Cách mở máy lạnh xe chevrolet

Điều hòa được xem là trang bị tiện ích không thể thiếu giúp người lái điều chỉnh nhiệt độ trong khoang nội thất ô tô. Tuy nhiên, khi nào nên bật/tắt điều hòa để không làm ảnh hưởng xấu đến nguồn điện của xe hay điều chỉnh các mức nhiệt độ, quạt gió ra sao cho phù hợp... Đều là những kỹ năng liên quan đến việc sử dụng hệ thống điều hòa mà không phải lái xe nào cũng biết rõ.

Làm giảm nhiệt độ cabin trước khi bật điều hòa

 Trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ trong khoang nội thất ô tô thường cao hơn bên ngoài. Để giảm tải cho hệ thống làm lạnh và bảo vệ sức khỏe người dùng xe hơi.

Trước khi bật điều hòa, nên làm giảm bớt nhiệt độ trong xe, bằng cách đóng mở cửa vài lần rồi bước vào xe, hạ cửa kính cho không khí bên ngoài tràn vào khoang nội thất sau đó khởi động xe, bật quạt gió ở mức cao để thổi hết hơi nóng ra ngoài trong khoảng 3 - 5 phút. Sau khi xe vận hành khoảng vài phút, lúc này có thể đóng cửa kính, nhấn nút A/C bật điều hòa.

Đóng mở cửa vài lần để làm giảm bớt nhiệt độ bên trong xe

Cách làm này góp phần giảm tải cho hệ thống làm mát, đồng thời giúp cơ thể thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ khi bước từ bên ngoài vào trong xe.

Nên bật điều hòa sau khi đã khởi động xe

Nhiều “tài mới” có thói quen mở hệ thống điện, bật điều hòa ngay sau khi bước vào bên trong xe dù chưa khởi động xe để nhanh chóng làm mát cho khoang nội thất. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kỹ thuật ô tô, thói quen này theo thời gian sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống phát điện của xe. Bởi khi người dùng bật điều hòa trong khi xe chưa khởi động, ắc quy phải hoạt động để chạy quạt gió. Điều này nếu diễn ra thường xuyên sẽ làm giảm tuổi thọ của ắc quy.

Chỉ nên bật điều hoà sau khi đã khởi động xe

Điều chỉnh nhiệt độ, mức quạt gió phù hợp

Sau khi đã bật hệ thống điều hòa, người dùng nên từng bước điều độ làm mát phù hợp với cơ thể, đồng thời giảm dần tốc độ quạt gió. Việc thay đổi tốc độ quạt gió lúc này chỉ làm tiêu tốn điện năng chứ không ảnh hưởng nhiều đến tiêu hao nhiên liệu.

Chỉnh nhiệt độ làm mát phù hợp với cơ thể, giảm dần tốc độ quạt gió

Người dùng không nên chỉnh mức làm lạnh cao nhất ngay sau khi bật điều hòa, vì sẽ khiến dàn lạnh hoạt động quá sức. Bên cạnh đó, nếu nhiệt độ trong khoang nội thất quá chênh với bên ngoài điều hòa phải hoạt động hết công suất để đảm bảo hiệu quả làm mát. Điều này làm tiêu tốn nhiên liệu và dễ dẫn đến những hư hỏng cho hệ thống điều hòa.

Chọn chế độ lấy gió

Hệ thống điều hòa trên ô tô hiện nay thường có 2 chế độ lấy gió ngoài và lấy gió trong. Tuy nhiên, khi nào sử dụng chế độ lấy gió trong và trong những điều kiện nào nên lấy gió ngoài thì không phải lái xe nào cũng thành thạo.

Chọn chế độ lấy gió trong sau khi bật điều hòa để đảm bảo hiệu quả làm mát nhanh hơn

Theo chuyên gia kỹ thuật của Ford, người dùng nên để chế độ lấy gió trong sau khi bật nút A/C để đảm bảo hiệu quả làm mát nhanh hơn. Tuy nhiên, trong những hành trình dài, lái xe liên tục, lượng oxy trong khoang nội thất sẽ không đảm bảo có thể gây choáng, mệt mỏi cho người ngồi trong xe. Vì vậy, khi qua những khu vực có không khí trong lành, ít khói bụi người dùng nên để chế độ lấy gió ngoài để đảm bảo lượng oxy trong xe.

