ] với vần “anh” ta được “banh”. Cuối cùng ghép chữ “banh” với dấu sắc ta được từ “bánh’. Lúc đầu cha mẹ dạy cho bé đánh vần với phương pháp như vậy. Sau đó, khi trẻ đã hiểu và ghi nhớ dần cách đánh vần bằng ghép chữ này, trẻ có thể tự đánh vần một mình.
  • Chọn từ đơn giản: Cha mẹ nên dạy bé từ những chữ cái đơn giản và từ ngữ gần gũi với bé. Đó là những chữ mà bé thường hay nói, gọi hàng ngày như “ba”, “mẹ”, cái “bàn”, cái “ghế”, cái “chén”, con “mèo”… Những từ ngữ gần gũi sẽ giúp bé dễ tưởng tượng và nhanh chóng tiếp thu hơn so với những từ ngữ xa lạ, khoa học, không thông dụng khác.
  • Kiên nhẫn với từ khó: Với những từ khó đánh vần như “ưu”, “ai”, “uyên”… hoặc từ quá dài mẹ không nên nôn nóng dạy bé. Khả năng phát âm của bé vẫn đang phát triển nên nếu mẹ dạy bé những từ đánh vần khó, bé sẽ cảm thấy không hứng thú với việc học. Tốt nhất, mẹ hãy cho bé làm quen với những từ ngắn, dễ nhớ, kích thích việc ham học ở bé, sau đó thì mới nâng độ khó lên.

Sau khi bé đã có thể tự ghép chữ một mình, cha mẹ có thể cho bé đọc một câu ngắn. Tiếp theo đó là đọc truyện kèm hình ảnh. Điều này sẽ làm tăng tính liên tưởng của bé hơn.

Chủ Đề