Cách sử dụng biến trở con chạy

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi: Nêu cấu tạo và hoạt động của biến trở.

Trả lời:

Biến trở có các bộ phận chính như hình, gồm con chạy và cuộn dây dẫn làm bằng hợp kim có điện trở suất lớn [nikelin hoặc nicrom], được quấn đều đặn dọc theo một lõi cách điện [thường làm bằng sứ].

Hoạt động của biến trở:

Mắc hai đầu A và N của biến trở vào mạch điện, dịch chuyển cho con chạy từ N đến M để thay đổi giá trị điện trở của con chạy.

Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Vật Lí lớp 9 hay và chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Biến trở con chạy, lắp ghép mạch điện thực hành vật lý

+ Công dụng:

 - Dùng trong các thí nghiệm dạy học môn vật lý, bài thực hạnh phần dòng điện 1 chiều lớp 9 hay lớp 11.

- Là điện trở R có giá trị thay đổi được, dùng trong mạch điện nghiên cứu sự phụ thuộc của dòng điện vào điện trở của mạch điện.

+ Mô tả:

- Cấu tạo của nó gồm một dây dẫn có tổng trở R chiều dài l được cuốn với mật độ số vòng dây là như nhau. Số vòng dây gắn với mạch điện hoạt động được thay đổi khi di chuyển con chạy có đầu tiếp xúc với cuộn dây điện trở R, từ đó thay đổi giá trị của điện trở R.

- Gồm cuộn dây có chiều dài l được cuộn đều quanh trục.

- Con chạy dễ dàng dịch chuyển có đầu tiếp xúc với cuộn dây

- Lỗ cắm ghép điện trở vào mạch điện, 1 đầu nối với con chạy nối ra mạch điện, 1 đầu nối với mạch điện

- Tình trạng: Hàng có sẵn trong kho.

- Xuất xứ: Trung Quốc

Mua dụng cụ thí nghiệm thủy tinh giá rẻ ở đâu tại Hà Nội?

            Chúng tôi cung cấp các sản phẩm dụng cụ phòng thí nghiệm, hóa chất thí nghiệm giá tốt, giao hàng nhanh và đảm bảo. VIETVALUE cung cấp đầy đủ các loại sản phẩm đồ dùng thí nghiệm, dụng cụ thủy tinh, hóa chất phòng thí nghiệm, với kinh nghiệm nhiều năm chúng tôi sẽ mang đến cho bạn sản phẩm có chất lượng và giá thành tốt.

Công ty Cổ Phần Đầu tư và phát triển Giáo Dục Đào Tạo VIETVALUE  với nhiều năm kinh nghiệm nhập khẩu và phân phối dụng cụ thí nghiệm, bình thí nghiệm , dụng cụ tiêu hao, cốc thí nghiệm, ống thủy tinh thí nghiệm… – dòng xuất xứ Đức, Nhật, Anh, Trung Quốc…

VIETVALUE luôn cam kết với khách hàng về chất lượng , giá thành và dịch vụ bán hàng uy tín. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp nhiều mặt hàng vật tư tiêu hao và nồi hấp tiệt trùng khác trong phòng thí nghiệm như: Dụng cụ nhựa thí nghiệm – Ca nhựa, Ống đong nhựa, Ống ly tâm, Đầu côn, Giá treo dụng cụ,

Mọi thông tin liên hệ VIETVALUE

Vật lý 9 bài 10 lý thuyết Biến trở – Điện trở dùng trong kĩ thuật giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về biến trở và các loại biến trở thường dùng. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Vật lí 9 chương I trang 29, 30.

==>> C6 trang 29 sgk vật lý 9 câu hỏi hay nhất được trả lời theo cách tốt nhất

Việc giải bài tập Vật lí 9 bài 10 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây cùng Mobitool nhé.

– Biến trở là điện trở có thể thay đổi được trị số và có thể sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

– Cấu tạo gồm hai bộ phận chính:

+ Con chạy hoặc tay quay

+ Cuộn dây bằng hợp kim có điện trở suất lớn

– Kí hiệu

– Hoạt động: Khi di chuyển con chạy [hoặc tay quay] thì sẽ làm thay đổi chiều dài của cuộn dây có dòng điện chạy qua ⇒ làm thay đổi điện trở của biến trở.

