Cách kiểm tra ống kính máy ảnh cũ

Xin chào các bạn, hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn cách test lens, ống kính máy ảnh cũ và mới cơ bản cho các bạn newbie khi các bạn đi mua hay tìm những ống kính sử dụng cho máy ảnh của mình. Ở video này mình sẽ chia sẻ cho các bạn cách kiểm tra thấu kính có bị lỗi, bụi mốc, xước hay rễ tre gì không, lá khẩu có hoạt động hoàn hảo hay không, lens zoom có mượt và vòng lấy nét có êm hay không. Cách kiểm tra những lỗi vặt hay xuất hiện khi test lens máy ảnh cũ. Và bên dưới là link chi tiết video, các bạn chú ý theo dõi nhé. Cám ơn các bạn đã theo dõi video.
Nếu các bạn chưa biết cách test body máy ảnh có thể tham khảo bài viết Cách test máy ảnh cũ cơ bản nhé.

Nếu các bạn chưa biết ở đâu bán lens máy ảnh cũ uy tín thì có thể tham khảo shop máy ảnh của Admin tại MayAnhCuSaiGon.Com nhé. Cám ơn các bạn!


Để vệ sinh tình trạng này đối với các ống kính prime thì đơn giản nhưng với các ống zoom có auto focus thì cũng khá phiền phức.
  • Xem có bị đóng bụi bên trong thấu kính, bụi là chuyện khó tránh đối với ống kính, quan trọng là mức độ nó nhiều hay ít, nếu chỉ vài hạt thì bạn cũng không cần phải bận tâm quá

bụi ống kính​


  • Một số ống kính có các thấu kính được dán lại với nhau bằng keo, qua thời gian thì lớp keo này bị oxy hóa khiến 2 thấu kính dần bị tách ra ở mép ngoài thấu kính, nếu bị nặng lan tới bên trong thì xem như ống kính đó bị mù nặng, không xài được nữa.
  • .........

Gắn ống kính lên chính máy của bạn để test

Một điều quan trọng khi đi mua ống kính cũ là bạn cần phải mang máy ảnh của riêng mình để test cho chính xác. Sự tương thích giữa body và ống kính không phải cái nào cũng như cái nào, nên cứ phải test trực tiếp trên chính máy của mình đang xài là chính xác nhất

Test xem body có nhận ống kính hay không

Vì một số lý do nào đó mà máy ảnh sẽ không nhận ra được ống kính nên hãy test để đảm bảo là ống kính mà bạn dự tính mua sẽ gắn lên và hoạt động được trên máy của bạn

Test lấy nét:

  • Mở khẩu lớn nhất trên lens chụp từ khoảng cách gần nhất cho tới xa nhất để coi tốc độ lấy nét thế nào, quá trình lấy nét có mượt không, có lựng khựng chổ nào không, mở ảnh lên coi lấy nét có chính xác không
  • Nếu máy có liveview thì bật liveview để xem tốc độ cũng như sự chính xác trong quá trình lấy nét với liveview
Với lens MF [manual focus]
  • Xoay vòng nét để lấy nét xem có gặp vấn đề hay khó khăn gì không, một số lens MF để lâu ngày sẽ bị khô dầu và đóng bụi nên sẽ bị kẹt khó lấy nét
Các bệnh đối với vấn đề lấy nét:
  • Một số ống kính sẽ bị hiện tượng “front - back focus” đó là khi bạn chụp vào chủ thể chính nhưng không nét là lại nét rơi ở trước hoặc sau chủ thể chính một khoảng cách nào đó
  • Một số ống kính có thể do lỗi của nhà sản xuất, hoặc do lỗi trong quá trình sử dụng sẽ bị lệch mặt phẳng nét, cụ thể khi chụp một mặt phẳng thì trên nét mà dưới không nét hoặc bên phải nét mà trái lại không nét
  • Các ống kính zoom thì sẽ có tình trạng nét tại tiêu cự gần nhất và bị mờ ở tiêu cự xa nhất hoặc ngược lại hoặc có thể là bắt đầu tại một tiêu cự nào đó trở đi thì sẽ không nét
  • ...

Lời khuyên khi test lấy nét, chụp chủ thể từ gần nhất cho đến ra xa, test lấy nét ngay ở điểm lấy nét trung tâm, sau đó di chuyển ra ngoài rìa bên trái, bên trên, bên phải, bên dưới để xem độ nét có đồng nhất không. Test tại khẩu lớn nhất sau đó test lại lần lượt các bước trên ở một mức khẩu nhỏ hơn tại F4.0 hoặc F8.0 chẳng hạn

Test chống rung:

Ở một số ống kính có tích hợp hệ thống chống rung trên thân ống thì bạn cần phải lưu ý test xem tính năng này có còn hoạt động tốt hay không bằng cách chụp ở tốc độ chậm [tùy tiêu cự ống kính] với 2 chế độ bật và tắt chống rung để xem tính năng đó còn hoạt động hiệu quả hay không

Test đóng mở khẩu:


  • Với lens AF: chuyển máy sáng mode chụp Av để chỉnh khẩu trên máy và chụp thử ở các mức khẩu khác nhau xem ống kính có bị kẹt ở khẩu nào không
  • Với lens MF: có một số lens có lẫy để giữ cho khẩu luôn mở khi gắn vào body, bạn cần check xem lens đó có khép khẩu được thủ công trên máy của bạn hay không

