Cách làm be cá tự chế

Nếu bể thủy sinh của bạn đang gặp vấn đề về lọc, bạn không có một chiếc lọc để tốt để có thể giúp bể cá bạn luôn sạch. Hôm nay, hãy cùng Thủy Sinh 4U cùng chế lọc nước hồ cá, thủy sinh. Đây là hướng dẫn làm lọc chế mini để bàn để chơi cá cảnh đơn giản nhất, chắc chắn ai cũng có thể thực hiện được.

Hướng dẫn làm lọc chế pvc

Để có thể làm một chiếc lóc chế hồ cá, các nguyên vật liệu và những phụ kiện bạn cần bao gồm:
1 máy khoan tay, mũi khoan

  • Ống nhựa PVC.
  • Ống tio.
  • Bịt đầu có ren vặn và không ren vặn.
  • Cút nối nhanh.
  • Máy bơn nước mini.
  • Mong sông.
  • 1 lọ keo dán ống nhựa

Với những nguyên liệu như này là bạn đã hoàn toàn có thể tự làm một chiếc lọc chế thủy sinh, hồ cá cảnh mini dùng cho các bể cá cảnh để bàn cực đơn giản và hiệu quả.

Các bước làm lọc ngoài tự chế

Dưới đây là video hướng dẫn làm lọc chế hồ cá cảnh mini để bàn, mọi người xem qua và làm theo, chắc chắn sẽ có một chiếc lọc chế hoàn hảo do chính tay mình thực hiện.

Lưu ý: Hãy dùng keo để dán thật chặc những điểm nối vì đây là những điểm rất dễ dò nước ra ngoài, nên cần thật cẩn trọng những điểm này để bạn có một chiếc lọc chế tốt nhất.

Trên đây là video hướng dẫn các bạn tự làm lọc chế hồ cá, hay các bộ lọc thùng, lọc ngoài tự chế. Mong rằng video này sẽ giúp các bạn có thêm ý tưởng và động lực để có thể làm lọc chế thành công.

Hãy theo dõi Thủy Sinh 4U để xem thêm nhiều video hay về thủy sinh nhé!

Hướng dẫn làm lọc ngoài tự chế là từ khóa được rất nhiều anh em tìm kiếm trong thời gian qua, ở bài chia sẻ này Shop Thủy Sinh sẽ hướng dẫn bạn cách chế lọc thùng ngoài bằng ống nhựa PVC kèm những vật dụng dễ tìm.

Tuy nhiên trước khi đi vào bài viết hướng dẫn làm lọc ngoài tự chế thì chúng ta nên tìm hiểu đôi chút về một số loại lọc ngoài, ưu và nhược điểm của chúng ra sao đã nhé.

2 Loại lọc ngoài chế thông dụng hiện nay:

  1. Lọc thùng: được chế bằng các loại ống nhựa PVC được sử dụng chủ yếu trong các bể thủy sinh, ưu điểm gọn gàng, dễ dàng dấu sau hồ thủy sinh. Nhược điểm là do được làm thủ công bằng những loại keo chưa được chuẩn nên dễ bị xì nước.
  2. Lọc vách [lọc tràn]: Đây là loại lọc khá phổ biến đối với các anh em nuôi cá cảnh, loại lọc này có một ưu điểm là có thể loại bỏ gần như 100% các cặn bã dư thừa bởi cơ cấu của loại lọc này theo quy trình nước chảy đi qua từng ngăn xử lý riêng biệt. Nhược điểm nhỏ đó là cồng kềnh, thiếu độ mỹ quan.

Hướng dẫn chi tiết làm lọc ngoài tự chế:

Các vật liệu bạn cần chuẩn bị bao gồm ống nhựa PVC kích thước tùy ý bạn chọn, 2 nắp bít đầu của ống nhựa. Ống nhựa trắng và ít co để đi đường ống cho lọc thùng, các loại vật liệu lọc như bùi nhùi, bông lọc, sứ lọc…


Phần thân ống nhựa bạn khoan 2 lỗ để có thể cắm ống đi nước, phần nắp cũng vậy, cụ thể gắn ống như thế nào thì bạn coi hình phía dưới đây nhé.


Tiếp theo bạn tuần tự ráp các đầu bít, máy bơm và các ngăn lọc tuần tự như hình bên dưới [sử dụng lưới inox cắt theo hình tròn để ngăn các ngăn vật liệu lọc, hoặc sử dụng các miếng bùi nhùi lọc cắt tròn dùng làm ngăn các ngăn chứa vật liệu lọc].


Sơ đồ đi ống in lồng vào bên trong nắp thùng lọc


Giợi ý các ngăn bố trí vật liệu lọc:


Như vậy là mình đã hoàn tất bài Hướng dẫn làm lọc ngoài tự chế chúc các bạn thành công nhé.

Hệ thống lọc bể cá là một trong những vấn đề được quan tâm. Đối với những người chơi cá cảnh. Vậy hãy để chúng tôi hướng dẫn bạn cách làm bộ lọc nước hồ cá đơn giản nhé. Việc này sẽ giúp cho bể cá nhà bạn luôn trong sạch.

