Cách lấy gió trong xe Ford ranger

Không phải ai cũng biết khi nào thì nên bật chế độ lấy gió trong, khi nào thì lấy gió ngoài của hệ thống điều hòa trên xe ô tô.

Không ít người phàn nàn rằng khi xe di chuyển qua các nơi nặng mùi [khói, rác…] thì bên trong xe cũng nồng nặc các mùi khó chịu,nguyên nhân là do lúc này hệ thống điều hòa đang lấy gió ngoài hoặc lọc gió quá bẩn khiến mùi hôi khó chịu lọt vào xe. Chế độ lấy gió trong – ngoài được trang bị mặc định trên tất các các xe hơi hiện nay, nút chuyển chế độ có thể là cần gạt hoặc bấm nhưng đều có hình vòng chữ u mũi tên bên trong hình chiếc xe [gió trong] và hình mũi tên từ ngoài đâm xuyên qua kính trước xe [hình biểu trưng lấy gió ngoài].
Lấy gió trong hay gió ngoài linh hoạt sẽ giúp hệ thống điều hòa làm việc hiệu quả hơn và tạo cảm giác dễ chịu cho hành khách trên xe khi vận hành. Cách sử dụng hệ thống này rất đơn giản khi chỉ cần bật điều hòa [A/C] và nhấn nút [hoặc gạt] chọn chế độ gió được bố trí trên bảng táp lô xe. Quan trọng là bạn cần biết lúc nào nên lấy gió ngoài, lúc nào chọn gió trong?.

Lấy gió ngoài

Ở chế độ lấy gió ngoài, hệ thống điều hòa của xe sẽ hút không khí từ bên ngoài, qua lọc gió để giữ lại bụi bẩn rồi qua dàn lạnh [nóng] để thổi vào trong xe. Ưu điểm là sẽ tạo được sự lưu thông không khí bên trong, cung cấp nhiều oxy, tạo luồng gió tươi mát hơn khiến hành khách không bị mệt mỏi khi di chuyển quãng đường dài.

  

Tuy nhiên, nhược điểm là nếu khi xe di chuyển qua khu vực có nhiều khói bụi, mùi hôi thì người ngồi trong xe cũng sẽ ngửi thấy các mùi này [lọc gió ngoài không lọc được mùi]. Ngoài ra, do lấy gió ngoài nên chế độ làm mát [hoặc ấm] sẽ chậm hơn so với việc lấy gió bên trong xe. Để giảm tiêu hao nhiên liệu cũng như sự thay đổi đột ngột trong xe giữa trời nắng nóng, thông thường khi xe mới được khởi động và chưa bật điều hòa thì người dùng nên chọn chế độ lấy gió ngoài và hé kính để đẩy hết không khí nóng trong xe ra ngoài. Sau khi bật điều hòa thì đóng kính, chuyển sang chế độ lấy gió trong để làm lạnh nhanh hơn.

Vậy khi nào nên lấy gió ngoài? Một là khi mới khởi động xe như đã nói ở trên, hai là khi xe của bạn di chuyển ở những nơi không khí trong lành [ven biển, đường núi…] để tạo luồng không khí tươi mát trong xe. Ngoài ra, khi xe di chuyển đường xa, cứ khoảng 30-40 phút bạn nên bật chế độ lấy gió ngoài chừng 2-3 phút để cabin xe được thông thoáng đủ oxy. Trên một số dòng xe, chế độ gió ngoài là mặc định mỗi khi khởi động xe [dù trước khi tắt máy bạn đã để chế độ lấy gió trong], vì thế bạn nên lưu ý để điều chỉnh cho hợp lý.

Khi đậu xe một chỗ, nên hạn chế sử dụng chức năng lấy gió ngoài để tránh trường hợp khí CO tụ lại trong xe gây buồn ngủ dẫn đến tai nạn, thậm chí chết người.

Lấy gió trong

Khi bạn sử dụng chức năng này, hệ thống điều hòa sẽ sử dụng nguồn không khí tuần hoàn trong xe đưa qua lọc gió, qua giàn nóng/lạnh để thổi ra cửa gió làm mát cho xe. Hầu hết mọi người thường để mặc định chế độ gió này bởi nó sẽ tránh được các mùi hôi khó chịu và không khí ô nhiễm lọt vào xe. Chế độ này cũng cho khả năng làm lạnh nhanh hơn, giúp tiết kiệm nhiên liệu.

Mặc dù không khí bên ngoài có thể lọt vào xe qua các khe hở trên khắp thân xe [rất nhỏ] nên khi lấy gió trong liên tục thì lượng oxy trong cabin có thể sẽ giảm dần kéo theo tình trạng mệt mỏi trên đường xa [với xe điều hòa chỉnh tay]. Với các xe trang bị hệ thống điều hòa tự động, hệ thống này sẽ tự động chuyển sang lấy gió ngoài nếu thấy lượng oxy trong xe bị thiếu [thông qua các cảm biến đo].

Chính vì thế, bạn nên sử dụng chế độ lấy gió trong khi xe bắt đầu di chuyển để rút ngắn thời gian làm mát/ấm cho cabin. Di chuyển trong đoạn ngắn, trong đô thị, khi kẹt xe, nơi có nhiều khói bụi ô nhiễm. Khi trời mưa hoặc khí hậu ẩm cũng sử dụng chế độ lấy gió trong để hạn chế hơi nước bên ngoài vào. Xe sử dụng điều hòa cơ [chỉnh tay] thì nên thỉnh thoảng chuyển sang chế độ gió ngoài khi di chuyển đường dài để khoang cabin có đủ oxy.

