Cách dùng máy thở oxy

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Tống Văn Hoàn - Bác sĩ Hồi sức Cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ có kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực Hồi sức cấp cứu.

Máy thở tiêu chuẩn được sử dụng trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt giúp thông khí phổi tối ưu. Tuy nhiên, thiết bị này lại không phù hợp khi vận chuyển bệnh nhân cần thở máydo kích thước lớn, cần hệ thống oxy và khí nén. Lúc này, máy thở cầm tay là sự lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân cần thở máy.

Cơ thể chúng ta không thể sống mà không có oxy được hít vào từ không khí. Nhưng nếu một ai đó bị các bệnh lý làm suy giảm tình trạng nhận oxy [bệnh phổi, bệnh lý tim mạch, bệnh lý thần kinh-cơ...] khiến cho cơ thể không nhận được đủ lượng oxy cần thiết. Điều đó có thể khiến cho người bệnh khó thở và gây ra các vấn đề tới tim, não và các bộ phận khác trên cơ thể. Lúc này máy thở là một biện pháp hỗ trợ hô hấp cần thiết cho những bệnh nhân này.

Máy thở tiêu chuẩn là một thiết bị tinh vi được sử dụng trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt. Nguyên tắc hoạt động của máy là cung cấp thông khí phổi tối ưu nhất. Chúng kết hợp các thành phần khí nén chính xác nhưng có kích thước lớn và phải sử dụng nguồn điện.

Tuy nhiên, khi vận chuyển những bệnh nhân cần được hỗ trợ thở máy, các thiết bị này hiếm khi phù hợp vì kích thước, trọng lượng, yêu cầu nguồn năng lượng và tốc độ tiêu thụ khí. Vì lý do này mà máy thở cầm tay đã được nghiên cứu và cho ra đời.

Máy thở cầm tay là thiết bị nhỏ gọn được thiết kế để cung cấp thông khí cơ học trong các thiết lập nơi không có hệ thống dẫn khí và nguồn điện. Các kỹ thuật hiện đại đã giúp cho thiết bị này có thể tiếp cận với máy thở chăm sóc đặc biệt thông thường.

Yêu cầu cơ bản nhất của máy thở cầm tay bao gồm nguồn cung cấp oxy và pin, máy phải nhẹ, nhưng phải mạnh mẽ và có thể hoạt động trong môi trường vận hành ít được bảo trì. Sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, vận hành đơn giản song vẫn đảm bảo cung cấp một loạt các chế độ thông khí hiệu quả.

Một số trường hợp cấp cứu cho bệnh nhân đến bệnh viện cần sử dụng máy thở cầm tay

Máy thở cầm tay được sử dụng trong các tình huống khác nhau, đặt ra các yêu cầu khác nhau trên thiết kế của chúng. Mỗi một ứng dụng đòi hỏi sự khác biệt về tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, kinh nghiệm của người vận hành và các yếu tố môi trường xung quanh.

Một thiết bị duy nhất có thể không phải là lựa chọn lý tưởng cho mọi trường hợp, vì vậy có nhiều loại máy thở cầm tay khác nhau. Song máy thở xách tay vẫn có những đặc điểm cơ bản giống nhau đó là các tính năng cơ bản gồm nguồn cung cấp khí, năng lượng sử dụng để hoạt động và các chế độ thông khí được hỗ trợ.

Máy thở oxy mini cầm tay được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Vận chuyển bệnh nhân từ nơi bị tai nạn đến bệnh viện.
  • Chuyển tiếp bệnh nhân giữa các cơ sở chăm sóc sức khỏe [trong hoặc ngoài bệnh viện].
  • Thông khí tại nhà, lúc này máy thở cầm tay có thể được gọi là máy thở tại nhà, máy thở cá nhân.
  • Sử dụng tại các cơ sở chăm sóc đặc biệt được thiết lập để xử lý các trường hợp đặc biệt như bệnh viện dã chiến.