Bên cạnh đó, khi đi lái xe trong điều kiện trời mưa nên chuyển sang chế độ lấy gió trong để tránh việc không khí ẩm vào cabin có thể gây ẩm mốc.

Thỉnh thoảng nên chuyển sang chế độ lấy gió ngoài để đảm bảo lượng oxy trong xe

Tắt đều hòa trước khi tắt máy

Trước khi kết thúc hành trình khoảng 10 phút, người dùng nên tắt hệ thống điều hòa trên xe, mở hé các cửa kính, lấy gió ngoài để giảm dần mức chênh lệch nhiệt độ. Nên tập thói quen tắt điều hòa trước khi tắt máy, để tránh trình trạng ắc quy phải chịu tải đột ngột. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng ô tô, người dùng nên chú ý bảo dưỡng, vệ sinh hệ thống điều hòa định kỳ.

Tin liên quan

Mục lục

1. Cách vệ sinh máy lạnh ô tô?

2. Dung dịch vệ sinh dàn lạnh ô tô?

3. Giá vệ sinh máy lạnh ô tô?

Cách vệ sinh máy lạnh ô tô?

Dàn máy lạnh ô tô là nơi lưu thông giữa không khí trong và ngoài xe ô tô, tạo cảm giác thoải mái cho tài xế và hành khách trên mọi cung đường. Nếu dàn máy lạnh bị hư hỏng, khả năng lọc khí bẩn sẽ kém, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mọi người. Vì thế chủ xe cần phải vệ sinh dàn lạnh ô tô thường xuyên.

Để có thể vệ sinh dàn lạnh ô tô hiệu quả và đúng quy cách, chủ xe cần nắm rõ cấu tạo của hệ thống điều hòa này trước khi thực hiện công việc vệ sinh chúng. Dựa vào hình bên dưới, chúng ta có cấu tạo máy điều hòa ô tô như sau:

  • Dàn lạnh: Nhận trực tiếp không khí từ cabin, chuyển môi chất làm lạnh về dạng khí để chuyển xuống máy nén.
  • Dàn nóng: Giữ vai trò nén chất làm lạnh về dạng chất lỏng và tăng áp suất chúng.
  • Bộ lọc khô: Có nhiệm vụ hút sạch chất ẩm có trong môi chất [hay còn gọi là chất sinh hàn] khi chúng được đẩy ra khỏi dàn nóng.
  • Máy nén: Với khả năng hoạt động như một máy bơm chuyên dụng, máy nén giúp tuần hoàn môi chất trong hệ thống làm lạnh. Đồng thời hỗ trợ chuyển môi chất từ dạng khí về dạng lỏng và tăng áp suất môi chất để đưa vào dàn nóng.

Van tiết lưu hay còn gọi là van giảm áp hoặc ống giảm áp với máy lạnh dùng bình gas: Giúp giảm áp suất của môi chất, từ đó tạo ra hơi mát để thổi ra ngoài.

Trong trường hợp, chủ xe không đủ thiết bị chuyên dụng tại nhà thì có thể tự vệ sinh dàn lạnh ô tô theo trình tự các bước như sau:

Bước 1: Vệ sinh lọc gió điều hòa ô tô

Cách vệ sinh lọc gió điều hòa ô tô khá đơn giản, chủ xe chỉ cần làm sạch lọc gió bằng dung dịch vệ sinh dàn lạnh oto chuyên dụng hoặc thay mới nếu lọc gió bị hư hỏng hoặc bám đầy bụi bẩn. Thông thường, lọc gió thường được lắp đặt ở các cửa chắn gió hoặc trong hộp đựng găng tay bên hàng ghế phụ phía trước [đối với các dòng xe du lịch].

Có ba lưu ý khi thực hiện công đoạn này là:

  • Chủ xe nên vệ sinh lọc gió điều hòa ô tô bằng nước ướt để tránh bụi bay bám bẩn lên trong nội thất xe
  • Trước khi phun xịt dung dịch vệ sinh dàn lạnh ô tô vào máy lạnh trong nội thất xe, chủ xe nên mở quạt ở chế độ sưởi với công suất tối đa khoảng 10 phút.
  • Cuối mỗi giai đoạn vệ sinh, chủ xe hãy tiếp tục mở máy sưởi ở công suất tối đa khoảng 15 phút và mở hết các cửa sổ để xe thông thoáng, khô ráo nhanh chóng trở lại.

