Cách hạ huyết áp cho phụ nữ sau sinh

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em sau khi sinh con bị tiền sản giật nặng, cao huyết áp, bây giờ bé 12 tháng tuổi vẫn đang bú mẹ. Bác sĩ tư vấn giúp em sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp khi đang cho con bú như thế nào? Cảm ơn bác sĩ tư vấn.

Nguyễn Thị Lan [1987]

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đào Kim Phượng - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp khi đang cho con bú như thế nào?”, bác sĩ giải đáp như sau:

Các thuốc chống tăng huyết áp có thể dùng trong thời kỳ cho con bú sữa mẹ gồm:

  • Thuốc ức chế thụ thể beta: Loại thuốc được xem là an toàn là propranolol, metoprolol, labetalol. Lưu ý tránh dùng atenolol.
  • Thuốc ức chế kênh canxi: Loại thuốc được xem là an toàn - nifedipine. Đối với diltiazem và verapamil, chưa có dữ liệu báo cáo về độ thiếu an toàn cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ. Các thuốc ức chế kênh canxi khác có thể an toàn khi sử dụng.
  • Thuốc ức chế men chuyển: Các thuốc như captopril, enalapril được xem là khá an toàn cho bà mẹ nuôi con bú. Tránh dùng các thuốc ức chế men chuyển khác.
  • Thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II và thuốc lợi tiểu thiazid: Chưa có dữ liệu báo cáo về độ an toàn cho phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên, bác sĩ có thể cân nhắc cho bạn dùng khi cần thiết hoặc xem xét cho dùng các thuốc thay thế khác.

Tuy nhiên, mỗi loại thuốc đều có chỉ định và chống chỉ định, nên bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để cho thuốc cụ thể và an toàn, tránh các tác dụng phụ gây ra cho cả mẹ và trẻ.

Nếu bạn còn thắc mắc về việc sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp khi đang cho con bú, bạn có thể đến cơ sở y tế thuộc Hệ thống Y tế Vinmec thăm khám và điều trị sớm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Phương Loan - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Tiền sản giật sau sinh xuất hiện trong vòng 48 giờ kể từ khi sinh đẻ [tuy nhiên đôi khi tiền sản giật sau sinh có thể xuất hiện trong khoảng thời gian lên tới 6 tuần hoặc hơn nữa, và được gọi là tiền sản giật sau sinh muộn]

Tiền sản giật sau sinh là một tình trạng hiếm gặp xảy ra khi người mẹ bị tăng huyết áp và protein niệu dương tính ngay sau khi sinh con. Tiền sản giật sau sinh cũng giống như tiền sản giật, chỉ khác là tiền sản giật xuất hiện trong thời kỳ mang thai [và thông thường sẽ biến mất khi sinh con], còn tiền sản giật sau sinh lại xuất hiện sau khi em bé ra đời.

Tiền sản giật sau sinh cần phải được điều trị kịp thời. Nếu không được điều trị, tiền sản giật sau sinh có thể gây co giật và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

Tiền sản giật sau sinh có thể khó tự nhận biết. Nhiều phụ nữ mắc tiền sản giật sau sinh không xuất hiện bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng gì trong suốt thời kỳ mang thai; hoặc trên thực tế có những bất thường xảy ra nhưng lại không được chú ý tới [do mọi sự quan tâm chăm sóc đều dành cho em bé mới sinh].

Những triệu chứng và dấu hiệu tiền sản giật sau sinh [mà hầu hết chúng đều giống như tiền sản giật] bao gồm:

  • Tăng huyết áp: huyết áp đạt trị số 140/90 mmHg hoặc cao hơn.
  • Protein niệu dương tính: kết quả dương tính khi lượng protein trên 0,5 g/L với mẫu nước tiểu ngẫu nhiên; hoặc để kết quả xét nghiệm chính xác nhất thì lấy mẫu nước tiểu 24h, kết quả dương tính khi lượng protein lớn hơn 0,3 g/L/24h.
  • Đau đầu nghiêm trọng.
  • Thay đổi thị lực, bao gồm mất thị lực tạm thời, nhìn mờ hoặc nhạy cảm với ánh sáng.
  • Đau vùng bụng trên, thông thường ở vùng hạ sườn phải [khu vực phía dưới các xương sườn bên phải].
  • Tiểu ít.

Khám bác sĩ chẩn đoán bệnh tiền sản giật sau sinh

Nguyên nhân dẫn tới tiền sản giật sau sinh cũng như tiền sản giật hiện còn chưa rõ ràng và còn có nhiều tranh cãi.