Bệnh nhân bị hen suyễn cần sử dụng máy thở cầm tay

Những bệnh nhân gặp phải các vấn đề về hô hấp gây khó thở, không thở được hoặc thở được nhưng không đảm bảo cung cấp đủ oxy cho cơ thể sẽ cần phải sử dụng máy thở.

Song không phải lúc nào những bệnh nhân này cũng có thể sử dụng máy thở tiêu chuẩn, và trong một số trường hợp cụ thể thì máy thở cầm tay lại là sự lựa chọn tối ưu cho các bệnh nhân gặp phải các vấn đề sau đây:

Thông khí cơ học đòi hỏi máy thở cầm tay phải sử dụng năng lượng để thúc đẩy lưu lượng khí hô hấp và chạy các hệ thống điều chỉnh chu kỳ hô hấp. Dựa vào nguồn cung cấp năng lượng hoạt động, máy thở cầm tay được chia thành hai loại sau:

  • Máy thở chạy bằng khí di động: sử dụng năng lượng là khí nén để cung cấp cho các chức năng này.
  • Máy thở điều khiển bằng vi xử lý: loại máy này sử dụng năng lượng điện để điều chỉnh chu kỳ hô hấp nhưng lưu lượng hô hấp có thể được điều khiển bằng khí nén hoặc bằng máy nén điện.

Nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ cho phép máy thở cầm tay được thiết kế với hầu hết các chế độ hỗ trợ hô hấp.

Các bình oxy cung cấp oxy cho máy thở

Các thiết bị đi kèm máy thở cầm tay không thể thiếu đó là:

  • Nguồn cung cấp oxy: cần có đủ oxy để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân, nó cũng được sử dụng để cung cấp tốc độ nền của dòng khí thông qua nhịp thở hoặc để điều khiển chính chu trình máy thở.

Trong quá trình vận chuyển, chăm sóc quan trọng, oxy thường được cung cấp từ các bình oxy.

Máy thở kết hợp máy nén khí có thể sử dụng được các nguồn oxy áp suất thấp khác nhau để sử dụng không khí xung quanh. Bộ tập trung oxy có thể được sử dụng nếu việc cung cấp oxy có vấn để, hoặc tại các bệnh viện dã chiến chưa có nguồn cung cấp oxy riêng như trong bệnh viện.

Khả năng kiểm soát nồng độ oxy cho phép cân bằng giữa nhu cầu oxy và mức tiêu thụ của bệnh nhân cùng với tác dụng phụ của nồng độ oxy. Nồng độ oxy khi sử dụng máy thở cầm tay chủ yếu do người vận hành lựa chọn

  • Đường thở nhân tạo [như ống nội khí quản] hoặc mặt nạ thở để kết nối máy thở với đường thở của bệnh nhân.

Máy thở cầm tay cần được vận hành bởi các nhân viên y tế, lượng oxy cung cấp phải theo chỉ định của bác sĩ. Trong các trường hợp bệnh nhân sử dụng máy thở tại nhà cần phải thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ và được nhân viên y tế hướng dẫn sử dụng một cách cẩn thận.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Virus corona chủng mới gây ra đại dịch viêm đường hô hấp COVID-19 trên toàn cầu. Loại virus có tên SARS-CoV-2 này xâm nhập vào đường hô hấp khiến người bệnh khó thở, suy hô hấp. Máy trợ thở 2 chiều là một thiết bị giúp người bệnh hít thở khi không thể tự mình làm điều đó.

Ước tính cho đến nay có khoảng 6% người mắc COVID-19 diễn tiến nặng, và khoảng 1/4 người trong số này cần sử dụng máy trợ thở 2 chiều để thực hiện chức năng hô hấp. Những số liệu này vẫn đang tiếp tục thay đổi nhanh chóng khi dịch bệnh COVID-19 không ngừng lan rộng trên toàn cầu.