Có nhiều cách phân loại biến trở:

– Phân loại biến trở theo chất liệu cấu tạo:

+ Biến trở dây quấn [B, C]

+ Biến trở than [A]

– Phân loại biến trở theo bộ phận điều chỉnh:

+ Biến trở con chạy [B]

+ Biến trở tay quay [A, C]

a] Cấu tạo của biến trở vật lý 9

Các điện trở được chế tạo bằng một lớp than hay lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lõi cách điện [thường bằng sứ].

b] Nhận dạng cách ghi trị số điện trở

– Cách 1: Trị số được ghi trên điện trở

– Cách 2: Trị số được thể hiện bằng các vòng màu sơn trên điện trở

Cách tính toán giá trị điện trở:

+ Đối với điện trở 4 vạch màu:

  • Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ ba: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ 4: Chỉ giá trị sai số của điện trở

+ Đối với điện trở 5 vạch màu:

  • Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng trăm trong giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ ba: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ 4: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ 5: Chỉ giá trị sai số của điện trở

Bộ phận chính của các biến trở trên các hình 10.1a,b gồm con chạy [hoặc tay quay] C và cuộn dây dẫn bằng hợp kim có điện trở suất lớn [nikêlin hay nicrom], được quấn đều đặn dọc theo một lỏi bằng sứ. Nếu mắc hai đầu A, B của cuộn dây này nối tiếp vào mạch điện thì khi dịch chuyển con chạy C, biến trở có tác dụng thay đổi điện trở không? Vì sao?

Gợi ý đáp án

Trong trường hợp trên, đầu ra của con chạy C không sẽ không còn được kết nối với nguồn điện nên nếu dịch chuyển con chạy C thì dòng điện vẫn chạy qua toàn bộ cuộn dây của biến trở. Khi đó con chạy sẽ không có tác dụng làm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua, vì vậy biến trở không có tác dụng thay đổi điện trở tham gia vào mạch điện nữa.

Biến trở được mắc nốì tiếp vào mạch điện, chẳng hạn với hai điểm A và N của các biến trở ở hình 10.la và b. Khi đó nếu dịch chuyển con chạy hoặc tay quay c thì điện trở của mạch có thay đổi không? Vì sao?

Gợi ý đáp án

Trong trường hợp trên, nếu dịch chuyển con chạy hoăc tay quay C thì chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua sẽ thay đổi và điện trở của biến trở cũng thay đổi theo. Vì vậy điện trở của mạch điện cũng thay đổi.

Trên hình 10.2 [SGK] vẽ các kí hiệu sơ đồ của biến trở. Hãy mô tả hoạt động của biến trở có kí hiệu sơ đồ a, b, c.

Gợi ý đáp án

Khi dịch chuyển con chạy thì sẽ làm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua và do đó làm thay đổi điện trở của biến trở.

Cụ thể nếu đầu con chạy dịch chuyển sang bên trái thì chiều dài phần điện trở tham gia vào mạch điện sẽ giảm dẫn đến điện trở của biến trở lúc này giảm theo. Nếu dịch con chạy sang bên phải thì điện trở của phần biến trở tham gia mạch điện sẽ tăng.

Vẽ sơ đồ mạch điện như hình 10.3 [SGK].

Gợi ý đáp án

Sơ đồ của mạch điện như hình 10.1.

Tìm hiểu trị số điện trở lớn nhất của biến trở được sử dụng và cường độ lớn nhất của dòng điện cho phép chạy qua biến trở đó.

+ Mắc mạch điện theo hình 10.3. Đẩy con chạy C về sát điểm N để biến trở có điện trở lớn nhất.

+ Đóng công tắc rồi dịch chuyển con chạy C để đèn sáng hơn. Tại sao?

+ Để đèn sáng mạnh nhất thì phải dịch con chạy của biến trở tới vị trí nào? Vì sao?

Gợi ý đáp án

+ Để con chạy C ở điểm N thì biến trở có giá trị điên trở lớn nhất, vì khi đó dòng điện chạy qua tất cả cuộn dây của biến trở.

+ Để đèn sáng mạnh nhất thì phải dịch con trở của biến trở đến vị trí sao cho điện trở của biến trở là nhỏ nhất [ vì biến trở mắc nối tiếp với đèn trong mạch], đó là điểm M.

Khi con chạy đặt ở điểm M thì dòng điện hầu như không chạy qua cuộn dây của biến trở, điện trở của biến trở khi ấy là nhỏ nhất.

Trong kĩ thuật, chẳng hạn trong các mạch điện của Radio, tivi… người ta cần sử dụng các điện trở có kích thước nhỏ với các trị số khác nhau, có thể tới vài trăm megavon [1MΩ = 106Ω ]. Các điện trở này được chế tạo bằng một lớp than hay lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lỏi cách điện [thường bằng sứ]. Hãy giải thích vì sao lớp than hay lớp kim loại mỏng đó lại có điện trở lớn.