Hiện chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện, tuy nhiên một số nghiên cứu gợi ý các yếu tố nguy cơ của tiền sản giật sau sinh bao gồm:

  • Tăng huyết áp trong lần mang thai gần nhất: nguy cơ xuất hiện tiền sản giật sau sinh tăng lên nếu có sự tăng huyết áp từ tuần thứ 20 của thai kỳ [tăng huyết áp thai nghén].
  • Béo phì: nguy cơ bị tiền sản giật sau sinh sẽ cao hơn nếu bị béo phì.
  • Mang đa thai: tiền sản giật sau sinh sẽ có nhiều khả năng xuất hiện hơn nếu mang đa thai [thai đôi, thai ba,...].
  • Tăng huyết áp mạn tính: tăng huyết áp không được kiểm soát trước khi mang thai sẽ làm gia tăng nguy cơ xảy ra tiền sản giật cũng như tiền sản giật sau sinh.
  • Đái tháo đường: mắc đái tháo đường type 1 hoặc tiểu đường type 2 đều làm tăng nguy cơ xuất hiện tiền sản giật và tiền sản giật sau sinh.

Tiền sản giật sau sinh gây ra nhiều biến chứng như:

  • Sản giật sau sinh: sản giật sau sinh là tình trạng tiền sản giật sau sinh nặng kèm theo co giật. Sản giật sau sinh có thể gây tổn thương không hồi phục nhiều cơ quan quan trọng như não, mắt, gan và thận.
  • Phù phổi: phù phổi là tình huống đe dọa tính mạng khi dịch tích tụ đầy trong hai phổi.
  • Đột quỵ: đột quỵ là một cấp cứu y khoa xảy ra khi lượng máu cung cấp cho một khu vực não nhất định bị suy giảm nghiêm trọng hoặc bị mất hoàn toàn, khiến nhu mô não ở khu vực đó bị tổn thương [hoặc chết] do thiếu oxy và chất dinh dưỡng.
  • Nghẽn mạch huyết khối: nghẽn mạch huyết khối là sự tắc nghẽn mạch máu do một cục máu đông từ một nơi nào đó di chuyển tới và bị kẹt lại trong lòng mạch, và đây cũng là một trường hợp cấp cứu.
  • Hội chứng HELLP: hội chứng HELLP bao gồm huyết tán, tăng men gan và tiểu cầu thấp, là một hội chứng đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Phòng tránh tiền sản giật sau sinh

Vì nguyên nhân gây ra tiền sản giật cũng như tiền sản giật sau sinh hiện còn chưa rõ ràng và gây nhiều tranh cãi, do đó thật không may hiện nay chưa có biện pháp nào có thể giúp phòng tránh hoàn toàn tiền sản giật sau sinh. Phương pháp phòng ngừa chủ yếu hiện nay là có một cuộc sống năng động và thực hiện chế độ ăn cân bằng, lành mạnh. Bên cạnh đó bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng thuốc aspirin trong thai kỳ.

Khi xuất hiện những triệu chứng và dấu hiệu tiền sản giật sau sinh, xin đừng bỏ qua mà hãy ngay lập tức tới thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Tiền sản giật sau sinh có thể gây ra nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng, do đó việc đi khám sớm sẽ giúp xác định có phải tiền sản giật sau sinh hay không, từ đó bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Bác sĩ Trần Thị Phương Loan nguyên là Trưởng khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang; Bác sĩ điều trị tại bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai trước khi là bác sĩ Sản phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc như hiện nay.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bài viết tham khảo nguồn: Mayoclinic

XEM THÊM:

  • Đối với tăng huyết áp nhẹ, các biện pháp truyền thống tiếp theo là giảm huyết áp nếu cần

  • Methyldopa, thuốc chặn beta, hoặc thuốc chẹn kênh canxi được thử trước tiên

  • Tránh dùng thuốc ức chế men chuyển [ACE], thuốc chẹn thụ thể angiotensin II [ARB] và thuốc đối kháng aldosterone

  • Đối với tăng huyết áp vừa và nặng, điều trị hạ huyết áp, theo dõi chặt chẽ và, nếu tình trạng xấu đi, có thể chấm dứt thai kỳ hoặc sinh con, phụ thuộc vào tuổi thai

Khuyến cáo về tăng huyết áp mạn tính và tăng huyết áp thai kỳ tương tự nhau và phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, cao huyết áp mạn tính có thể nặng hơn. Trong tăng huyết áp thai kỳ, sự gia tăng huyết áp thường xảy ra chỉ vào cuối thời kỳ mang thai và có thể không cần điều trị.