Bước 2: Vệ sinh máy lạnh xe hơi

Cách vệ sinh máy lạnh ô tô được thực hiện như sau:

  • Vệ sinh dàn nóng[hay còn gọi là bình ngưng]:Khi vệ sinh bộ phận này, chủ xe chỉ cần làm sạch bụi bẩn hoặc tạp chất lẫn trong đó và nhớ kiểm tra cả nước làm mát để đảm bảo dàn nóng luôn đủ nước để hạ nhiệt khi hoạt động.
  • Vệ sinh máy nén:Với máy nén, chủ xe phải kiểm tra dầu bôi trơn đồng thời quan sát, đánh giá độ mài mòn ở các đầu van, đầu bít. Nếu chủ xe không thể thay thế và sửa chữa tại nhà bất kỳ bộ phần nào của dàn lạnh thì hãy đưa xe đến trung tâm sửa chữa để được thợ chăm sóc và thay thế đúng kỹ thuật, an toàn hơn.
  • Vệ sinh dàn lạnh ô tô: chủ xe chỉ cần xịt nước để làm sạch các nang nhỏ và khe rãnh của dàn lạnh là hoàn thành công việc này.

Dung dịch vệ sinh dàn lạnh ô tô?

Hiện nay, trên thị trường cung cấp đa dạng các loại dung dịch vệ sinh dàn lạnh ô tô, trong đó, dung dịch vệ sinh dàn lạnh ô tô 3M - Air Conditioner Cleaner Foam là sản phẩm được ưa chuộng nhất, cũng như được các trung tâm chăm sóc, bảo dưỡng xe ô tô sử dụng trong việc vệ sinh dàn lạnh ô tô cho khách hàng.

Thông tin sản phẩm dung dịch vệ sinh dàn lạnh 3M

  • Dung tích: 250ml/chai
  • Xuất xứ: Ấn Độ
  • Công dụng: Giúp làm sạch và khử mùi hệ thống máy điều hòa ô tô, hay dàn lạnh gia đình, công nghiệp.
  • Giá dung dịch vệ sinh điều hòa ô tô 3M là 165.000 đồng.

Cách sử dụng dung dịch vệ sinh dàn lạnh 3M

  • Bước 1: Lắc đều dung dịch vệ sinh dàn lạnh ô tô dạng chai xịt trước khi sử dụng.
  • Bước 2:Lần lượt cho đường ống vào dàn lạnh và các đường cung cấp khí trên ô tô.
  • Bước 3:Tiến hành bơm dung dịch cho đến khi dung dịch tràn ra khỏi đường ống.
  • Bước 4: Đợi 10 phút cho dung dịch thẩm thấu và hoà tan chất bẩn sau đó mở máy lạnh từ 3 phút đến 5 phút để xả nước bẩn ra ngoài thường thoát.

Giá vệ sinh máy lạnh ô tô?

Các chuyên gia trong ngành khuyến nghị mọi người cần thực hiện công việc vệ sinh dàn lạnh ô tô sau khi đi được 30.000 km đầu tiên, và tiếp tục sau mỗi 20.000 km [1 lần/năm] để duy trì không khí trong lành cho xe, đảm bảo an toàn sức khỏe cho mọi người khi vận hành.

Để thuận tiện và an toàn trong việc vệ sinh dàn lạnh ô tô, chủ xe có thể đưa xe đến các trung tâm sửa chữa hoặc gara tư nhân để được các kỹ thuật viên chuyên môn thực hiện công việc này.

Giá vệ sinh máy lạnh ô tô thông thường có giá giao động từ 1.200.000 đến 4.200.000 tùy thuộc vào số km khách hàng đã đi cũng như hạng mục sửa chữa, thay thế, cấu tạo dàn lạnh theo từng dòng xe khác nhau. Chẳng hạn như xe ô tô cũ hoặc ô tô mới như Sedan, Hatchback 4 chỗ, 5 chỗ ngồi sẽ khác với xe SUV, MPV 7 chỗ ngồi.

Nhìn chung, việc vệ sinh dàn lạnh ô tô khá đơn giản nhưng cũng có thể trở nên khó khăn đối với những vị chủ xe chưa thành thành các bước vệ sinh này. Vì thế, tùy vào khả năng cá nhân mà chủ xe có sự chọn lựa nên tự vệ sinh bộ phận này tại gia hay đến các trung tâm bảo dưỡng.

Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

Carmudi Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề