Cách làm mực viết bảng

Em có lưu giữ được tài liệu về quá trình sản xuất Mực bút máy từ những năm 70 của TK trước. Chia sẻ với mọi người để hiểu thêm về Mực.

Mực bút máy
1. Yêu cầu kỹ thuật
Tên chỉ tiêu
Quy định
Tính chịu nước
Nhòe khi gặp nước
Độ lắng cặn
Không quá 2mm2
Thời gian khô
Không quá 30 giây





- Mực chảy dễ dàng từ ngòi bút, mực viết trơn, khi viết chữ không bị nhòe, không bị thấm qua mặt sau của giấy viết
- Chữ viết không mờ khi gặp ánh sáng
- Mực không gây rỉ cho ngòi bút máy
- Nếu mực bị đóng băng do nhiệt độ xuống thấp thì sau khi tan mực phải giữ được những tính chất ban đầu
- Mực để lâu ngày không bị kết tủa, không thối mốc
2. Yêu cầu sử dụng
- Không sử dụng lẫn lộn các loại mực có tên và màu sắc khác nhau
- Không đổ lẫn các loại mực với nhau
- Muốn sử dụng một loại mực khác thì phải bơm hết mực cũ ra khỏi bút, rửa sạch bằng nước rồi mới lấy mực mới.
- Mực đảm bảo những yêu cầu đề ra trong thời gian 1 năm
3. Phương pháp thử:
- Mực được kiểm tra theo từng lô hàng.
- Từ mỗi lô hàng lấy ra 5 hộp từ những vị trí khác nhau để kiểm.
Dụng cụ thử:
- ống hút ml có khắc độ.
- Bảng gỗ con nghiêng góc 45˚
- Giấy trắng không nhòe.
Tiến hành:
a. Kiểm tra độ bền màu mực:
- Cài giấy trắng trên bảng con
- Dùng ống hút 10ml nhỏ thành 3 dòng mực để kiểm tra và 3 dòng mực chuẩn trên giấy.
- Sau khi mực khô, so sánh màu sắc giữa 2 loại
- Nếu là mực xanh đen thì để tiếp xúc với không khí 48h rồi so sánh sự biến đen của 2 loại mực với nhau.
b. Xác đinh tính chịu nước:
- Cắt 10cm giấy nhỏ dòng ở trên ngâm vào bình chứa nước cất.
- Sau 24h vớt ra hong khô rồi đem so sánh với phần không ngâm.
c. Xác định độ lắng cặn
- Dùng ống hút 10ml mực vào 2 ống nghiệm.
- Đặt ống nghiệm vào máy li tâm ở vi trí đối xứng.
- Cho máy chạy 5 đến 10p ở tốc đọ 3000 vòng /phút.
- Đổ mực ra kiểm tra độ cặn dưới đáy ống nghiệm, so sánh với maauc chuẩn
d. Xác định tính trơn chảy đều:
- Dùng bút viết 10 dòng chữ, người viết cảm thấy thỏa mái, mực chảy đều, chữ không bị mất nét, không bị nhòe, không bị thấm qua mặt sau của giấy.
- Sau 48h lại dùng bút đó viết lần 2, khi bắt đầu viết không phải vẩy mực và chất lượng mực vẫn như lần đầu.
e. Kiểm tra độ bền ánh sáng:
- Dùng bút viết mực trên giấy để sau 48h rồi đem cắt thành 2 phần, 1 phần giữ lại để đối chứng, phần kia đem phơi nắng 2 ngày, nếu không có nắng thì dùng đèn tử ngoại dọi vào trong 48h liền sau đó đem so sánh với phần không phơi.
4. Nguyên liệu sản xuất mực
a. Nước: Là 1 dung môi quan trọng trong việc sản xuất mực. Nước thường dùng thường là nước cất không chứa các ion Mg2+và Ca2+.
b. Axit Tannic [C76H52O46]: Là loại bọt màu nâu nhạt, vị chát, dễ tan trong nước, dễ hút ẩm vón cục. Là loại hóa chất dễ bị mốc và kết tủa nếu nước có độ cứng lớn. Axit Tannic kết hợp với muối sắt tạo thành Tannat có màu đen. Do đó tỷ lệ pha chế nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định và màu sắc mực.
c. Sunfat Sắt [FeSO4.7H2O] : Là chất rắn màu xanh nhạt, tan trong nước dễ bị OXH trong không khí biến thành màu vàng.
d. Axit sunfuric [H2SO4]: Là chất lỏng sánh màu hơi vàng, có tính ăn mòn và hút nước lớn, phải để trong lọ thủy tinh kín.Đây là loại hóa chất dễ gây bỏng, làm cháy quần áo, cần đảm bảo an toàn khi sử dụng. Nó có tác dụng làm cho mực ổn định, chống khả năng kêt tủa.
e. Axit Gallic [C7H6O5.H2O]: Là tinh thể màu trắng bạc, độ hòa tan phụ thuộc vào nhiệt độ [hòa tan hoàn toàn ở 80˚C]. Người ta dùng axit Gallic để hỗ trợ cho axit Tannic vì tính biến đen và độ bền vững của nó.
f. Focmanin [HCHO] : Là dịch thể lỏng trong suốt, dễ bay hơi, kích thích gây chảy nước mắt, độc, để lâu thường có màu trắng ở trạng thái kết tủa sệt hoặc vàng chìm xuống sinh ra vẩn đục. Cần đựng trong lọ kín. Nó có tác dụng chống thối, chống nấm mốc trong mực.
g. Glyxerin [C3H8O3]: Là chất lỏng không màu dạng sệt, hút nước mạnh. Trong mực có tác dụng làm tăng độ trơn chảy .
h. Nekal BX: là loại tinh thể màu vàng nhẹ, dễ hút ẩm, dễ tan, phân tán và thẩm thấu mạnh.
i. Phẩm màu: là nguyên liệu sinh màu, tan trong nước.
j. Dầu thơm: dùng trong mực có tác dụng làm thơm. Là loại dịch thể chế biến từ các loài hoa, khó tan trong nước, dễ tan trong cồn.
k. Axit tartic: lag loại tinh thể bột màu trắng dễ tan trong nước, trong mực có tác dụng làm ổn định mực.
l. Phenol : là dạng tinh thể hình kim màu trắng hoặc hơi vàng, có mùi hắc, tan trong nước.
m. Gôm arabic: là một chất nhựa do loại cây tiết ra màu vàng nhạt hoặc hơi nâu. Trong mực có tác dụng làm thon gọn nét viết.
n. Oxit Asenic:là dạng bột màu trắng xám, không mùi, ra ngoài không khí bị biến chất, gia nhiệt thì thăng hoa, hòa tan trong glyxerin, kiềm, axit. Là một chất độc, trong mực có tác dụng giảm tốc độ OXH làm cho mực ổn định
Quy trình thao tác
1. Pha chế mực xanh đen
Yêu cầu kỹ thuật:
- Pha chế đúng công thức, sai số cho phép củ mỗi thành phần hóa chất là ±5g
- Khi pha chế phải theo đúng trình tự quy trình trong công thức.
- Lượng mực pha chế phải đảm bảo đúng dung tích đã xác địnhvà thống nhất cho mỗi bể.
Trình tự thao tác:
- Kiểm tra cân xem có thăng bằng hay không.
- Axit Tannic + axit Gallic hòa tan bằng nước sôi.
- Sắt sunfat + axit sunfuric hòa tan bằng nước sôi.
- Glyxerin hòa tan băng nước sôi.
- Hỗn hợp glyxerin [200g] +AS2O3 [50g] khuấy tân đun sôi 15p đến trong.
- Keo Ả rập đã ngâm nước sôi thành dịch từ hôm trước + Phenol hòa tan bằng nước sôi.
- Focmanin hòa tan bằng nước sôi.
- Phẩm xanh hòa tan bằng nước lạnh từ hôm trước.
