Cách thanh toán tiền khi chuyển nhượng đất

Đăng ký Đăng nhập

  • Giới thiệu
  • * Công dân
    • Doanh nghiệp
    • Dịch vụ công trực tuyến
    • Dịch vụ công nổi bật
    • Tra cứu hồ sơ
    • Tòa án nhân dân
    • Câu hỏi thường gặp
  • Thanh toán trực tuyến
  • * Gửi PAKN
    • Tra cứu kết quả trả lời
  • * Tra cứu TTHC
    • Thủ tục hành chính
    • Thủ tục hành chính liên thông
    • Quyết định công bố
    • Cơ quan
  • * Điều khoản sử dụng
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Thông báo

Đăng nhập Đăng ký

Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng được thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ đi để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Nếu bên đặt cọc từ chối việc thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trên thực tế, đặt cọc là hợp đồng dân sự nên pháp luật không quy định về mức tiền đặt cọc, mức này đều do các bên thỏa thuận. Nếu muốn nhận chuyển nhượng, bạn hãy đặt cọc nhiều. Vì đặt cọc nhiều sẽ tăng tính bảo đảm. Nói cách khác, đặt cọc nhiều mà bên nhận đặt cọc từ chối chuyển nhượng thì sẽ bị phạt cọc nhiều.

Quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Trên thực tế, để chuyển nhượng nhà đất theo đúng quy định của pháp luật phải thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1: Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng.

Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính [thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ].

Lưu ý: Dù được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ nhưng vẫn phải khai để Nhà nước quản lý.

Bước 3: Đăng ký biến động tại cơ quan đăng ký đất đai.

Đăng ký vào sổ địa chính, chuyển nhượng mới có hiệu lực

Theo đó, việc chuyển nhượng chỉ có hiệu lực khi đăng ký vào sổ địa chính. Nói cách khác, việc chuyển nhượng chỉ kết thúc khi có Giấy chứng nhận mới đứng tên mình hoặc có Giấy chứng nhận của chủ cũ nhưng tại trang 3, 4 có ghi thông tin chuyển nhượng.

Để bảo đảm an toàn khi trả tiền có thể chia thành nhiều đợt khác nhau nhưng tối thiểu cần 2 đợt như sau:

Đợt 1: Thanh toán khi công chứng hoặc chứng thực hợp đồng.

Đợt 2: Thanh toán sau khi đăng ký vào sổ địa chính hoặc nộp hồ sơ đăng ký biến động. Nhưng để bảo đảm an toàn nhất cho bên nhận chuyển nhượng thì nên thanh toán sau khi sang tên xong.

Thanh toán khi mua nhà là khoản tiền rất lớn nên chắc hẳn nhiều người đang lo lắng không biết thanh toán bằng cách nào và làm như thế nào để đảm bảo cho những đồng tiền xương máu của mình vào đúng mục đích.

Hiện nay có rất nhiều cách thức thanh toán như thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán qua tài khoản ngân hàng, thanh toán bằng ngoại tệ… Nên tùy thuộc vào điều kiện chung của bên bán và bên mua mà sẽ thỏa thuận, thống nhất hình thức thanh toán. Tuy nhiên, điều này cũng là nỗi băn khoăn của cả người bán và người mua. Người bán thì lo lắng không nhận được tiền đúng hợp đồng, người mua lại lo lắng người bán cầm tiền rồi cao chạy xa bay hoặc căn nhà có vấn đề tranh chấp không thể ở được. Chính vì vậy cần phải tìm hiểu cách thức thanh toán an toàn khi mua nhà.

Một vài lưu ý đảm bảo mua nhà “sạch”?

Tránh trường hợp “tiền mất tật mang” khách hàng nên tìm hiểu thật kỹ căn nhà trước khi quyết định mua. Thị trường bất động sản ngày càng trở nên nhộn nhịp, nhu cầu mua nhà cao, người bán cũng ngày càng nhiều. Lợi dụng tình trạng đó nhiều kẻ xấu đã đưa ra những chiêu bài lật lọng nhằm chuộc lợi bằng cách bán những căn nhà không hợp pháp.

Để đảm bảo có thể mua nhà thực khách hàng nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định tiến hành làm hợp đồng mua bán. Trong trường hợp căn nhà nằm trong diện giải tỏa, tranh chấp, tài sản thừa kế… thì không nên mua để tránh rắc rối.