=> Nếu bạn cảm thấy hài lòng với ống kính mà mình vừa test thì chốt deal, còn nếu bạn còn một khuyết điểm nào đó quan trọng khiến bạn chưa cảm thấy hài lòng thì hãy cứ bình tĩnh, chờ cơ hội lần sau, điêu này áp dụng đối với các ống kính có giá không quá mắc và không quá hiếm. Đừng cố ráng mua để rồi cảm thấy khó chịu trong lòng

Thực hiện giao dịch

  • Bạn có muốn trả giá hay không thì tùy cách giao tiếp của bạn, nhưng phải trên tinh thần cả 2 bên vui vẻ và cùng có lợi, đừng vì vài đồng trả giá kỳ kèo mà mất lòng nhau, mất cả vui.
  • Nếu lần đầu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa hoàn toàn chắc chắn về sự thẩm định của mình thì cứ đề nghị người bán bao test trong thời gian sử dụng khoảng tầm 3 ngày đến 1 tuần để nếu có phát sinh lỗi thì hoàn trả lens đòi lại tiền
  • Sau khi thanh toán, cả 2 bên cùng bắt tay chào nhau và ra về trong sung sướng :p

Cảm ơn các bạn đã theo dõi đến đây, các bạn nào có kinh nghiệm trong việc chọn mua ống kính máy ảnh mà mình chưa đề cập đến trong bài này thì xin hãy chia sẻ để mọi người cùng tham khảo luôn nhé! ^^


Nguồn: Trong bài có một số hình ảnh minh họa được mượn từ google​

Với những người yêu thích nhiếp ảnh nhưng không đủ kinh phí để mua một máy mới, thì việc mua máy ảnh cũ đang là một xu hướng được nhiều lựa chọn nhất. Để tránh được những rủi ro khi mua máy ảnh đã qua sử dụng, bạn nên tham khảo một vài mẹo kiểm tra máy ảnh cũ nhanh chóng, hiệu quả sau đây.

** Kiểm tra Body máy

Kiểm tra ngoại hình

Dựa vào mắt nhìn đánh giá cao su bị mòn nhiều hay ít, ốc vít có dấu tháo mở chưa vì ngoại hình sẽ tương ứng với số shots máy đã chụp. Không thể có chuyện máy ảnh cũ mà số shots lại quá ít và ngược lại. 

Kiểm tra nội thất bên trong

Kiểm tra sensor có nhiều điểm chết hay chưa bằng cách đóng nắp body, để ISO 100 hoặc 200, tốc độ chụp 30 giây. Sau đó phóng to tấm hình vừa chụp để xem có sao [điểm chết] trên nền đen hay không.

Kiểm tra cơ chế hoạt động

- Gắn lens vào máy ảnh, chụp và để ý kiểm tra xem các phần focus [AF/MF] hoạt động có chuẩn hay không, chủ yếu là kiểm tra AF. Lấy nét xa, gần, trung xem có chuẩn hay là không?

- Cuối cùng là các phần khác như đèn flash cóc, chân đèn Flash Gun và các phím bấm có hoạt động, đàn hồi bình thường hay không và để ý xem chữ cái phai nhiều hay không bạn nhé.

Kiểm tra màn hình hiển thị

Bạn kiểm tra xem màn hình có điểm chết, bong coast hay là bị móp méo gì hay không, nếu máy có hỗ trợ màn hình cảm ứng bạn cũng chú ý test cảm ứng nhé.

** Kiểm tra ống kính [lens]

- Kiểm tra vỏ bên ngoài và thấu kính trước sau xem đã bị tháo mở hay là chưa, kiểm tra xem bong coast hay là chưa.

- Kiểm tra mốc, bụi và rễ tre bằng cách dùng đèn flash điện thoại hay đèn nào đó có thể là chỗ có nắng, dùng tay gạt thanh mở khẩu độ hết cỡ và soi vào ống kính xem bên trong có dính bụi, mốc hay rễ tre gì không. Ngoài ra có thêm hiện tượng mù thấu kính, bạn chú ý để ý xem kính còn trong không nhé.

- Kiểm tra lens đã được tháo mở hay là chưa bằng kiểm tra các con ốc trên lens, để ý các tem bảo hành trên các ốc xem có bị rách không. Một số trường hợp tháo lens mở ra để lau chùi mốc, rễ tre hay bụi, nếu người bán bảo lens đã mở thì bạn hỏi xem lens đã tháo mở ở đâu và nhớ hỏi kỹ.

- Kiểm tra Focus: kiểm tra kỹ chức năng Auto Focus[AF] cũng như Manual Focus [MF] xem vòng lấy nét có mượt hay cứng. Nếu là lens zoom thì nên kiểm tra xem vòng zoom có mượt hay là không, có nứt vòng zoom hay không. Lấy nét có chuẩn hay không, đặc biệt là test ở khẩu độ lớn nhất xem có nét hay không/

- Kiểm tra lens rơi rớt hay chưa bằng cách kiểm tra bên ngoài xem có móp méo hay trầy xước gì không tránh hiện khi lens bị rơi rớt sẽ ảnh hưởng đến thấu kính cũng như chức năng focus của lens.

Bạn cũng đừng ngại khi thời gian kiểm tra máy diễn ra quá lâu. Nói chung, máy ảnh dù là mua máy ảnh cũ thì cũng tốn một khoản chi phí không nhỏ. Với những mẹo nhỏ trên, hy vọng bạn sẽ chọn được cho mình một chiếc máy ảnh phù hợp để thỏa chí đam mê nhiếp ảnh. Chúc các bạn thành công!

>> Liên hệ Binhminhdigital để được tư vấn và nhận những ưu đãi mới nhất khi mua trả góp máy ảnh và các phụ kiện nhiếp ảnh khác.

Video liên quan

Chủ Đề