Gợi ý đáp án

Các điện trở này được chế tạo bằng một lớp than hay lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lỏi cách điện [thường bằng sứ], nên khi áp điện vào hai đầu thì điện trở tham gia vào mạch sẽ có tiết diện S rất nhỏ [không được nhầm lẫn với tiết diện của lõi sứ]

Mặt khác  nên khi S rất nhỏ thì R rất lớn, có thể lên đến cỡ MΩ

Hãy nhận dạng hai cách ghi trị số các điện trở kĩ thuật nêu dưới đây.

Cách 1: Trị số được ghi trên điện trở [hình 10.4a]

Cách 2: Trị số được thể hiện bằng các vòng màu sơn điện trở [hình 10.4b và hình 2 ở bìa 3].

Gợi ý đáp án

Cách 1: Các điện trở có kích thước lớn thường được ghi trị số trực tiếp trên thân. Ví dụ như các điện trở công xuất, điện trở sứ.

Cách 2: Các điện trở có kích thước nhỏ được ghi trị số bằng các vạch màu theo một quy ước chung của thế giới [xem bảng 1 SGK. Trang 31].

Cách đọc: Điện trở thường được ký hiệu bằng 4 vòng màu, điện trở chính xác thì ký hiệu bằng 5 vòng màu

* Cách đọc trị số điện trở 4 vòng màu:

Vòng số 4 là vòng ở cuối luôn luôn có màu nhũ vàng hay nhũ bạc, đây là vòng chỉ sai số của điện trở, khi đọc trị số ta bỏ qua vòng này.

– Đối diện với vòng cuối là vòng số 1, tiếp theo đến vòng số 2, số 3

– Vòng số 1 và vòng số 2 là hàng chục và hàng đơn vị

– Vòng số 3 là bội số của cơ số 10.

– Trị số = [vòng 1][vòng 2] x 10 [mũ vòng 3]

– Có thể tính vòng số 3 là số con số không “0” thêm vào

– Màu nhũ chỉ có ở vòng sai số hoặc vòng số 3, nếu vòng số 3 là nhũ thì số mũ của cơ số 10 là số âm.

*Cách đọc trị số điện trở 5 vòng màu: [điện trở chính xác]

– Vòng số 5 là vòng cuối cùng, là vòng ghi sai số, trở 5 vòng màu thì màu sai số có nhiều màu, do đó gây khó khăn cho ta khi xác định đâu là vòng cuối cùng, tuy nhiên vòng cuối luôn có khoảng cách xa hơn một chút.

– Đối diện vòng cuối là vòng số 1

– Tương tự cách đọc trị số của trở 4 vòng màu nhưng ở đây vòng số 4 là bội số của cơ số 10, vòng số 1, số 2, số 3 lần lượt là hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị

– Trị số = [vòng 1][vòng 2][vòng 3] x 10 [mũ vòng 4]

– Có thể tính vòng số 4 là số con số không “0” thêm vào

Đọc trị số của các điện trở kĩ thuật cùng loại như hình 10.4a có trong bộ dụng cụ thí nghiệm

Gợi ý đáp án

Ví dụ đọc trị số điện trở như hình vẽ sau:

R = 45 × 102 Ω = 4,5 KΩ

Bởi vì vàng tương ứng với 4, xanh lục tương ứng với 5, và đỏ tương ứng với giá trị số mũ 2. Vòng màu cuối cho biết sai số của điện trở có thể trong phạm vi 5% ứng với màu kim loại vàng.

Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 20Ω. Dây điện trở của biến trở là dây hợp kim nicrom có tiết diện 0,5mm 2 và được quấn đều chung quanh một lỏi sứ tròn đường kính 2cm. Tính số vòng dây của biến trở này.

Gợi ý đáp án 

Ta có: Tiết diện của dây dẫn: S = 0,5 mm2 = 0,5.10-6 m2

Tra bảng 1, SGK, tr26 ta tìm được dây nicrom có điện trở suất: ρ = 1,10.10-6 Ωm

Chiều dài của dây hợp kim là:  = 20.0,5.10-6/[1,1.10-6] = 9,09m

Vì dây được quấn đều chung quanh một lỏi sứ tròn đường kính d = 2cm = 0,02m nên một vòng quấn sẽ chiếm một chiều dài bằng chu vi của lỏi: C = π.d [lấy π = 3,14]

Số vòng dây của biến trở là:

Video liên quan

Chủ Đề