Người dùng nên linh hoạt hai chế độ gió trong – gió ngoài tùy thuộc vào xe được trang bị hệ thống điều hòa tự động hay chỉnh tay, điều kiện thời tiết, môi trường ngoài. Bên cạnh đó, bạn cũng nên vệ sinh bảo dưỡng hệ thống điều hòa [tốt nhất là mỗi năm một lần], thay thế lọc gió điều hòa hợp lý [định kỳ hoặc khi thấy bẩn], vệ sinh khoang nội thất sạch sẽ…

Chọn đúng chế độ lấy gió của điều hòa ô tô có thể mang lại những khác biệt to lớn về lợi ích khi sử dụng hàng ngày.

Hầu hết các mẫu ô tô phân phối trên thị trường hiện nay đều được nhà sản xuất trang bị chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài. Tuy nhiên, không phải tài xế nào cũng biết nên lấy gió trong và lấy gió ngoài vào lúc nào là thích hợp.

Cả hai chế độ lấy gió này thuộc hệ thống điều hòa ô tô và có thể điều chỉnh thông qua các nút chức năng bố trí trên bảng táp lô. Về cơ bản, hai chế độ lấy gió này được sử dụng để lấy luồng không khí từ bên ngoài hoặc bên trong xe trước khi đi qua dàn lạnh, dàn sưởi của hệ thống điều hòa để duy trì nhiệt độ trong khoang nội thất ô tô.

Cụ thể, khi người dùng lựa chọn chế độ lấy gió ngoài, hệ thống lấy gió trên xe sẽ hút luồng không khí từ bên ngoài xe vào lọc gió. Sau đó, luồng không khí này tiếp tục được đưa qua dàn lạnh hoặc dàn sưởi của hệ thống điều hòa, để thay đổi nhiệt độ phù hợp với mức mà người dùng đã chọn trong xe. Chế độ lấy gió này sẽ tạo ra luồng không khí tươi mát, đồng thời luôn đảm bảo lượng oxy trong khoang nội xe. Tuy nhiên, khi xe lưu thông qua những khu vực nhiều khói bụi hay có mùi, nếu người dùng vẫn chọn chế độ lấy gió ngoài sẽ làm bụi bẩn, không khí ẩm hay mùi khó chịu lọt vào trong xe.

Để giảm tiêu hao nhiên liệu cũng sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi ra vào xe. Thông thường khi xe mới được khởi động và chưa bật điều hòa người dùng nên chọn chế độ lấy gió ngoài, đồng thời mở hé cửa kính. Sau khi bật điều hoà [A/C] nên đóng kính cửa, chuyển sang chế độ lấy gió trong để đạt được hiệu quả làm mát nhanh.

Còn đối với chế độ lấy gió trong, hệ thống điều hòa sẽ lấy trực tiếp luồng không khí tuần hoàn trong khoang nội thất xe để cho qua dàn lạnh, dàn sưởi nhằm thay đổi nhiệt độ. Với điều kiện thời tiết tại Việt Nam, vào những ngày nắng nóng, so với lấy gió ngoài, chế độ lấy gió trong khi được kích hoạt sẽ mang lại hiệu quả làm mát nhanh hơn. Bởi nhiệt độ trong xe luôn chênh lệch so với bên ngoài. Tuy nhiên, với các xe không được trang bị hệ thống điều hòa tự động, khi chọn chế độ gió trong và sử dụng xe trong suốt hành trình dài, sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong xe, khiến ngột ngạt khiến người ngồi trong xe mệt mỏi.

Nên nếu xe chỉ di chuyển trên những chặng đường ngắn hay khu vực thành phố, nên để ở chế độ lấy gió trong để hạn chế khói bụi trong không khí lọt vào xe. Còn khi lái xe trên những hành trình dài, với các xe dùng hệ thống điều hòa chỉnh cơ, thỉnh thoảng nên chọn các khu vực không khí trong lành, chuyển sang chế độ lấy gió ngoài để đảm bảo lượng oxy trong xe.

Với các xe sử dụng hệ thống điều hoà tự động, khi người dùng chọn chế độ lấy gió trong quá trình sử dụng nếu nhận thấy lượng oxy trong xe không đảm bảo, cảm biến sẽ tự động chuyển sang lấy gió ngoài. Vì vậy, trong một số trường hợp người dùng cũng nên lưu ý để tránh việc khói bụi, mùi bên ngoài lọt vào xe gây khó chịu cho người ngồi trong xe. Khi lái xe trong điều kiện trời mưa nên ưu tiên chế độ lấy gió trong, nhằm tránh hơi ẩm lọt vào xe gây ẩm mốc dễ làm hư hỏng hệ thống điều hòa. Bên cạnh đó, người dùng nên chú ý vệ sinh bảo dưỡng hệ thống điều hòa, thay lọc gió đúng định kỳ và vệ sinh khoang nội thất.

Có thể thấy, việc chọn chế độ lấy gió trong, lấy gió ngoài trên xe hơi, tùy thuộc vào việc xe được trang bị điều hòa chỉnh cơ hay tự động, cùng với điều kiện thời tiết, không khí bên ngoài môi trường… Người dùng nên linh hoạt lựa chọn giữa hai chế độ lấy gió, để đảm bảo tạo bầu không khí tươi mát, thông thoáng trong xe.

[Theo Dân Việt]

Chủ Đề