Dùng máy thở oxy, hay đặt nội khí quản là thủ thuật được chỉ định khi bệnh nhân không thể tự thở. Bác sĩ sẽ đặt một ống xuống cổ họng và vào khí quản của bệnh nhân để giúp không khí ra vào phổi dễ dàng hơn. Máy thở bơm không khí có thêm oxy, giúp bệnh nhân hít thở và loại bỏ carbon dioxide [CO2]. Thông khí cơ học có tác dụng giữ cho mức oxy và CO2 của người bệnh luôn được ổn định.

Bác sĩ cũng thường gọi thiết bị này là máy thở cơ khí. Khác với mặt nạ phòng hơi độc - thiết bị dành riêng cho nhân viên y tế đeo khi chăm sóc người mắc bệnh truyền nhiễm, máy thở là một thiết bị điện thường đặt ở đầu giường, có các ống kết nối với đường thở của bệnh nhân.

Hình ảnh máy trợ thở 2 chiều

2.1. Ở bệnh nhân COVID-19

Khi phổi của bệnh nhân hít vào và thở ra không khí bình thường, các tế bào sẽ lấy oxy cần thiết để tồn tại và loại bỏ carbon dioxide. Nhưng bệnh viêm đường hô hấp COVID-19 sẽ “nhấn chìm” phổi của bệnh nhân trong chất lỏng, khiến họ bị ngạt thở.

Theo đó, máy trợ thở 2 chiều giúp bơm oxy vào cơ thể. Không khí đi qua một ống, vào miệng và xuống khí quản. Máy cũng có thể hỗ trợ thì thở ra, hoặc bệnh nhân sẽ tự làm điều đó nếu có khả năng.

Máy thở được bác sĩ thiết lập để thực hiện số lần thở nhất định trong mỗi phút, hoặc chỉ tự động kích hoạt khi nào người bệnh thực sự cần trợ thở. Trong trường hợp này, máy sẽ tự động thổi không khí vào phổi nếu bệnh nhân không thở được trong một khoảng thời gian nhất định.

2.2. Các trường hợp đặt nội khí quản

Các loại thuốc gây mê toàn thân được dùng trong khi phẫu thuật cũng có thể khiến bệnh nhân khó thở. Đặt nội khí quản cho phép thiết bị điện bên ngoài làm nhiệm vụ thở giúp bệnh nhân. Đây là lý do tại sao bác sĩ gây mê thường dùng máy thở oxy và đặt nội khí quản cho người chuẩn bị phẫu thuật.

Máy thở cũng có thể được sử dụng nếu bệnh nhân bị chấn thương hoặc gặp phải vấn đề gây khó thở. Hơi thở cung cấp oxy mà mọi tế bào trong cơ thể đều cần. Nếu không nhận đủ O2, bệnh nhân sẽ bị bất tỉnh, tổn thương não và thậm chí là tử vong. Máy cũng hỗ trợ chiều thở ra, giúp loại bỏ CO2. Nếu để CO2 tích tụ trong máu sẽ gây nhiễm toan hô hấp và dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.

Có trường hợp, ngay cả khi bệnh nhân thở được bình thường và nồng độ oxy trong máu là ổn định, bác sĩ vẫn chỉ định đặt nội khí quản bởi vì người bệnh đã bất tỉnh. Một căn bệnh hoặc chấn thương nghiêm trọng có thể khiến khả năng hô hấp nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn, hoặc làm suy yếu các phản xạ trong đường thở của bệnh nhân.

Bác sĩ cũng chỉ định dùng máy thở oxy và đặt nội khí quản nếu bệnh nhân cần phẫu thuật khẩn cấp có yêu cầu gây mê toàn thân. Trong trường hợp này, người bệnh nhân cần nhịn ăn để làm trống dạ dày. Thức ăn từ dạ dày có thể chảy ngược hoặc xâm nhập vào phổi nếu bệnh nhân nôn. Để tránh tình trạng này xảy ra, một ống khí thổi lên sẽ được lắp đặt để bịt kín đường thở từ dạ dày của người bệnh.