Điều trị tăng huyết áp nhẹ đến trung bình mà không có sự suy giảm chức năng thận trong thai kỳ là vấn đề gây tranh cãi; các vấn đề là liệu điều trị có cải thiện được kết cục hay không và liệu nguy cơ điều trị bằng thuốc có cao hơn so với không điều trị hay không. Vì lưu thông tuần hoàn tử cung bánh rau được mở rộng tối đa và không có cơ chế tự điều chỉnh nên làm giảm huyết áp bà mẹ bằng thuốc có thể gây giảm đột ngột lượng máu lưu thông trong tử cung bánh rau. Thuốc lợi tiểu làm giảm lượng máu tuần hoàn của mẹ; giảm thường xuyên làm tăng nguy cơ thai chậm phát triển trong tử cung. Tuy nhiên, tăng huyết áp với suy thận được điều trị ngay cả khi cao huyết áp nhẹ hoặc trung bình.

Trong trường hợp tăng huyết áp nhẹ đến trung bình [HA tâm thu 140 đến 159 mm Hg hoặc huyết áp tâm trương 90 đến 109 mm Hg] với huyết áp thay đổi, giảm hoạt động thể lực có thể làm giảm huyết áp và cải thiện sự phát triển của thai nhi, làm xuất hiện những rủi ro chu sinh tương tự như những phụ nữ không cao huyết áp. Tuy nhiên, nếu biện pháp truyền thống này không làm giảm huyết áp, nhiều chuyên gia khuyên dùng thuốc trị liệu. Phụ nữ dùng methyldopa, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh calci hoặc phối hợp trước khi mang thai có thể tiếp tục dùng các loại thuốc này. Tuy nhiên, thuốc ức chế ACE và ARB nên được ngưng lại khi biết có thai.

Đối với cao huyết áp nặng [HA tâm thu ≥ 160 mm Hg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mm Hg], chỉ định điều trị bằng thuốc. Nguy cơ biến chứng của - mẹ [tiến triển của rối loạn chức năng cơ quan cuối, chứng tiền sản giật] và thai nhi [non tháng, hạn chế tăng trưởng trong tử cung, thai chết lưu] tăng lên đáng kể. Một số thuốc hạ huyết áp có thể được sử dụng.

Đối với huyết áp tâm thu > 180 mm Hg hoặc huyết áp tâm trương > 110 mm Hg, cần phải đánh giá ngay. Các loại thuốc khác nhau thường được yêu cầu. Cũng có thể cần phải nằm viện ở những tháng sau của thai kỳ. Nếu tình trạng của phụ nữ trở nên tồi tệ hơn, nên chấm dứt thai sản.

Tất cả phụ nữ bị cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang thai nên được hướng dẫn tự theo dõi huyết áp, và họ cần được đánh giá về các tổn thương cơ quan đích. Đánh giá, được thực hiện tại thời điểm ban đầu và định kỳ sau đó, bao gồm

  • Huyết thanh Creatinine, chất điện giải, và mức axit uric

  • Đánh giá protein nước tiểu

Thuốc đầu tay sử dụng cho cao huyết áp trong thai kỳ bao gồm

Liều methyldopa ban đầu là 250 mg uống 2 lần/ngày, tăng lên khi cần thiết đến tổng cộng 2 g/ngày, trừ khi buồn ngủ quá mức, trầm cảm, hoặc khi thấy giảm huyết áp tâm trương có triệu chứng.

Thuốc chẹn beta được sử dụng phổ biến nhất là labetalol [thuốc chẹn beta có một số hiệu ứng chặn alpha-1], có thể dùng đơn độc hoặc với methyldopa khi đạt đến liều methyldopa tối đa hàng ngày. Liều thông thường của labetalol là 100 mg hai đến 3 lần/ngày, tăng liều khi cần thiết tối đa tới 2400 mg mỗi ngày. Tác dụng phụ của thuốc ức chế beta bao gồm tăng nguy cơ làm chậm phát triển bào thai, giảm mức năng lượng của mẹ, và gây trầm cảm ở bà mẹ.

Nifedipine phóng thích kéo dài, một thuốc chẹn kênh calci, có thể được ưa thích vì nó chỉ dùng một lần/ngày [liều ban đầu là 30 mg, liều tối đa 120 mg]; tác dụng phụ bao gồm nhức đầu và phù trước xương chày. Thuốc lợi tiểu thiazide chỉ được sử dụng để điều trị cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang thai nếu lợi ích tiềm tàng vượt quá nguy cơ tiềm ẩn đối với thai nhi. Liều lượng có thể được điều chỉnh để giảm thiểu các tác dụng bất lợi như hạ kali máu.

Một số loại thuốc hạ huyết áp thường được tránh trong thai kỳ:

  • Chất gây ức chế ACE được chống chỉ định vì nguy cơ dị tật bẩm sinh đường tiết niệu thai nhi tăng lên.

  • ARBs được chống chỉ định bởi vì chúng làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng thận của thai nhi, thiểu sản phổi, dị dạng xương và tử vong.

  • Thuốc đối vận aldosterone [spironolactone và eplerenone] nên tránh vì chúng có thể gây nữ tính hoá ở thai nam.

Video liên quan

Chủ Đề