Cách học THUỘC tên gọi của một số amino axit

AMINO AXIT

I – ĐỊNH NGHĨA, CẤU TẠO, PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP

1. Định nghĩa

- Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino [NH2] và nhóm cacboxyl [COOH] - Công thức chung: [H2N]x – R – [COOH]y

2. Cấu tạo phân tử

- Trong phân tử amino axit, nhóm NH2 và nhóm COOH tương tác với nhau tạo ion lưỡng cực. Vì vậy amino axit kết tinh tồn tại ở dạng ion lưỡng cực 
- Trong dung dịch, dạng ion lưỡng cực chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử

3. Phân loại

Dựa vào cấu tạo gốc R để phân 20 amino axit cơ bản thành các nhóm. Một trong các cách phân loại là 20 amino axit được phân thành 5 nhóm như sau:

a] Nhóm 1: các amino axit có gốc R không phân cực kị nước, thuộc nhóm này có 6 amino axit: Gly [G], Ala [A], Val [V], Leu [L], ILe [I], Pro [P]

b] Nhóm 2: các amino axit có gốc R là nhân thơm, thuộc nhóm này có 3 amino axit: Phe [F], Tyr [Y], Trp [W]

c] Nhóm 3: các amino axit có gốc R bazơ, tích điện dương, thuộc nhóm này có 3 amino axit: Lys [K], Arg [R], His [H]

d] Nhóm 4: các amino axit có gốc R phân cực, không tích điện, thuộc nhóm này có 6 amino axit: Ser [S], Thr [T], Cys [C], Met [M], Asn [N], Gln [Q]

e] Nhóm 5: các amino axit có gốc R axit, tích điện âm, thuộc nhóm này có 2 amino axit: Asp [D], Glu [E]

4. Danh pháp

a] Tên thay thế: axit + vị trí + amino + tên axit cacboxylic tương ứng. Ví dụ: 
H2N–CH2–COOH: axit aminoetanoic ; HOOC–[CH2]2–CH[NH2]–COOH: axit 2-aminopentanđioic

b] Tên bán hệ thống: axit + vị trí chữ cái Hi Lạp [α, β, γ, δ, ε, ω] + amino + tên thông thường của axit cacboxylic tương ứng. Ví dụ: 
CH3–CH[NH2]–COOH : axit α-aminopropionic 
H2N–[CH2]5–COOH : axit ε-aminocaproic 
H2N–[CH2]6–COOH: axit ω-aminoenantoic

c] Tên thông thường: các amino axit thiên nhiên [α-amino axit] đều có tên thường. Ví dụ: 
H2N–CH2–COOH có tên thường là glyxin [Gly] hay glicocol

II – TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Các amino axit là các chất rắn không màu, vị hơi ngọt, dễ tan trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực [muối nội phân tử], nhiệt độ nóng chảy cao [vì là hợp chất ion].

BÀI TẬP ÁP DỤNG

Câu 1.  Chất dùng làm gia vị thức ăn gọi là mì chính hay bột ngọt có công thức cấu tạo là

  A. NaOOC–CH2CH2CH[NH2]–COONa.                             B. NaOOC–CH2CH2CH[NH2]–COOH.     

 C. NaOOC–CH2CH[NH2]–CH2COOH.                             D. NaOOC–CH2CH[NH2]–CH2COONa.

Câu 2.  Alanin có công thức là

 A. H2N–CH2CH2COOH.                               B. C6H5–NH2.

 C. CH3CH[NH2]–COOH.                             D. H2N–CH2COOH.

Câu 3. Tên gọi của amino axit nào dưới đây là đúng?

A. H2N-CH2-COOH [glixerin]                                  

B. CH3-CH[NH2]-COOH [anilin]

C. CH3-CH[CH3]-CH[NH2]-COOH [valin]              

D. HOOC.[CH2]2-CH[NH2]-COOH [axit glutaric]
Câu 4.  Khẳng định nào sau đây không đúng về tính chất vật lí của amino axit?

A. Tất cả đều chất rắn.                                        B. Tất cả đều là tinh thể, màu trắng.
C. Tất cả đều tan trong nước.                              D. Tất cả đều có nhiệt độ nóng chảy cao.

Câu 5. a- amino axit là amino axit mà nhóm amino gắn ở cacbon ở vị trí thứ mấy?

A. 1                  B. 2                       C. 3                       D. 4
Câu 6.  Amino axit X có phân tử khối bằng 75. Tên của X là

            A. lysin.                       B. alanin.                     C. glyxin.                    D. valin.

Câu 7.  Hợp chất nào sau đây không phải là amino axit?

A. CH3CONH2                          B. HOOC CH[NH2]CH2COOH        

C. CH3CH[NH2]COOH             D. CH3CH[NH2]CH[NH2]COOH

Câu 8. Phát biểu KHÔNG đúng là

A. Trong dung dịch, H2N–CH2–COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+–CH2–COO–.

B. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

C. Hợp chất H2N–CH2–COOH3N–CH3 là este của glyxin [hay glixin].

D. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.

Câu 9.  Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C3H7NO2 l

A. 3.                            B. 4.                            C. 1.                            D. 2.

Câu 10. Trong quả gấc chín rất giàu hàm lượng

A. β–caroten                                      B. ete của vitamin A  

C. este của vitamin A                         D. vitamin A

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

C

B

B

B

C

A

C

D

A

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2022 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Tài liệu "Bài thơ aminoaxit giúp nhớ một số CT" có mã là 391867, file định dạng doc, có 1 trang Tài liệu thuộc chuyên mục: Tài liệu phổ thông > Hóa Học > Hóa học Lớp 12. Tài liệu thuộc loại Đồng

Nội dung Bài thơ aminoaxit giúp nhớ một số CT

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Bài thơ aminoaxit giúp nhớ một số CT để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 1 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Bài thơ aminoaxit giúp nhớ một số CT

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

Video liên quan

Chủ Đề