Phần máy bơm

Bạn có thể mua 1 máy lọc chìm loại dùng cho hồ cá. Gỡ bỏ phần lọc thô ở đầu vào của máy lọc [phần lọc thô này sẽ được sử dụng cho đầu hút nước nằm trong hồ]

Ở đầu ra của máy lọc, bạn có thể gắn 1 đoạn ống nhựa khoảng 4cm, dùng keo dán kín điểm nối. Nếu các bạn để ý sẽ thấy máy lọc chìm gồm 2 bộ phận có thể tháo rời.

Trong cách làm lọc nước hồ cá đơn giản này. 2 phần của máy lọc phải được dán thật kín. Kể cả chỗ mà dùng để gắn ống sục oxy. Đảm bảo cho nước không bị rò rỉ [sau khi dán xong, để khô keo 1 ngày. Rồi cho nước chạy qua máy lọc, để xem xem có bị rò rỉ chỗ nào không nha.]

Nối dây đầu vào và ra của máy lọc. Ở đầu vào dùng ống nhựa dẻo phi 15. Đầu ra gắn ống nhựa “ruột gà” dùng chuyên cho máy lọc chìm. Thế là hòm hòm được bộ phận bơm.

Bạn có thể tham khảo thêm một vài mẫu máy bơm Atman cho bể cá.

Phần bầu lọc:

Đầu vào:

Chuẩn bị một ống nhựa PVC cỡ phi 60. Nếu muốn để trực tiếp bầu lọc trên bể cá, thì chiều dài ống nhựa bằng chiều dài bể. Trừ đi khoảng 30-40cm. Việc này nhằm thuận tiện cho việc gắn ống nước vào và ra.

Lúc này, sử dụng 1 co nhựa [cỡ khoảng 60/27] nối vào đầu của đoạn ống nhựa. Ở đầu nhỏ của co, nối 1 đoạn ống PVC phi 27 [chỉ khoảng 5cm]. Lại tiếp tục nối 1 co nhựa cỡ 27/15 vào đầu ống. [mục đích là thu hẹp đầu vào của bầu lọc. Bằng đầu ra của máy bơm để nối ống] Và khi nối ống, nhớ bôi keo dán PVC nha.

Đầu ra:

Cắt 1 đoạn ống nhựa PVC phi 27, dài bằng chiều dài của đoạn ống phi 60 ở trên. Bịt một đầu, đầu còn lại gắn xuyên qua co nhựa thu hẹp [cỡ 60/27] khoảng 4cm. Ở đầu này, gắn vào 1 co hẹp cỡ 27/15. Và dùng lưỡi cưa sắt khoét lỗ trên phần chiều dài của ống phi 27.

Cách làm bộ lọc nước hồ cá đơn giản cũng hòm hòm xong rồi. Giờ chỉ cần kết nối chúng lại là xong.

Cho phần máy bơm trên vào bể kính nhỏ [hoặc dùng bất cứ vật dụng gì, miễn sao chứa được máy bơm. Và không bị rò rỉ] Cho nước vào ngập bơm, mục đích làm mát bơm, và giấu ồn. Giấu bể nhỏ vào dưới hồ rong để tăng tính thẩm mỹ.

Đặt bầu lọc lên hồ rong [hoặc treo trên tường tùy bạn]. Bạn nối đầu vào bơm của hồ, đầu ra của bơm lại gắn vào đầu vào của bầu lọc.

Với ưu điểm giá “hạt rẻ”. Và quan trọng hơn, bạn có thể thỏa mãn sự mày mò. Chế tạo những bộ lọc hồ thủy sinh của chính mình.

Hướng dẫn làm lọc ngoài tự chế

Thành phần:

  • Bông mịn dùng để lọc, có thể thay thế thường xuyên
  • Đá xốp – thường có nguồn gốc từ nham thạch núi lửa, rất nhẹ.
  • Xốp mỏng: Chủ yếu dùng để lọc, và có thể tái sử dụng nhiều lần.
  • ống gốm – bio: Là nơi cho vi khuẩn sinh sống, có tác dụng tạo những xoáy nước. Làm nhỏ đi vật thể của hồ cá bị hút vào. Trước khi đưa lên tầng lọc bên trên.

Ưu điểm:

  • làm nước trong và êm. Ít gây ồn. có thể bật 24/24
  • không ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bể. Vì lọc được đặt ở bên ngoài.
  • Tạo luồng nước giúp làm sạch bể. Và phù hợp với các bể có kích thước 30 lít trở lên.
  • Ít phải vệ sinh lọc

Nhược điểm:

  • Hay bị rò rỉ điện, khí,.. Cần đảm bảo trong quá trình làm lọc. Phải đảm bảo kiểm tra đúng kỹ thuật.
  • Nặng
  • Tránh va chạm lọc khi đang chạy.
  • Tuy là ít phải vệ sinh lọc, nhưng vệ sinh hơi khó.

Tham khảo thêm, cách làm lọc tràn trên cho bể cá.

Vậy là bạn đã nắm được cách làm bộ lọc nước hồ cá đơn giản chưa? Nếu trong quá trình thiết kế, hay trong quá trình làm. Nếu điều gì chưa rõ, hay cần tư vấn. Hãy liên hệ với chúng tôi, bể cá Hoàng Gia sẽ giúp bạn làm điều đó. Hotline: 098 298 4898. Xin chân thành cảm ơn.

Đăng nhập

Chủ Đề