- Ancol etylic, dầu thơm hòa tan.
- Trước khi cho vào thùng hỗn hợp những nguyên liệu trên phải qua lọc bằng vải phin.
- Khuấy từ 15 đến 20 phút sau đó đậy nắp lại
Những quy định và yêu cầu công nghệ :
- Các nguyên liệu tạo màu phải ngâm bằng nước lạnh từ ngày hôm trước.
- Keo Ả rập là chất khó tan phải đập vụn và ngâm nước sôi từ hôm trước, trước khi pha chế phải cho vòi hơi nóng xục cho tan hết.
- Hỗn hợp glyxerin + AS2O3 khuấy kỹ đun sôi 15 phút để dùng dần.
- Mực pha chế phải là nước máy hoặc nước cất.
- Thùng đựng để pha chế phải cho 1/3 nước trước khi cho hóa chất vào hỗn hợp.
2.Xuống mực và khống chế độ cặn :
Yêu cầu kỹ thuật :
- Chu kỳ lắng đọng mực Cửu Long xanh đen phải đảm bảo 10 ngày. Đối với mực đỏ phải tối thiểu là 7 ngày.
- Lọ vào mực phải đảm bảo khô và kiểm tra loại bỏ ngững lọ sai quy cách.
- Dung tích mực đảm bảo 60ml.
Thiết bị :
- Giỏ lọc bằng mây hoặc inox.
- Túi lọc bằng vải phin hoặc túi lụa.
- Giấy lọc Trung quốc.
- Thùng chứa mực có vòi để lắp ống cao su.
- Dây dẫn cao su.
- Khay khô dùng để đựng lọ.
Trình tự thao tác :
- Rỏ lọc phải được boc 1 lần giấy lọc và 2 lần túi lọc.
- Dẫn mực vào thùng chưa xuống mực.
- Kiểm tra và loại bỏ những lọ sai quy cách và lọ bẩn.
- Vào mực
Quy định và yêu cầu công nghệ :
- Trong mực vì có nhiều cặn keo nên khi chuyển mực ở thùng pha vào thùng xuốn mực không được chuyển hết phải để chừa lại đaý thùng 1 lượng mực từ 20 đến 30 cm.
- Thùng chứa mực và dây dẫn phải riêng biệt chi từng loại mực khác nhau.
- Mực từ thùng hỗn hợp qua thùng chứa để xuống mực phải qua hệ thống lọc bằng rỏ lọc vải hoặc phễu.
- Mực đã vào lọ không được để quá 2 ngày.
3.Nắp lọ : Nắp đậy phải vặn hết cỡ răng, ngay ngắn không có hiện tượng lỏng cổ, lệch cổ và cao cổ.
Yêu cầu :San lại những lọ mực quá đầy để đảm bảo dung tích mực 60ml, kiểm tra loại bỏ lọ sứt miệng, méo móp.
4.Dán nhãn : Dán nhãn vào giữa thành lọ, phải ngay ngắn, không hở, không bong
Yêu cầu :Lọ mực phải lâu khô ráo turuocs khi dán nhãn để tránh dây mực bẩn.
5.Bỏ hộp :
Đây là công đoạn kiểm tra toàn bộ quá trình sản xuất xem các công đoạn truoacs đó có đảm bảo yêu cầu kỹ thuất hay không. Kiên quyết loại bỏ những lọ sai tiêu chuẩ kỹ thuật như lắp lỏng, ,lắp lệch, dán nhãn bong, dây mực, dung tích không đủ 60ml.
Quy định công nghệ :
- Lau khô những lọ mực còn ướt mực hoặc nắp đậy bẩn mực.
- Mở nắp trong các hộp con.
- Mỗi lần lấy 2 lọ mực nghiêng góc 45˚, lọ nào chảy mực thì loại bỏ.
- Họp mực tá lớn nắp phải đậy ngay ngắn tránh hiện tượng nắp lệch với đáy hộp.
- Mỗi chồng hộp mực chỉ được chồng từ 10 đến 12 hộp, tránh đổ vỡ.




Điều khó nhất trên đời là làm trang nam tử
Ý chí vững vàng, mà tình cảm mênh mang...
=== www.butmay.com ===

Video liên quan

Chủ Đề