Trước khi quyết định giao tiền, ký hợp đồng mua bán hãy tìm hiểu thông tin về căn nhà

Đặt cọc tiền mua nhà

Sau khi đã lựa chọn được căn nhà ưng ý, thỏa thuận giá thành công người mua nhà sẽ đặt cọc một khoản tiền nhất định nhằm tạo niềm tin với người bán, đồng thời giữ chỗ để tiến hàng các thủ tục tiếp theo.

Việc đặt cọc nên được tiến hành tại phòng công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường để được đóng dấu xác nhận giao dịch. Trong trường hợp hai bên thực sự tin tưởng nhau cũng có thể thỏa thuận thanh toán bằng giấy viết tay. Tuy nhiên để đảm bảo tính pháp lý và tránh những rắc rối về sau thì lựa chọn hình thức đặt cọc có sự xác nhận của phường vẫn là giải pháp tối ưu. Tiền đặt cọc sẽ do hai bên thỏa thuận, thường khoảng 10% giá trị căn nhà.

Thanh toán tiền mua nhà khi ký hợp đồng công chứng

Sau thời gian đặt cọc tiền mua nhà, hai bên sẽ thống nhất thời gian giao tiền ký hợp đồng công chúng. Thường việc này sẽ cần thời gian để người mua nhà có thời gian chuẩn bị tiền. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn mà người mua nhà có nhiều nguy cơ dính bẫy nhất bởi số tiền bàn giao khá lớn. Hơn nữa nhiều người còn chưa có kinh nghiệm mua nhà, chưa tìm hiểu kỹ thủ tục pháp lý, dễ rơi vào bẫy nếu bên bán thực sự có những “chiêu trò”.

Một lưu ý nhỏ là người mua nhà không nên thanh toán quá 95% giá trị căn hộ, bởi sau khi ký hợp đồng hai bên sẽ tiến hành làm thủ tục đăng bộ và khai thuế. Nếu người mua thanh toán hết cho chủ nhà có thể rơi vào tình trạng chủ nhà trốn thuế. Khi tiến hành khai thuế, bên bán sẽ phải đóng 2% giá trị nhà, bên mua phải đóng lệ phí trước bạ là 0,5 % giá trị căn nhà.

Ký kết hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi cả bên mua và bên bán

Ngay khi hợp đồng mua bán nhà được hai bên ký kết, được công chứng của cơ quan thẩm quyền có nghĩa là cả 2 hai bên có trách nhiệm thực hiện đúng hợp đồng cả về thời gian thanh toán và bàn giao nhà. Tuy nhiên lúc này quyền sử dụng căn nhà vẫn chưa được chuyển từ bên bán sang bên mua. Để hợp pháp hóa quyền sử dụng căn nhà cần phải tiến hành làm hợp đồng chuyển nhượng, sang tên. Hợp đồng này bắt buộc phải công chứng theo quy định tại điểm a khoản 3 điều 167 Luật đất đai 2013, khoản 3 điều 93 Luật Nhà ở năm 2005, điều 450 Bộ luật dân sự 2005.

Theo đó, một trong hai bên theo thỏa thuận trong hợp đồng sẽ nộp hồ sơ tại văn phòng đăng kí đất đai hoặc phòng tài nguyên môi trường làm thủ tục sang tên chuyển nhượng. Mọi vấn đề liên qun đến thủ tục sang nhượng quyền sử dụng sẽ được chúng tôi cập nhật ở bài viết quy trình mua bán nhà đất có sổ đỏ.

Thanh toán sau khi khai thuế và nhận phiếu hẹn lấy sổ chứng nhận quyền sử dụng

Sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế, hai bên sẽ đến ủy ban nhân dân quận, huyện để tiến hành đăng bộ hồ sơ nhà đất. Tại đây bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra giấy tờ, hoàn thiện hồ sơ và đưa phiếu hẹn nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Lúc này bên mua có thể thanh toán hoàn toàn chi phí còn thiếu cho bên bán và chờ đợi đến hẹn nhận giấy chứng nhận nhà đất, giao dịch thành công.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đât là cơ sở pháp lý quan trọng xác định quyền sở hữu người mua nhà

Thủ tục thanh toán nhà đất trong quá trình mua bán đòi hỏi người đi mua nhà phải thực sự cẩn trọng, do đó hãy trang bị những kiến thức nhà đất cơ bản, luật sở hữu nhà đất… để đảm bảo các giao dịch an toàn, hiệu quả. Trên đây là một vài chia sẻ về cách thức thanh toán an toàn khi mua nhà kính mời quý độc giả tham khảo và góp ý.

Chủ Đề