Bệnh nhân thường sử dụng thuốc an thần trước khi đặt ống vào

Máy trợ thở 2 chiều không có tác dụng chữa được COVID-19 hoặc các bệnh khác gây ra vấn đề ở đường hô hấp của bệnh nhân. Thiết bị này chỉ giúp bệnh nhân sống sót qua cơn nguy kịch, cho đến khi người bệnh khỏe hơn và phổi có thể tự hoạt động.

Ngoại trừ những trường hợp hiếm gặp, bác sĩ thường cho bệnh nhân thuốc an thần hoặc gây mê hoàn toàn trước khi đặt ống vào. Một loại thuốc làm tê liệt đường thở cũng được sử dụng để tránh các phản xạ chống lại của cơ thể khi có vật là chèn ép vào, ví dụ như bịt miệng hoặc vật vã, giãy giụa.

Bệnh nhân có thể được cung cấp một ít oxy từ mặt nạ trong 2 - 3 phút trước khi thủ tục bắt đầu để tăng nồng độ O2 trong máu. Bệnh nhân nằm ngửa, hơi nghiêng đầu về phía sau. Bác sĩ sẽ đưa một ống thông có gắn đèn và camera vào miệng của bệnh nhân để quan sát đường thở qua màn hình video.

Sau đó, bác sĩ sẽ luồn ống vào giữa dây thanh âm và xuống khí quản của bệnh nhân, kết nối một phần đường thở với phổi. Khi ống đã nằm đúng vị trí, bác sĩ sẽ thổi phồng lên trên ống để niêm phong phần lớn đường thở từ dạ dày, nhằm giữ cho thức ăn không chảy ngược vào phổi nhưng không khí vẫn có thể qua được.

Nếu không gặp vấn đề trục trặc, quá trình này sẽ không kéo dài hơn 5 phút. Bác sĩ có thể cần kiểm tra nhịp thở của bệnh nhân thông qua ống nghe, theo dõi nồng độ CO2 hoặc chụp X-quang ngực.

Khi người bệnh đã ổn, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá hơi thở của bệnh nhân. Máy thở oxy vẫn được kết nối nhưng sẽ điều chỉnh thiết lập để bệnh nhân cố gắng tự thở. Đến lúc bệnh nhân có khả năng thở bình thường, bác sĩ sẽ rút các ống thở ra ngoài và tắt máy thở.

Đặt nội khí quản có thể dẫn đến biến chứng đau họng cho bệnh nhân

Đặt nội khí quản rất hiếm khi gây ra biến chứng, nhưng vẫn có trường hợp gặp vấn đề. Tác dụng phụ bao gồm làm hỏng răng của bệnh nhân hoặc tạo vết thương trong miệng. Ống thở cũng tác động đến cổ họng và hộp giọng nói, vì vậy bệnh nhân có thể bị đau họng hoặc khó nói chuyện và thở trong một thời gian. Thủ tục đặt nội khí quản có nguy cơ làm tổn thương phổi của hoặc dẫn đến nhiễm trùng, viêm phổi.

Ống thở đặt vào họng gây ra nhiều bất tiện, khiến bệnh nhân không thể ăn hoặc nói chuyện. Một số người sử dụng máy trợ thở 2 chiều sẽ không thể ăn và uống bình thường, mà cần phải lấy chất dinh dưỡng thông qua đường truyền tĩnh mạch IV.

Đặt nội khí quản, sử dụng máy thở là một kỹ thuật thực hiện thường quy tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Theo đó, tại Vinmec cũng đã ứng dụng kỹ thuật đặt nội khí quản để thăm khám, chẩn đoán điều trị, cấp cứu nhiều căn bệnh khác nhau.

Kỹ thuật đặt máy thở tại Vinmec được thực hiện bài bản, đúng chuẩn quy trình bởi đội ngũ y bác sĩ tay nghề chuyên môn cao cùng hệ thống máy móc hiện đại, đạt chuẩn nên hạn chế tối đa được biến chứng khi sử dụng và sau khi cai máy thở.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề